Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Wednesday, December 29, 2010

Lý Thuyết Trò Chơi - P3 - Sự phát triển của Thuyết cân bằng tổng thể

Cân bằng tổng thể, kinh tế động, kinh tế tĩnh và nâng cấp độ phân tích trong khoa học kinh tế


Paul A. Samuelson, 1970

Một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế học phát triển trong suốt những thập kỷ gần đây là sự chính thức hóa ở một trình độ cao hơn các kỹ thuật phân tích mà phần nào được hình thành với sự trợ giúp của toán học. Chúng ta có thể phân biệt hai nhánh khác nhau của sự phát triển này.

Một nhánh là kinh tế lượng, như đã phân tích ở chương trên, được phát triển nhằm đáp ứng được việc ước tính thống kê tức thời và những ứng dụng thực nghiệm. Những người đi tiên phong là Ragnar Frisch và Jan Tinbergen đã cùng đoạt giải thưởng Nobel đầu tiên về khoa học kinh tế (năm 1969).


Nhánh thứ hai được định hướng trực diện hơn vào nghiên cứu lý thuyết cơ bản mà không nhằm vào bất kỳ mục tiêu tức thời nào về thực nghiệm và thống kê. Chính trong lĩnh vực thứ hai này, giáo sư Paul Samuelson thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, đã có sự đóng góp to lớn, và cũng do sự đóng góp đó mà 1970 ông được tặng giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế.


Samuelson.Paul.jpgPaul Anthony Samuelson sinh năm 1915, tại Gary, bang Indiana, ông nhận bằng cử nhân xã hội của Trường đại học tổng hợp Chicago năm 1935; nhận bằng thạc sĩ năm 1936 và học vị tiến sĩ năm 1941 của trường đại học tổng hợp Harvard. Ông là thành viên chưa có học vị tiến sĩ của Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội từ năm 1935 đến năm 1937, thành viên của Hội các thành viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học tổng hợp Harvard thời kỳ 1937 – 1940 và là thành viên nghiên cứu của Quỹ Ford từ năm 1958 – 1959. Ông nhận được bằng tiến sĩ luật danh dự của trường Đại học Tổng hợp Chicago và trường Oberlin vào năm 1961, đồng thời ông cũng nhận được danh vị này từ trường đại học Tổng hợp Indiana và Trường Đại học Tổng hợp East Anglia(Anh) vào năm 1966.

Paul Samuelson đã được trường đại học Tổng hợp Harvard tặng Giải thưởng David A. Wells năm 1941 và Hiệp hội kinh tế Mỹ tặng Huy chương John Bates Clark năm 1947 với tư cách là một nhà kinh tế học đương thời dưới 40 tuổi “đã có đóng góp nỗi bật nhất vào nền tảng cơ bản của kiến thức và tư tưởng kinh tế”.

Cuốn sách “Kinh tế học – Một phân tích ban đầu” của Paul Samuelson được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948 đã trở thành cuốn sách giáo khoa vè kinh tế bán chạy nhất mọi thời điểm. Cuốn sách đã được bán với hơn 1 triệu bản và được dịch ra các thứ tiếng Pháp, Đức, Italy, Hungary,Ba Lan,Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ả Rập. Hiện nay cuốn sách đã được tái bản lần thứ 15.

Paul Samuelson là đồng tác giả của tác phẩm “Kiến thức về kinh tế học” xuất bản năm 1955, và cũng là đồng tác giả của nhiều công trình khác trong lĩnh vực này. Tác phẩm mới nhất của ông là “Quy hoạch tuyến tính và phân tích kinh tế”, được viết với sự cộng tác của Robert Dorfman và Robert Solow và được sự tài trợ của Rand Corporation.

Paul Samuelson tới Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1940 với tư cách trợ giảng về kinh tế học và được bổ nhiệm phó giáo sư vào năm 1944. Ông là thành viên của phòng thí nghiệm phóng xạ từ năm 1944 – 1945, là giáo sư giảng dạy về quan hệ kinh tế quốc tế (không chính thức) tại trường đại học Luật và Ngoại Giao Fletcher năm 1945. Paul Samuelson được bổ nhiệm làm giáo sư tại MIT năm 197 và nay là mộ giáo sư được thụ phong. Ông cũng là một thành viên của Hội nghiên cứu Guggenheim từ năm 1948 – 1949.
samuelson_cartellone.gif

Paul Samuelson cũng hoạt động rộng rãi với tư cách là một nhà tư vấn. Ông làm việc cho Ủy ban kế hoạch các nguồn lực quốc gia từ năm 1941 – 1943 (phụ trách mảng lập kế hoạch duy trì mức toàn dụng nhân công trong thời chiến), làm việc cho Hội đồng sản xuất thời chiến và văn phòng huy động và tái thiết thời chiến năm 1945 (chương trình đặt kế hoạch tổng thể và kinh tế), làm việc cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thời kỳ 1945 – 1952, cho Ủy ban các mục tiêu quốc gia của Tổng thống từ 1959 đến 1960, làm việc tại Ủy ban cố vấn nghiên cứu về phát triển kinh tế năm 1960. Paul Samuelson là thành viên của Ủy ban đặc nhiệm quốc gia.

