Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Sunday, December 26, 2010

THÔNG TIN VÀ ĐỘNG CƠ: Nền Kinh Tế của những củ cà rốt và cây gậy (phần 6)

Giả sử rằng khả năng của mỗi cá nhân có liên quan chặt chẽ đến khả năng trong tương lai. Hãy xem xét một mô hình trong đó mức lương của mỗi người đều như nhau trong suốt quãng thời gian làm việc. Một số hệ thống thuế khuyến khích cạnh tranh áp dụng cho thu nhập năm đầu tiên. Mọi người quyết định mức độ nặng nhọc của lao động, và làm công việc gì: một số người đạt được mức thu nhập cao, và số khác có thu nhập thấp. Nếu như theo lý thuyết, những người có mức tiền lương cao sẽ chọn mức thu nhập cao. Năm tiếp theo, chính phủ biết được mức thu nhập của những người đó trong năm vừa qua, và do đó có thể suy ra mức lương của họ. Lúc đó, chính phủ có thể đánh thuế trên cơ sở mức lương hơn là thu nhập, điều đó cũng có thể nói rằng dựa trên đặc điểm của người tiêu dùng. Chúng ta không cần phải lo lắng về sự khuyến khích, đặc biệt là trong giai đoạn hiện tại. Thuế có thể được xác định một cách độc lập so với thu nhập thực tế, và chỉ có liên quan đến mức lương (đã quan sát trên cơ sở hoạt động của kỳ trước). Tại điểm biên, sự khuyến khích là tối ưu. Trên thực tế, những khoản thuế liên quan đến mức lương tạo thành tổng mức thuế, và nó có thể cao đối với người có thu nhập cao, và thấp, thậm chí âm đối với người có thu nhập thấp. Và thực tế đã chứng minh rằng đây là một mô hình hợp lý, người có thu nhập thấp sẽ có thuận lợi hơn người có thu nhập cao.
Nếu điều đó xảy ra trong năm thứ hai, những người ở trong năm đầu tiên sẽ có thể quyết định họ sẽ kiếm tiền không đủ để bị cho là có mức lương cao. Họ có thể chọn mức thu nhập giống nhau. Năm thứ hai, chính phủ không thể xác định được các mức lương, và mọi thứ sụp đổ. Hy vọng cho một sự tối ưu đã mô tả không phải là một hệ cân bằng. Có một hệ cân bằng mà trong đó không ai làm gì cả, nhưng điều đó hoàn toàn không thoả mãn. Vấn đề là trong năm thứ hai, chính phủ sẽ trở nên cực đoan nếu hành động như đã mô tả. Có thể dự đoán được rằng ứng xử cực đoan đó của chính phủ sẽ dẫn đến rắc rối. Cái mà chúng ta có là một tình huống đặc biệt tồi tệ của sự không phù hợp tạm thời. Nếu chính phủ có thể tự cam kết trước rằng sẽ áp dụng cho những nhóm đó trong tất cả các năm trong tương lai, chúng ta có thể quay lại hệ cân bằng tốt thứ nhì đã mô tả như trong hệ thống thuế tối ưu. Có thể sự việc sẽ xảy ra tốt hơn thế. Vấn đề là chính phủ không hề, ở một mức độ đáng kể, tự cam kết về tỷ suất thuế trong tương lai, và thực tế không dễ dàng làm như vậy; và do đó vấn đê đã nói không phát sinh. Bằng cách chấp nhận một điều cho rằng những người sinh ra ở các thời điểm khác nhau đều chịu một hệ thống thuế như nhau, chính phủ cần có một đảm bảo, ở một mức chi phí để từ bỏ những cơ sở mong muốn đối với sự phân biệt thuế.
Có thể mọi người sẽ không nói rõ ra. Giống như một người bắt đầu suy nghĩ làm thế nào để đi lại, chúng ta sẽ đưa mình vào nhiều rắc rối khi suy nghĩ. Chúng ta gặp cùng một vấn đề mà Kydland và Prescott (1977) đã xác định trong chính sách kinh tế vĩ mô. Trong chính sách kinh tế vĩ mô, chúng ta không coi nó là nghiêm túc. Có một rắc rối không rõ ràng ở đây, có lẽ là trong vấn đề hệ thống thuế đối với tài sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Armstrong, C.M. (1996) Định giá phi tuyến đa sản phẩm, Kinh tế toán, 64,51-76.
Arrow, K.J. (1963) Sự không chắc chắn và kinh tế học phúc lợi của chăm sóc y tế. Tạp chí kinh tế Hoa Kỳ, 53, 941-69.
Atkinson, A.B. và Stiglitz, J.E. (1976) mô hình của cấu trúc thuế: hệ thống thuế trực tiếp chống lại hệ thống thuế gián tiếp, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng, 6, 55-57.
Baron, D và Myerson, R. (1982) điều chỉnh một nhà độc tài với chi phí chưa biết. Kinh tế toán học, 50, 911-30.
Boiteux, M. (1956) Kinh tế toán học
Christiansen, V. (1981) đánh giá các dự án công cộng trong hệ thống thuế tối ưu, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 48, 447-457.
Diamond, P.A. và Mirrless, J.A. (1971) Hệ thống thuế tối ưu và sản xuất công cộng I và II, Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ, 61, 8-27 & 261-278.
Diamond, P.A. và Mirrless, J.A. (1977) Một mô hình của chế độ bảo hiểm xã hội cho hưu trí, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng, 10, 295-336.
Graaff, J. de V. (1957) Lý thuyết Kinh tế học Phúc lợi, Nhà xuất bản Đại học Cambridge.
Holmström, B. và Milgrom, P.R. (1977) Sự tổng hợp và tuyến tính trong quy định của khuyến khích tạm thời, Kinh tế toán học, 55, 303-328.
Kolm, S. C., (1971), Lý thuyết về sự hạn chế của giá trị và ứng dụng của nó, Paris: C.N.R.S. Dunod.
Kydland, F.E. và Prescott E.C. (1977) Quản lý còn hơn là thả nổi: sự không phù hợp của kế hoạch tối ưu, Tạp chí kinh tế chính trị, 85 (3).
Laffont, J-J, và Tirole, J. Lý thuyết về Sự khuyến khích trong Mua sắm và Quy chế. Cambridge Mass.: M.I.T .
Little, I.M.D. (1950) Phê phán về Kinh tế học Phúc lợi, Oxford: Nhà xuất bản Clarendon.
Maskin, E (1985) Lý thuyết của việc thực hiện trong cân bằng Nash, Hurwicz, Schmeidler và Sonnenschein (nhiều tác giả). Những mục tiêu xã hội và tổ chức xã hội, Nhà xuất bản Đại học Cambridge.
Mirrlees, J.A (1971), Tìm hiểu về lý thuyết của hệ thống thuế thu nhập tối ưu. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 38, 175-208.
Mirrlees, J.A (1974) Những lưu ý về kinh tế học phúc lợi, thông tin và sự không chắc chắn. trong M. Balch, D. McFadden và S. Wu (nhiều tác giả), Tiểu luận về Cư xử Cân bằng trong Sự không chắc chắn, Amsterdam: Bắc Hà Lan.
Mirrlees, J.A (1975) Lý thuyết của rủi ro đạo đức và cư xử không nhìn thấy được, Đại học, Nuffield, Oxford. Tạp chí nghiên cứu kinh tế.
Mirrlees, J.A (1976) Cấu trúc tối ưu của sự khuyến khích và quyền lực trong một tổ chức, Tạp chí Kinh tế Bell, 7, 105-31.
Mirrlees, J.A (1986) Lý thuyết của hệ thống thuế tối ưu. Trong K.J Arrow và M.D Intriligator (nhiều tác giả), Cẩm nang kinh tế toán học, Tập III, Amsterdam: Bắc Hà Lan
Mirrlees, J.A (1995) Kinh tế học phúc lợi và quy mô của nền kinh tế. Tạp chí Kinh tế Nhật Bản, số. 46, 38-62.
Pauly, M. (1985) Nền kinh tế của rủi ro đạo đức: Bình luận. Tạp chí Kinh tế Hoa Kỳ, 58, 531-6.
Phelps, E.S. (1973) Hệ thống thuế của mức lương để bình đẳng kinh tế. Tạp chí Kinh tế hàng quý, 87, 331-354.
Piketty, T. (1993) Việc thực hiện sự phân bổ bậc nhất thông qua biểu thuế được tạo ra, Tạp chí Lý thuyết Kinh tế học, 61, 23-41.
Ramsey, F.P. (1927) Một đóng góp cho hệ thống thuế. tạp chí kinh tế, 37, 47-61.
Rogerson, W. (1985) Phương pháp hàng đầu cho vấn đề người uỷ thác-người đại lý. Kinh tế toán học, 53, 1357-1368.
Sadka, E. (1976) Về phân phối thu nhập, những hiệu ứng khuyến khích và hệ thống thuế thu nhập tối ưu. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 43, 261-268.
Spence, M. (1973) Tín hiệu của thị trường lao động. Tạp chí Kinh tế hàng quý, 87, 355-374.
Tuomala, M. (1990) Thuế Thu nhập Tối ưu và Sự phân phối lại, Oxford: Nhà xuất bản Clarendon.
Varian, H.R. (1980) Phân phối lại thuế như là bảo hiểm xã hội, Tạp chí Kinh tế Cộng đồng, 14, 49-68.
Vickrey, W.S. (1954) Xác định thoả dụng biên bằng những phản ứng đối với rủi ro. Kinh tế toán học, 13, 319-333.
Wilson, R. (1993) Định giá Phi tuyến, Nhà xuất bản Đại học Oxford.

