Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Sunday, October 30, 2011

Selenium XPath Tutorial

Thu 18 Sep 2008

In the last tutorial we learnt how to create your first basic script by recording and replaying in the IDE. We are now going to learn how to work with XPathes in your scripts

XPath is a really good way to navigate your site when there are no IDs on elements that you need to work with or is near the element you want to work with.

Note: Web browsers were never designed to handle large amounts of XPath so this means that your scripts may run slowly. You will notice this especially in Internet Explorer.

Start the tutorial by creating a script similar to the one in the last script. Only create a script for the first set of elements on this page. You will be working on the other elements later. I have made a number of programming faux pas which you need take account of in your script.

  1. Enter numbers into each of the text boxes and then click on one of the buttons
    Value 1
    Value 2
    Total
    =

  2. I have created a basic version of what a script should look like here. You will notice that instead of the click targets having a nice ID you have a very odd looking item like the following: //input[@value='divide'].
  3. Let's see about creating your own XPaths from whats on the pages. Selenium IDE has a very useful tool making sure that the XPath that you entered is on the screen. So we take the XPath for the divide button //input[@value='divide'] and put it in the target textbox of Selenium IDE and click on the find button.

    Element Find Button

    When you click on the find button it will highlight the element as shown in the image above.

  4. You can specify, in a XPath any of the attributes that is in the element that you want. If you put //img[(@alt='Element Find Button')] into the IDE what element does it highlight? It will show the image that I put above.

  5. Now what if you had an image with no ID and a partially dynamic alt tag what would you put? My quick answer would be //img[contains(@alt,'Partial')]. This searches all the images on the page and looks for an Alt that contains "Partial". If you wanted to try the use it for this page try //img[contains(@alt,'Element')]. Selenium IDE would highlight the image above again. I am sure that you can guess by now how powerful that can become.
  6. I have created the same elements again below and would like you to create another script to test the items at the top and the items at the bottom.

    Value 1
    Value 2
    Total
    =



    I have created an example here. My example will be different to yours and I will explain next why. XPath example 2

  7. I have used different syntaxs in my script. Each of these is just to show you a different way of finding elements by using different kinds of syntax. There is one example where the target is defined by a number of attributes and another is defined by finding one element and then finding its sibling. Another reason for doing this is because the buttons at the top and the bottom are programmed exactly the same. It allows us to have unique identifiers for elements.

    In my opinion, if an item hasn't been programmed properly, i.e., lacks an id attribute, it is best to code the Selenium test to find that item in relation to an item that *has* been programmed properly rather than to rely on meaningless indexes. This means that when reading through your script you are more likely to understand where //input[@id='BottomTotal']/following-sibling::input[contains(@value,'Add')] is compared to //li[6]/input[4]. This becomes more obvoius when you have a large number of tests in your test suite.

  8. We have now come to the end of this tutorial. There are a number of other items on this page that will produce a XPath for your script. Have a play and try different combinations. You can find very good examples of XPath syntax at W3C Schools. I hope that you found this tutorial very informative but if you ever find that your script is using a lot of XPath go back to the developers and remind them that it is good programming practise to put IDs on elements.

Hàng hóa ở khắp nơi



Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, hãy nhớ: Đây có thể là lúc dọn sạch đống lộn xộn.