Nhìn chung, hơn bất kỳ một nhà kinh tế học đương đại nào, cống hiến của Samuelson là ở chổ ông đã dóp phần nâng cao trình độ phân tích khái quát và phương pháp luận trong khoa học kinh tế. Trên thực tế, ông đã viết lại một phần đáng kể các học thuyết kinh tế. Sammuelson cũng đã chỉ ra tính thống nhất căn bản của những vấn đề và những kỹ thuật phân tích trong kinh tế học, một phần áp dụng có hệ thống phương pháp luận về tối đa hóa với một hệ rộng lớn các vấn đề. Đóng góp của Samuelson trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tóm lược những thành tựu trong những nghiên cứu của ông, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số ví dụ trên một số lĩnh vực. Có thể chia những cống hiến của Samuelson thành bốn lĩnh vực chính.

Lĩnh vực đầu tiên mà Samuelson đã có những cống hiến to lớn là lý thuyết về mức cân bằng tổng thể, nghiên cứu tác động qua lại giũa một số lượng lớn các biến cố khác nhau theo nguyên tắc tất cả các mức giá và tát cả các khối lượng trong hệ thống kinh tế. Một số ví dụ rút ra từ lý thuyết thương mại quốc tế có thể được sử dụng để minh họa điều này.

Một ví dụ là vấn đề lợi ích của thương mại quốc tế. Từ lâu người ta đã biết rằng trong những điều kiện nhất định thì thương mại quốc tế đem lại thu nhập quốc dân cao hơn cho các quốc gia liên quan. Người ta cũng biết rằng ngoại thương có thể dẫn đến việc phân phối lai thu nhập trong khuôn khổ mỗi nước mà kết quả là một số bộ phận nào đó sẽ bị đẩy vào những vị thế kém ưu đãi hơn. Khi đó vấn đề phát sinh là liệu chúng ta có thể nói một cách đầy đủ ý nghĩa rằng một quốc gia, xét về tổng thể sẽ có lợi thương mại quốc tế hay không.

General_equilibrium2.jpg

Điều mà Samuelson làm được ở đây là ông chỉ ra rằng những cá nhân được lợi trong thương mại quốc tế sẽ giàu lên cho dù có phải đền bù toàn bộ cho những đối tượng có xu hướng bị thiệt hại trong mối quan hệ thương mại này. Theo nghĩa đó, thương mại tự do về tiềm năng là ưu việt hơn chế độ bảo hộ. Khi phân tích những hiệu ứng của hàng rào thuế quan đối với phân phối thu nhập, Samuelson cùng với Wolfgang Stolper đã chỉ ra rằng, thuế quan khiến cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng tăng phần lợi nhuận cho những yếu tố sản xuất được sử dụng với hàm lượng tương đối cao trong sản xuất các hàng hóa được bảo hộ, trong khi đó phần lợi nhuận đối với các yếu tố sản xuất khác lại giảm xuống.

General_equilibrium1.gif

Samuelson cũng đã cho thấy trong điều kiện nào thì thương mại quốc tế dẫn đến sự san bằng khoản lợi nhuận yếu tố giữa các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, cái được gọi là “nguyên lý cân bằng hóa mức giá yếu tố”.

Ở đây Samuelson đã tuân thủ một nguyên tắc nghiêm cứu do Eli Hecksscher và Bertil Ohlin đề xướng.

Supply-Demand.gifLĩnh vực tiếp theo là lý thuyết động và phân tích tính ổn định. Đặc trưng của lĩnh vực này là không bị giới hạn trong những trạng thái cân bằng của nền kinh tế như phương pháp phân tích tĩnh. Thay vào đó, vấn đề được nhấn mạnh là hệ thống kinh tế sẽ vận động như thế nào ở ngoài điểm cân bằng và nền kinh tế diễn biến như thế nào từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trong một chuỗi các giai đoạn phát triển. Đặc biệt, điều mà Samuelson làm được ở đây là xác định được những điều kiện để hệ thống kinh tế có thể ổn định, theo nghĩa là nó có xu hướng tự quay trở lại điểm cân bằng sau những biến động. ông đã phát hiện ra rằng những điều kiện mà theo đó, phương pháp phân tích dẫn đến những điều mà người ta gọi là những kết luận “ thông thường”, chẳng hạn như kết luận rằng lượng cầu tăng lên thường dẫn đến kết quả là mức giá cân bằng cũng tăng. Thực tế, đây là một ứng dụng của “ nguyên tắc tương ứng” hết sức nổi tiếng của Samuelson, nhằm thiết lập một cầu nối giữa phân tích động và phân tích tĩnh, hai phương pháp trước đây thường được coi là hoàn toàn cách biệt.