[1] Có rất nhiều cách để mở rộng tỷ lệ, được thảo luận trong Tập Mirrlees (1995), và tác phẩm được chỉ ra trong đó.
[2] Một vấn đề được thảo luận, một cái gì đó giống hình elip, trong Vickrey (1945), và nghiên cứu đó đã dẫn đến mô hình về sự phân phối lại của hệ thống thuế được thảo luận ở phần sau của tác phẩm này.
[3] Lý thuyết chúng tôi đã phát triển cuối cùng được xuất bản trong hai nghiên cứu, Diamond và Mirrlees (1971)
[4] Michael Spence (1973) đã sử dụng điều kiện này cho những mô hình của thị trường với thông tin không đối xứng
[5] Tất cả những điều này được xác lập trong Mirrless (1971), trong khi sự chứng minh toán học đầy đủ (trong một nghiên cứu thảo luận của trư ờng Đại học Nuffield, Oxford), xuất hiện duy nhất trong tác phẩm của Mirrless (1986)
[6] Tuomala (1990)
[7] Một vài vấn đề ở đây được nghiên cứu trong Mirrlees (1976)
[8] Xem Arrow (1963), người cũng đã nói về thông tin không cân xứng; và Pauly (1986).
[9] Như là mô hình đã được Varian kiểm nghiệm (1980), nhưng thảo luận của tôi sẽ chủ yếu là một sự giải thích cho bối cảnh hiện tại trong một phần của tập Mirrlees (1974).
[10] Mirrlees (1975)
*** TQ hiệu đính: Kinh Tế như là một hệ thống thưởng và phạt.



No comments:

Post a Comment