Các nhà sản xuất và những người bán lẻ đã mở rộng các dịch vụ sản phẩm của họ với tỷ lệ chưa từng thấy trong thập kỷ qua, thường là bằng việc đưa ra những sản phẩm phổ biến và bán chúng với mọi kích cỡ, nhãn hàng, màu sắc, kết cấu và hương vị.
Một vài trong số các công ty này nghĩ rằng bằng việc làm ra mọi sản phẩm cho mọi người, họ có thể tăng doanh thu và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường. Những người khác lo ngại bỏ đi những sản phẩm đã tồn tại một thời gian – hay giảm số hàng bán – sẽ làm mất đi những khách hàng quan trọng. Và đôi khi, các nhà bán lẻ lớn yêu cầu nhà sản xuất tạo ra một phiên bản duy nhất của một sản phẩm dành riêng cho họ, để họ có thể tránh được sự so sánh trong khi mua hàng của khách hàng.
Nhưng thay vì gia tăng lợi nhuận, những chiến thuật này thường dẫn đến danh mục sản phẩm cồng kềnh, làm tăng chi, giảm hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm, gây hoang mang cho người tiêu dùng và dẫn đến việc thiếu những sản phẩm phổ biến.
Mặt khác, một danh mục sản phẩm gọn nhẹ hơn có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Các giám đốc marketing có thể giám sát việc bán hàng, phát triển cạnh tranh và khủng hoảng tốt hơn bằng cách thu hồi lại sản phẩm. Các nhà sản xuất có thể cắt giảm chi phí chuyển đổi dây chuyền lắp ráp và khoản chi họ đưa ra cho các nhà bán lẻ để đảm bảo không gian trưng bày sản phẩm. Các nhà bán lẻ đưa ra một sự lựa chọn nhỏ hơn cho các sản phẩm tương tự, có ít nhà cung cấp hơn để quản lý, nhiều không gian trưng bày cho những hàng hóa bán chạy nhất, và ít khách hàng rời khỏi cửa hàng của họ trong tình trạng quá tải và không thể đưa ra quyết định.
Vì việc cắt bớt danh mục sản phẩm mà không làm mất đi những khách hàng và người tiêu dùng quan trọng có thể là một thử thách, dưới đây là vài gợi ý để làm cho đúng:
Đừng hỏi người tiêu dùng (về danh mục sản phẩm của bạn).
Nếu bạn hỏi người tiêu dùng họ có muốn sự đa dạng không, họ có thể nói ngay với bạn: Có. Trên hết, ai chẳng muốn có nhiều lựa chọn. Và việc người tiêu dùng vừa buồn bã vừa bực bội khi sản phẩm họ thích ngừng bán là điều bình thường.
Thế nên đừng viện đến việc hỏi khách hàng quá nhiều. Tốt hơn hết, hãy dựa vào số liệu thay vì một câu trả lời thường là theo cảm tính.
Hãy tập hợp thông tin từ hệ thống các điểm bán hàng và chương trình lòng trung thành, phân tích số liệu sản phẩm như doanh số bán hàng mỗi mét vuông, và tiến hành những thí nghiệm trên từng lĩnh vực để quyết định điều gì ảnh hưởng đến việc đưa ra một sự lựa chọn rộng rãi cho các sản phẩm tương tự trên tổng doanh thu với các loại sản phẩm nhất định.
Sử dụng các kết quả để nhận diện sản phẩm nào không tiêu thụ tốt, sản phẩm nào có doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp và/hoặc chi phí hàng tồn kho thực tế cao. Hãy xem xét mục tiêu để loại bỏ.
Phân loại hàng hóa theo tầng lớp
Một cách khác để nhận diện các hàng hóa có thể bị loại bỏ mà không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn là phân loại danh mục hàng hóa theo tầng lớp dựa trên thói quen của người tiêu dùng.
Trong khi có rất nhiều cách phân loại, một cuộc nghiên cứu trước đây miêu tả một công ty sản xuất đồ ăn nhanh đã chia sản phẩm của họ thành sản phẩm cốt lõi, sản phẩm thích hợp, sản phẩm theo mùa và ngày lễ, và sản phẩm phụ khác. Sản phẩm cốt lõi từng được sử dụng bởi 1/3 người tiêu dùng và được mỗi hộ gia đình tiêu thụ 2 lần mỗi năm. Nhóm này chiếm 20% số sản phẩm của công ty, nhưng chiếm 70% doanh số bán hàng. Ngược lại, nhóm sản phẩm thích hợp được mua không thường xuyên, đặc biệt là bởi những phân đoạn nhỏ của người tiêu dùng tại các thị trường địa lý tập trung. Những sản phẩm này chiếm 10% tổng sản phẩm của công ty và 10% doanh số bán hàng. Sản phẩm theo mùa và ngày lễ cũng chiếm 10% doanh thu, và được mua bởi 1/3 trên tổng số các hộ gia đình nhưng chỉ vào một lần trong năm. Cuối cùng, các sản phẩm phụ khác – được mua bởi sự thuận tiện thay vì yêu thích – chiếm 65% tổng sản phẩm nhưng chỉ 10% doanh số bán hàng.
Sự phân tích dẫn công ty đến việc giảm bớt số lượng những sản phẩm phụ và tập trung vào việc có thêm không gian trưng bày tại các cửa hàng đối với những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất.
Tạo ra bộ phận rà soát và loại bỏ sản phẩm.
Hãy cân nhắc việc tạo ra một nhóm cắt giảm sản phẩm bao gồm những người trong lĩnh vực marketing, bán hàng, tài chính, sản xuất, R&D. Để họ gặp nhau thường kỳ để quyết định xem sản phẩm nào phải ngừng sản xuất.
Nhà sản xuất sản phẩm gia đình Clorox Co. cho biết họ có một đội liên chức năng làm việc suốt cả năm để đảm bảo các đơn vị kinh doanh khác nhau của công ty đang thêm vào những sản phẩm tạo ra giá trị và loại bỏ những sản phẩm không tạo giá trị. Kết quả là khoảng 80%-90% trong số các sản phẩm công ty bán đạt được khối lượng... và mục tiêu lợi nhuận.
Cũng có những nguy cơ trong việc cắt giảm những sản phẩm không hiệu quả một cách quá mạnh mẽ - tức là một sản phẩm bị loại bỏ có thể phá hoại mối quan hệ với khách hàng quan trọng Clorox cố gắng tránh cạm bẫy này bằng cách gặp gỡ các nhà bán lẻ để đảm bảo họ có danh mục sản phẩm thuận lợi nhất cả về nhãn hiệu lẫn kích cỡ với từng thể loại để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Giới hạn lựa chọn sản phẩm