Lĩnh vực thứ ba mà Samuelson đã có đóng góp to lớn là lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết có mối liên quan mật thiết đến số các chỉ số. Trong các lý thuyết trước đó về lĩnh vực này, người ta thường bắt đầu với các giả định rằng các hộ gia đình biểu hiện những khuôn mẫu về sự ưa thích rất xác định đối với hàng hóa tiêu dùng, theo định nghĩa là các hộ gia đình có thể xác định một cách rõ ràng cách thức đánh giá các rổ hàng hóa tiêu dùng có thể thay thế cho nhau. Dựa trên cơ sở này, các định lý về hành vi của người tiêu dùng được rút ra bằng phương pháp loại trừ, bằng cách phân tích những hiệu ứng của các thay đổi trong các yếu tố, chẳng hạn như thu thập và giá cả.

Samuelson lại xuất phát từ một phía khác, bằng những xác định dựa trên những hành vi quan sát được. Có thể nói, hộ gia đình bộc lộ sự ưa thích của mình qua chính những hành vi. Đây chính là xuất phát điểm cho lý thuyết về “sự ưa thích được bộc lộ” của Samuelson, một lý thuyết cung cấp cho các nhà kinh tế học những công cụ phân tích tốt hơn nhiều trong lý thuyết tiêu dùng. Những nghiên cứu có tính thực nghiệm về các hành vi có thể quan sát được đã ăn nhập hơn với các cấu trúc lý thuyết.

Lĩnh vực thứ tư mà Samuelson đã có sự đóng góp nổi bật là lý thuyết vốn. Một ý kiến phê phán ừ lâu đã chĩa vào lý thuyết vốn truyền thống, cho rằng lý thuyết này dựa trên giả thuyết có thể xây dựng một khái niệm về tổng lượng vốn, đó là một tổng giá trị của tất cả các hàng hóa vốn trong xã hội được đo bằng tiền. Hợp tác cùng với Robert Solow, Samuelson đã cho rằng có thể phát triển một lý thuyết vốn có tính lôgích và có thể nói về một mức giá xác định đối với vốn ngay cả khi không chấp nhận một khái niệm về tổng lượng vốn như vậy.

Một đóng góp của Samuelson về lĩnh vực lý thuyết vốn là ông đã đề cập một cách chi tiết hơn đến các điều kiện để đạt được hiệu quả kinh tế theo thời gian. Chính trong bối cảnh này, chúng ta sẽ được chứng kiến “nguyên lý đường cao tốc” rất nổi tiếng của ông, đó là nguyên lý xác định các điều kiện cho tăng trưởng tối đa và cho thấy một quốc gia có thể trả giá để lựa chọn con đường tăng trưởng kinh tế được đặc trưng bởi một tốc độ tăng trưởng tối đa mà Samuelson gọi là đường cao tốc, với những tỷ lệ giữa các khu vực sản xuất hoàn toàn khác bietj với những tỷ lệ mà chúng ta dự tính cuối cùng phải đạt được.

Có lẽ hơn bất kỳ ai khác, Samuelson đã cho thấy những lợi thế của việc công thức hóa chính xác những công thức kinh tế. Trên thực tế, bằng cách đó ông đã tạo ra phong cách cho nhiều thế hệ các nhà kinh tế học trong những thập kỹ gần đây. Mặc dù phần lớn các công trình của ông có mức độ trừu tượng cao, song ông đã xử lý được những vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng trong một thế giới hiện thực. Có thể nhận thấy tính cách phù hợp trong các tác phẩm của ông gần như là trên mọi lĩnh vực mà ông tham gia: trong việc xây dựng lý thuyết tiêu dùng trên cơ sở những hành vi quan sát được và trên cơ sở lý thuyết về “những ưa thích được bộc lộ”; việc hình thành lý thuyết vốn tong bối cảnh một số lượng lớn các hàng hóa vốn không đồng nhất; trong việc phân tích các quá trình động và tính ổn định trong các tình huống nằm ngoài trạng thái cân bằng; trong việc lý giải các chu kỳ kinh doanh bằng một mô hình kết hợp số nhân – gia tốc; trong việc nghiên cứu vị trí của các nhóm hàng hóa trong bối cảnh phân tích mức cân bằng tổng thể; nghiên cứu sự tăng trưởng tối đa, nghiên cứu phân phối tiêu dùng giữa các thế hệ bằng mô hình “ tín dụng tiêu dùng”; và trong việc phân tích những lợi thế từ thương mại và những ảnh hưởng của thuế quan đối với phân phối thu nhập.

Cuối cùng, đóng góp quan trọng của Samuelson là cái mà chúng ta gọi là “một sự Tổng hợp cổ điển mới”, hay ngày nay trong các giáo trình lịch sử gọi là lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp, ở đó, thị trường và chính phủ đều có vai trò quan trọng ngang nhau trong điều hành một nền kinh tế hiện đại. Trong điều hành nền kinh tế ngày nay, thiếu thị trường hoặc thiếu vai trò chính phủ cũng giống như người có ý định vỗ tay bằng một bàn tay.

Có thể nói rằng, trong nhiều lĩnh vực, Samuelson đã đạt tới một sự trình bày có hệ thống và mang tính kinh điển, nếu không nói là chính xác.

(còn tiếp)

Tổng hợp - Nguyễn Văn Hoàng - SAGA (11/2007) www.saga.vn

No comments:

Post a Comment