Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Monday, December 27, 2010

Chính Sách của Chính Phủ

John Kane

Dịch viên: Nguyễn Hương Lan

Trong chương này, chúng ta sẽ bàn tới chính sách của chính phủ với việc kinh doanh, với sự chú ý đặc biệt về luật chống bán phá giá.

Hai lời giải thích về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường là:

1. Lý thuyết lợi ích công (Public Interest Theory)

2. Lý thuyết bắt giữ (Capture Theory)

Lý thuyết lợi ích công cho biết chính phủ sẽ có những hành động nhằm sửa chữa sự thất bại của thị trường.Quan điểm này cho thấy chính phủ sẽ có những hành động nhằm cải thiện phúc lợi xã hội nói chung. Mặc dù vậy, những người tin vào lý thuyết bắt giữ cho rằng hành động của chính phủ là nhằm phân phối sự giàu có giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Lý thuyết bắt giữ cho biết những nhóm lợi ích đặc biệt nhận được lợi từ sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế. Những người ủng hộ cho quan điểm này cho rằng thậm chí những nhóm hưởng lợi từ sự can thiệp của chính phủ cuối cùng cũng sẽ bị "bắt giữ" bởi các chi nhánh chính phủ có nhiệm vụ kiểm soát họ.

Chống bán phá giá

Biện pháp tập hợp thị trường được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sử dụng là chỉ số Herfindahl (Herfindahl Index), chỉ số này được định nghĩa là tổng thị phần được tính theo thứ tự (theo tỷ lệ phần trăm) của tất cả các công ty trong một ngành. Trong một ngành độc quyền một người, điều này sẽ tương đương 10000 (mười ngàn). Nếu có 100 công ty quy mô bằng nhau trong một ngành, chỉ số Herfindahl sẽ bằng 100. Bộ Tư pháp cho rằng một ngành trong đó chỉ số Herfindahl thấp hơn 1000 có tính cạnh tranh tương đối cao. Chỉ số Herfindahl nằm giữa 1000 và 1800 cho biết một ngành có mức cạnh tranh vừa phải. Một ngành được coi là tập trung cao nếu chỉ số Herfindahl vượt quá 1800.

Cơ sở của luật chống bán phá giá ở Hoa Kỳ là Đạo luật chống bán phá giá Sherman năm 1890 (Sherman Antitrust Act of 1890). Đạo luật này cấm các công ty can dự vào các hoạt động làm "kiềm chế" thương mại. Mặc dù ban đầu, đạo luật này được sử dụng để phá vỡ nhiều công ty độc quyền, do đạo luật này không xác định hoạt động nào là bất hợp pháp. Tuy nhiên đạo luật Clayton năm 1914 (Clayton Act of 1914) (và những sửa đổi tiếp theo, đưa ra một danh sách các hoạt động bị coi là vi phạm luật chống bán phá giá). Đặc biệt, đạo luật Clayton cấm các công ty can dự vào việc phân biệt giá cả nhằm giảm tính cạnh tranh và cấm can dự vào dàn xếp riêng biệt và rằng buộc các hợp đồng làm hạn chế cạnh tranh.

Ban đầu, các toà án theo "nguyên tắc hữu lý" (rules of reason) cho rằng sự quy mô vẫn chưa phải là bằng chứng của một việc vi phạm luật chống bán phá giá. Điều này thay đổi cùng với vụ Alcoa năm 1945 trong đó sự quy mô, tự nó đã đủ bằng chứng cho thấy việc vi phạm luật chống bán phá giá. Mặc dù vậy, vào những năm 1980, Bộ Tư pháp và các quyết định toà án tiếp theo thực sự quay trở lại "nguyên tắc hũu lý" trước đó.

Kiểm soát (Regulation)

Trong những năm trước kia, Hoa Kỳ kiểm soát các ngành xe tải, máy bay và đường sắt. Lý do hợp lý đằng sau sự kiểm soát vì cần nhằm ngăn chặn "sự cạnh tranh phá hoại" (destructive competition) sẽ dẫn tới thất bại của những ngành mới với chi phí cố định tương đối cao. Tuy nhiên, vào những năm 1970, ngành xe tải và hàng không không còn bị kiểm soát nữa. Chi phí vận tải trong những ngành này giảm xuống tương đối đáng kể.

Như trong sách giáo khoa của bạn có ghi, chính phủ cũng can dự vào rất nhiều hoạt động kiểm soát xã hội.


Copyright (c) 2006 by kinhtehoc.com

No comments:

Post a Comment