Một cách khác để tránh cái bẫy tăng nhanh số lượng sản phẩm là đặt ra một giới hạn tuyệt đối cho số sản phẩm mà bạn đưa ra.
Trader Joe's, một chuỗi thực phẩm đặc sản tư nhân, tuyên bố trên website của họ rằng nếu như một sản phẩm "không thể hiện tầm quan trọng" trong các cửa hàng, nó sẽ bị bỏ đi để dành chỗ cho một sản phẩm khác có khả năng đó. Chiến lược tạo ra nhiều hàng hóa có liên quan hơn cho người tiêu dùng và doanh số bán hàng trên một foot vuông cao hơn.
Các nhà bán lẻ có được thành công lớn nhất với chiến lược này thường phục vụ cho những khách hàng sẵn lòng chấp nhận ít lựa chọn hơn như là một sự đánh đổi lấy mức giá thấp hơn.
Làm theo yêu cầu của khách hàng trên quy mô lớn
Một cách để cung cấp sự lựa chọn mà không cần tăng thêm số lượng sản phẩm là trải qua bước "Mass Customization" – một cách tiếp cận trong đó sản phẩm được tạo ra bởi người tiêu dùng đặt hàng.
Các nhà sản xuất có thành công lớn nhất với cách này là những người có sản phẩm được tạo ra từ các thành phần có thể được cấu thành bởi rất nhiều sự kết hợp. Nó đòi hỏi một hệ thống cho phép người tiêu dùng hiểu và giao tiếp với những nhu cầu riêng của họ, và nó dựa trên việc sản xuất linh hoạt để giữ mức giá thấp và thời gian tạo sản phẩm ngắn.
Dell Inc thường được trích dẫn như là một ví dụ về công ty sử dụng mass customization hiệu quả. Nó xây dựng cấu hình bộ nhớ của mỗi máy tính cá nhân, ổ cứng và card đồ họa sau khi khách đặt hàng. Dell có thể cung cấp hàng trăm kết hợp khác nhau của cấu hình máy tính với một vài thành phần khác nhau.

Saturday, October 29, 2011

Tìm kiếm những điều tốt đẹp

Thứ Năm, 27/10/2011 - 09:58

Góc tâm hồn

(Dân trí) - Hãy quan sát những người hạnh phúc nhất mà bạn biết, bạn sẽ nhận ra, họ không phải là những người có cuộc sống suôn sẻ nhất!


Những người hạnh phúc thường là những người phải chịu đựng và nỗ lực nhiều hơn. Nhưng trong quá trình sống, họ luôn học cách tìm kiếm những điều tốt đẹp.


Và bạn đã nhận ra điều này chưa…


Khi bạn tìm kiếm những điều tốt đẹp trong mọi tình huống cũng như mọi con người, chúng ta đều sẽ TÌM THẤY chúng.


Khi bạn tìm kiếm những điều tồi tệ, ta cũng sẽ TÌM THẤY chúng.


Vậy nên, không phải thay đổi hoàn cảnh sống sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn, mà chính phải là thay đổi suy nghĩ của bạn!


Nếu bạn cứ muốn tìm kiếm những lỗi lầm trong công việc cũng như những sai sót của vợ, hay mẹ bạn, bạn sẽ thấy rất nhiều.


Có những người cứ suốt đời tìm kiếm những sai sót, và họ sẽ bảo với bạn, “chỉ vì tôi là người thực tế”. Nhưng đó không phải là thực tế, đó là tiêu cực.


Những người hạnh phúc sẽ luôn tự hỏi mình thế này: “Có gì tốt hơn trong chuyện này?”. Ví dụ, bạn bị tắc đường, bạn tự hỏi: “Có gì tốt trong chuyện này không?”


- Bạn có thời gian để nghe bản nhạc yêu thích.


- Bạn có thể lên kế hoạch cho ngày làm việc của mình.


- Dù sao thì vẫn tốt hơn là đi bộ.


Bạn hết tiền và tự hỏi: “Có gì tốt nếu mình không có tiền?”


- Bạn sẽ học được thái độ trân trọng hơn với những thứ mà tiền bạc không thể mua.


- Bạn sẽ quyết tâm hơn để thành công.


- Bạn sẽ biết ai mới là bạn bè thực sự của mình!


Vậy nên, nhiệm vụ trong 24 giờ tới của bạn sẽ là: Trong mọi tình huống, hãy cố gắng tìm ra những điều tốt đẹp.


Thoạt đầu, việc này có vẻ khó khăn, nhưng dần dần, bạn sẽ quen và làm như một phản xạ. Khi “tìm kiếm những điều tích cực” đã trở thành thói quen, bạn sẽ ngày càng hạnh phúc.


“Những người không yêu bản thân thường tôn sùng người khác, vì sự tôn sùng đó khiến người khác trở nên vĩ đại còn bản thân họ thành bé nhỏ. Họ cũng thường khao khát những người khác vì khao khát này sinh từ cảm giác khiếm khuyết bên trong cần được lấp đầy. Nhưng họ không thể yêu thương những người khác, vì tình yêu thương là sự khẳng định của sức sống lớn lên trong tất thảy chúng ta. Nếu không có nó, bạn không thể đem cho bất cứ ai được”. Andrew Matthews


Đỗ Dương

Theo Squidoo

7 chiến lược SEO nâng cao

Tác giả: Sưu Tầm, February 8th, 2010 | SEO nâng cao

Bài viết tổng hợp 7 chiến lược SEO nâng cao, được site HSPB dịch lại, và Làm SEO trân trọng giới thiệu với bạn đọc đang tìm hiểu “SEO nâng cao“.

1. Syndicate bài viết có đặt liên kết tới sitemap của bạn

Có lẽ bạn đã biết, syndicate bài viết là một trong những phương pháp tốt nhất để thu được nhiều backlink một chiều.

Các backlink này rất giá trị bởi vì đội ngũ crawler của các công cụ tìm kiếm sẽ thường xuyên truy cập tới những directory bài viết được nhiều người liên kết đến. Nếu bạn muốn site của mình nhanh chóng được craw, hãy submit một bài viết chứa thông tin được nhiều người quan tâm lên EzineArticles, GoArticles, hay ArticleCity.

Tuy nhiên, còn có một chiến lược marketing bài viết khác mà ít người đề cập đến. Cách này có thể giúp cho các công cụ tìm kiếm crawl sâu hơn vào site của bạn và index nhiều thông tin hơn: Đặt liên kết tới sitemap trong resource box. Điều này sẽ gửi danh sách nội dung tới spider của các công cụ tìm kiếm và họ sẽ nhanh chóng thu thập được tất cả thông tin trên site của bạn.

2. Dịch website của bạn ra các ngôn ngữ khác

Nếu bạn chỉ marketing bằng một ngôn ngữ thì bạn đang lãng phí trên 64.8% tiềm năng marketing của mình. Bởi vì 64.8% thế giới đang lướt web bằng các ngôn ngữ khác với tiếng Anh. Nếu bạn chuyển sang sử dụng nhiều ngôn ngữ, bạn có thể mở ra một nguồn thị trường rộng lớn. Google hỗ trợ crawl 35 ngôn ngữ khác nhau.

Một trong những cách tốt nhất để thu hút lượng truy cập từ các nước khác là phiên dịch site của bạn và đăng ký với cả công cụ tìm kiếm tiếng Anh lẫn những công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ khác. Nếu bạn có kinh nghiệm SEO, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng cuộc cạnh tranh giữa các site nước ngoài ít hơn so với trong nước Mỹ.

Ngoài ra, thị trường ngoại ngữ trực tuyến hiện đang phát triển nhanh hơn rất nhiều so với thị trường nói tiếng Anh. Cơ hội cho bạn là rất lớn!

3. ROR Sitemap

Sitemap đóng vai trò quan trọng để site của bạn được index hoàn toàn bởi các công cụ tìm kiếm. Thật không may, rất nhiều sitemap chỉ thích hợp đối với một công cụ tìm kiếm duy nhất. Vì lý do này, có rất nhiều chương trình tạo sitemap thích ứng với Google và Yahoo được sản xuất trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, có một giải pháp hữu ích hơn, đó là sử dụng ROR sitemap. ROR sitemap là loại sitemap có thể đọc được với tất cả các công cụ tìm kiếm, không chỉ Google hay Yahoo.

ROR là công cụ sitemap mới, sử dụng XML feeds để mô tả website của bạn. Sitemap này được cấu tạo bởi các feeds cho phép những công cụ tìm kiếm bổ sung sự tìm kiếm văn bản với cấu trúc thông tin tốt hơn. Với một ROR sitemap, các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về những sản phẩm của bạn, dịch vụ, tranh ảnh, newsletters, bài viết, và bất cứ cái gì bạn muốn mô tả.

Chẳng hạn, nếu bạn đang bán sản phẩm, một file ROR cho phép bạn thống kê sản phẩm: tên gọi, đặc điểm, giá cả, hình mẫu, khả năng ứng dụng, chương trình affilíate và bất kỳ thông tin liên quan nào khác. Đội ngũ crawler của Google có rất nhiều việc phải làm, đã đến lúc chúng ta bắt đầu giúp đỡ họ hiểu nội dung của chúng ta tốt hơn. Và kết quả bạn thu được rất đáng giá!

4. Chuyển sang sử dụng những cụm từ khóa chi tiết

Lựa chọn từ khóa đúng là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ chiến dịch SEO nào. Thật không may, rất nhiều webmaster lựa chọn sai từ khoá. Phần lớn chúng ta hay sử dụng các từ khoá chung chung như “bất động sản” hay “Internet marketing”. Dù những thuật ngữ này được rất nhiều người tìm kiếm, điều đó không có nghĩa rằng bạn có khả năng được xếp hạng cao trong lĩnh vực đó. Thậm chí nếu bạn có rank cao, lượng truy cập cũng sẽ không ổn định và giảm dần bởi vì từ khoá đó không phù hợp hoàn toàn với nội dung site của bạn.

Bạn sẽ thành công hơn nhiều, nếu là sử dụng các từ khóa dài 3-4 từ. Những thuật ngữ này ít bị cạnh tranh hơn và có thể convert tốt hơn nhiều so với những từ khóa dài 1-2 từ.

Bạn thử nghĩ xem: một người lên Google và tìm kiếm “ipod” hay một người khác tìm kiếm “4gb black ipod nano”, ai là người có nhu cầu mua hàng lớn hơn? Rõ ràng, người tìm kiếm một mệnh đề cụ thể có tiềm năng mua hàng cao hơn.

5. GoogSpy

Bạn có muốn nhìn cận cảnh các đối thủ cạnh tranh của bạn đang điều hành doanh nghiệp như thế nào không? Bạn có thể làm được điều này dựa vào một dịch vụ trực tuyến biết là GoogSpy. GoogSpy là một công cụ nghiên cứu miễn phí, nó cho bạn biết đối thủ của bạn đang sử dụng những từ khoá nào.

Công cụ này theo dõi hơn 500,000 từ khóa mỗi ngày từ Google và sau đó tải thông tin này vào cơ sở dữ liệu của GoogSpy.com. Sử dụng công cụ này, bạn có thể theo dõi các thuật ngữ tìm kiếm của doanh nghiệp đối phương.

Công cụ này vô cùng mạnh mẽ. Thật đáng tiếc, rất nhiều người dùng nó “làm cảnh”. Về cơ bản, dịch vụ này giúp cho bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Có lẽ chúng tôi nên giữ nó cho riêng mình và hưởng lợi ích thay vì pubblish như thế này.

Ví dụ, bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu về Overstock.com, một trong những công ty trực tuyến lớn nhất. Bạn chỉ cần lên googspy.com và và gõ Overstock.com. Bạn sẽ được xem hàng nghìn từ khoá mà công ty này đặt giá. Những từ khóa này là những “cỗ máy sinh lời”. Nghiên cứu này đáng gía hàng nghìn USD, nhưng googspy.com đang cung cấp dịch vụ này miễn phí.

Nếu bạn muốn tìm những từ khóa được nhiều người quan tâm, hãy nhập những từ khoá như “buy” và “purchase”. Những từ khóa này rất có lợi cho bạn vì người gõ “buy sony playstation 2″, bạn sẽ biết chính xác họ muốn những gì. Họ không phải đang dạo qua thị trường mà thực sự đang có nhu cầu mua sắm. Đó là những từ khoá bạn nên mua. Sử dụng GoogSpy, bạn sẽ có được những viên ngọc quý này trong tích tắc.

Những từ khóa đươc nhiều người tìm kiếm khác sẽ gợi ý cho bạn về tên công ty và tên sản phẩm. Gõ từ khoá “camera”, bạn sẽ tìm thấy hàng nghìn nhãn hiệu và sản phẩm khác nhau. Đây là những tưg khoá tốt nhất vì lượng người tìm kiếm các từ khoá này rất cao.

6. Liên hết giữa các bài viết trong site (internal links)

Các liên kết định hướng trong site của bạn là một thành phần quan trọng chiến lược SEO. Mỗi link trong cấu trúc định hướng của bạn cần phải tương quan với một từ khoá mà bạn mua.

Tuy nhiên, bạn có thể đặt các internal link- liên kết giữa các bài viết trong site. Ví dụ, bạn viết được một bài viết về marketing online. Trong bài viết có sử dụng một số từ khóa, bao gồm “link popularity” và “web site traffíc”. Nếu site của bạn có những bài viết khác gắn liền với những đề tài này, thì bạn nên đặt liên kết những từ khóa đó tới các bài viết liên quan. Công việc này sẽ tăng khả năng liên kết giữa các trang trong cùng một site.

Chỉ một số rất ít site biết tận dụng kỹ thuật tối ưu hóa này. Kỹ thuật này giúp các công cụ tìm kiếm index nhiều hơn về site của bạn. Những liên kết trong site cũng tăng rank cho bạn vì bạn đã sử dụng các văn bản liên kết.

Rất nhiều người chỉ nghĩ đến liên kết từ các site khác khi muốn tăng tính phổ biến các link trên site của họ. Tuy nhiên, các liên kết trong site cũng là một yếu tố xếp hạng quan trọng của các công cụ tìm kiếm.

7. Sử dụng File Log

File log ghi lại các hành động của khách truy cập trên site của bạn. File log chứa các thông tin rất quan trọng về site của bạn. Nếu bạn biết cách sử dụng đúng mức, các file log có thể giúp site của bạn tối đa lượng truy cập và tỉ lệ quy đổi một cách nhanh chóng.

Một trong những thông tin giá trị nhất có thể tìm thấy trong file log bạn là những cụm từ được khách truy cập tìm kiếm.

File log sẽ cho bạn biết mọi người đang sử dụng từ khoá gì để tìm đến site của bạn. Nếu biết được các từ khoá đó, bạn sẽ tối ưu được site của bạn sử dụng các từ khoá đó.

Ngoài ra, khi quan sát site của bạn được mọi người tìm thấy như thế nào, bạn có thể xác định được nên mua từ khoá nào trên các công cụ tìm kiếm. Hãy chọn từ khoá liên quan nhất đến site của bạn, đó là các từ khoá có tỉ lệ quy đổi cao nhất.

Theo HSPB.

Top 10 công cụ SEO miễn phí tốt nhất

Theo các kết quả khảo sát, trên 60% truy xuất website thông qua các dịch vụ tìm kiếm và trên 90% người dùng web chỉ xem trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Đây là những trợ thủ đắc lực cho “chủ web” trong việc phân tích và đánh giá website, và có thể giúp cải thiện thứ hạng website, tạm gọi là SEO.
Nếu website của bạn xuất hiện ở đầu danh sách kết quả thì sẽ có nhiều cơ hội được người dùng truy cập hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu website để các dịch vụ tìm kiếm dễ tìm thấy – được biết đến với thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization). Nếu thực hiện đúng, SEO có thể giúp tăng cả số lượng người dùng và lượng truy cập website.
SEO là công việc cần nhiều công sức và thời gian. Mặc dù trên thị trường có những công cụ cao cấp và cao giá, nhưng cũng có những công cụ miễn phí có thể giúp bạn (những người chủ web – webmaster) tiết kiệm nhiều công sức.

1. Google Webmaster Tools

Google chuyên “cho không” những thứ đáng giá, Google Webmaster Tools là một trong số đó. Đây là dịch vụ trực tuyến (yêu cầu tài khoản) cung cấp những báo cáo chi tiết về “khả năng hiển thị” website của bạn trên Google, như tình trạng lập chỉ mục, những liên kết lỗi, các truy vấn dẫn đến site và nhiều tính năng giúp webmaster cải thiện khả năng tìm kiếm cho website như thiết lập robots.txt, sitemap (sơ đồ website)….
Thậm chí nó còn kiểm tra malware và tốc độ truy xuất website của bạn (nếu muốn kiểm tra và so sánh tốc độ của các website đối thủ, bạn có thể dùng một dịch vụ trực tuyến miễn phí khác: http://www.seomastering.com/site-speed-checker.php).

2. Google Analytics

Thêm một công cụ khác của Google mà hầu như webmaster nào hiện nay cũng đều biết: Google Analytics (GA). GA là công cụ giám sát và phân tích website. GA yêu cầu hơi cao: nhúng một đoạn script vào các trang web của bạn – việc này chỉ có chủ web mới thực hiện được. Kết quả xứng đáng, GA cho những số liệu thống kê truy cập website, giúp bạn phân tích nhiều khía cạnh quan trọng về nội dung website và người dùng để có những chiến lược thích hợp.
Hai công cụ miễn phí của Google giúp bạn biết Goolge “nhìn” website của bạn như thế nào cũng như cách tiếp cận dịch vụ tìm kiếm số 1 này.

3. Yahoo! Site Explorer

Việc tạo liên kết góp phần quan trọng cho việc cải thiện thứ hạng website. Hiện có một số công cụ phân tích liên kết như Link Diagnosis, BackLink Watch và Link Assistant. Nhưng có thể nói không công cụ nào làm tốt bằng Site Explorer của Yahoo!, nó không chỉ tìm ra các liên kết trỏ đến website của bạn mà còn sắp thứ tự theo mức độ quan trọng.
Ngoài phân tích liên kết, Site Explorer còn có tính năng giúp bạn làm SEO cho Yahoo! tương tự Webmaster Tools của Google (Bing cũng có công cụ tương tự).
Yahoo! Site Explorer mới có đối thủ cạnh tranh: công cụ Open Site Explorer (http://www.opensiteexplorer.org) vừa được SEOmoz tung ra hồi cuối tháng 1.

4. Microsoft IIS SEO Toolkit

Đây là đồ nghề SEO hàng “khủng” của đại gia phần mềm Microsoft. Công cụ này hiện chỉ có thể cài đặt trên máy chủ web IIS 7, nhưng bạn có thể dùng nó phân tích từ xa website bất kỳ (không cần web server chạy trên IIS 7, có thể làm việc với cả web server Apache chạy trên Linux).
IIS SEO Toolkit gồm các thành phần Site Analysis, Robots Exclusion và Sitemaps and Site Indexes, cho phép bạn phân tích website chi tiết và đưa ra những đề nghị cùng công cụ chỉnh sửa robot và sitemap nhằm làm cho nội dung website “thân thiện” với các dịch vụ tìm kiếm.

5. AuditMyPC Sitemap Generator

Để “leo” lên đầu danh sách kết quả tìm kiếm, website của bạn phải trở nên quen thuộc với các dịch vụ tìm kiếm như Google.
Một “chiêu” quan trọng để đạt được đìều này là tạo sitemap (có thể hiểu như bản đồ website) cho website của bạn và “khai báo” cho các dịch vụ tìm kiếm biết.
Hiện có nhiều công cụ tạo site map, trong số đó Sitemap Generator của AuditPC có lẽ là công cụ tốt nhất: nó là dịch vụ trực tuyến chạy trong trình duyệt (yêu cầu Java), không giới hạn số trang của website.

6. SEO Toolbar

Thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox cung cấp bộ đồ nghề SEO hoàn chỉnh trên một thanh công cụ, bao gồm các kiểm tra thứ hạng (Google PR, Alexa Rank), phân tích website và từ khoá, so sánh các website cạnh tranh và nhiều tính năng hữu ích khác.
Một công cụ khác tương tự dành cho người dùng trình duyệt Google Chrome: Site SEO Tools (chrome.google.com/extensions/detail/diahigjngdnkdgajdbpjdeomopbpkjjc).
Thư viện mở rộng cho Chrome này cho bạn thông tin tổng quát về SEO của website trong một cửa sổ.

7. Yahoo! YSlow

Đây là thư viện bổ sung cho trình duyệt Firefox dùng kết hợp với công cụ Firebug. YSlow phân tích trang web, thông tin về các thành phần trang web và đưa ra các khuyến nghị cải thiện tốc độ cũng như cung cấp các công cụ để phân tích tốc độ như Smush.it và JSLint.

8. Xenu Link Sleuth

Ứng dụng nhỏ gọn này chạy trên tất cả phiên bản Windows (môi trường desktop, không phải server), được thiết kế tốt và dễ dùng; nó có khả năng phát hiện nhanh chóng các liên kết hỏng (dẫn đến lỗi 404) trên website của bạn và cung cấp nhiều thông tin khác giúp bạn dễ làm SEO.

9. SocialMention socialmention.com

Dịch vụ trực tuyến này dò tìm trên các trang blog, tiểu blog, diễn đàn, hỏi-đáp, mạng xã hội, lịch sự kiện và tin tức để “đo-đếm” thông tin đề cập đến thương hiệu của bạn hay từ khoá mà bạn nhập vào.

10. Website Grader websitegrader.com

Dịch vụ trực tuyến này đo lường hiệu quả tiếp thị của website.
Nó đưa ra điểm số dựa trên những thông tin như lưu lượng truy cập website, SEO, mức độ phổ biến của website trên các mạng xã hội và các thông số kỹ thuật khác. Nó còn đưa ra lời khuyên cơ bản để cải thiện việc quảng bá website.
Xin trích lời một chuyên gia: “…SEO không thể đem lại kết quả ngay lập tức. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang web lên thứ hạng cao trên các dịch vụ tìm kiếm.
Người làm SEO phải thực sự đam mê, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi, khám phá những kỹ thuật và kiến thức mới để thành công.”
Theo PC World VN.

Kiến thức SEO tổng quát dành cho doanh nghiệp

Tác giả: Thuận Nguyễn, August 5th, 2011 | SEO căn bản

Các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã nhận thức ngày càng rõ hơn tầm quan trọng của SEO, và điều quan trọng khi bạn tự thực hiện một chiến dịch SEO hoặc thuê công ty làm SEO là phải hiểu rõ những bước cở bản nhất để có cái nhìn tổng quát phải làm gì cho website bạn khi SEO. Tôi xin giới thiệu một số bước chung để các bạn có thể hiểu rõ hơn về SEO:

1. Tự tạo quy trình SEO cho chính bạn: SEO là một thuật toán phụ thuộc vào Google và được google thay đổi liên tục, những chiến lược SEO năm ngoái sẽ có thể không còn tác dụng trong năm nay. SEO đòi hỏi sự linh hoạt.

2. Hãy kiên nhẫn: bạn đừng hy vọng sẽ lên top trong vòng 24h hoặc vài ngày (trừ vài trường hợp từ khóa không có cạnh tranh), một chiến dịch SEO thường mất 3-6 tháng hoặc có khi 9 tháng để có kết quả và thời gian có thể kéo dài đối với cá website nhỏ và mới thành lập.

3. Hãy đặt hàng loạt câu hỏi khi bạn thuê một công ty làm dịch vụ SEO: khi thuê một công ty làm SEO bạn phải biết chiến lược SEO của họ là gì. Hãy hỏi thật chi tiết và cụ thể. Sau đó hãy tự tìm hiểu thêm về công ty làm SEO, về các chiến lược SEO họ đã làm, tuyệt đối tránh sử dụng dịch vụ SEO dùng phương pháp blackhat v.v…

4. Hãy tìm hiểu thêm về SEO: Nếu bạn đang thực hiện SEO cho website của mình hãy học về SEO càng nhiều càng tốt. Trên Internet có rất nhiều website về SEO bổ ích như: LamSEO.com, ThegioiSEO.com, và nếu bạn biết Tiếng Anh một vài địa chỉ không thể bỏ qua như: http://searchengineland.com/, http://www.SEObook.com/, http://www.SEOmoz.org/ v.v… (Xem thêm tự học làm SEO)

5. Hãy phân tích web ngay từ khi bắt đầu: Bạn cần phải có một chiến lược SEO rõ ràng khi thực hiện công việc SEO, và hãy dùng các công cụ phân tích website như SEOtracker, SEOpanel, Piwik, Google Analytics, v.v… để có thể theo dõi hiệu quả của chiến dịch SEO.

6. Xây dựng một website với nội dung chất lượng: Vâng, bạn muốn website bạn nằm trên top đầu Google, hãy đặt câu hỏi: “Website của bạn có thực sự là 1 trong 10 website tốt nhất thế giới về chủ đề này?” Hãy tự nhận xét một cách trung thực, Nếu không, hãy xây dựng một website tốt trước khi làm SEO.

7. Xây dựng sitemap: Robots không thể index website của bạn nếu nó không thể crawl. Xây dựng sitemap sẽ giúp robot có thể tìm các trang quan trọng trên trang của bạn, và giúp robot hiểu hệ thống phân cấp danh mục trên web.

8. Tạo URL thân thiện với công cụ tìm kiếm: Sử dụng từ khóa trong URL, ví dụ: tenmien.com/tu-khoa.html, hãy sử dụng gạch giữa trong URL thay vì gạch dưới (dấu gạch giữa được hiểu như là khoảng cách dấu gạch dưới thì không).

9. Phân tích kỹ từ khóa trước khi bắt đầu SEO: Công cụ yêu thích của tôi là Google’s AdWords Keyword Tool, ngoài ra để đánh giá đối thủ bạn có thể dùng các công cụ như: SEOquake, Market Samurai (có phí). Hãy cân nhắc kỹ khi chọn các từ khóa có độ cạnh tranh cao.

10. Dùng Adwords: Adwords là một công cụ chính xác để bạn test số lượng search của từ khóa và số phần trăm khách truy cập trở thành khách hàng cho từ khóa đó, ngoài ra Adwords cũng là một lựa chọn tốt cho các website mới ra đời cần traffic khi chờ đợi kết quả từ SEO.

11. Mỗi một trang có một tiêu đề và thẻ mô tả duy nhất liên quan đến từ khóa: Thẻ tiêu đề là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm. Thẻ mô tả hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tìm kiếm tuy nhiên nó ảnh hưởng khá nhiều nhiều đến quyết địch nhấp chuột của người dùng. Thẻ keyword hiện nay hầu như không có ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm, bạn có thể không thiết lập thẻ này nếu muốn.

12. Xây dựng nội dung web cho người dùng: Google rất quan trọng nhưng những công cụ tìm kiếm không thể đặt hàng hay sử dụng dịch vụ của bạn. Chính người dùng mang lại lợi nhuận cho bạn, vì vậy hãy xây dựng một nội dung web nhắm vào người dùng chứ không phải cho công cụ tìm kiếm, tuy nhiên nội dung nên xoay quanh từ khóa và bảo đảm thân thiện với người dùng.

13. Nội dung không trùng lặp: Duplicate content là điều tối kỵ trong SEO vì vậy hãy xây dựng một website với nội dung độc đáo, tránh xây dựng theo kiểu copy – paste.

14. Sử dụng liên kết nội bộ: Sử dụng từ khóa làm anchor text thay vì các từ chung chung như “nhấp vào đây” sẽ giúp robot hiểu nội dung trang đích và giúp nâng cao thứ hạng tìm kiếm.

15. Xây dựng backlink một cách thông minh: Có rất nhiều cách để xây dựng backlink như: viết blog, comment blog, forum post, submit danh mục v.v… càng nhiều backlink về site bạn sẽ có thứ hạng càng cao, khi xây dựng backlink hãy nhớ 4 nguyên tắc chính (chất lượng site đặt link, Anchor text, Vị trí đặt link, Tính liên quan bài viết), và đừng cố spam bằng cách xây dựng hàng loạt link vô nghĩa, bạn sẽ tốn công vô ích và đôi khi phản tác dụng.

16. Phát triển kênh mạng xã hội: hãy xây dựng kênh mạng xã hội mạng mẽ (Google Plus, Facebook, Twitter v.v…), độ active website bạn càng cao, bạn sẽ có nhiều cơ hội nâng cao thứ hạng tìm kiếm.

17. Đa dạng hóa nguồn khách truy cập: Nếu SEO tốt bạn sẽ có nguồn truy cập lớn và ổn định vào site bạn có thể chiếm hơn 80% số lượng truy cập vào site, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mai kia thuật toán Google thay đổi và bạn không còn top, nếu mai kia công cụ Google không còn được ưa chuộng? Hãy xây dựng nhiều nguồn truy cập khác như kênh mạng xã hội, email markerting, viral marketing v.v… Và hơn hết hãy xây dựng một dịch vụ hoàn hảo, khi đó bạn sẽ có một lượng khách hàng trung thành và ngày càng lớn lên thông qua “truyền miệng”.

Thuận Nguyễn, Website Project Manager Thegioitructuyen.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn LamSEO.com nếu đăng lại.

Google sitelinks vẫn còn là bí ẩn thú vị

Tác giả: Du Nguyễn, August 4th, 2010 | Sitelinks, Usability
Google sitelinks luôn là bí ẩn thú vị dù đôi khi mang đến phiền toái. Rất nhiều bài viết, thảo luận từ các chuyên gia SEO, nhà quản trị web từ xưa đến nay về Google sitelinks cũng chỉ dừng lại ở mức… phỏng đoán (SEO nói chung cũng luôn bí ẩn, nhưng ít ra Google đã chia sẻ tài liệu và rất nhiều bài viết chi tiết về từng khía cạnh trong đó).
Nhân sự kiện Google vừa cập nhật sitelinks tuần rồi, mình cũng muốn chia sẻ vài trải nghiệm nho nhỏ về Google sitelinks.

Thế Google sitelinks là gì?

Sitelinks, tức là “liên kết” của một site, thường là liên kết nội (internal links) hiển thị ngay bên dưới URL hay snippet (phần mô tả nội dung trang web được Google chọn) trên kết quả tìm kiếm (SERPs), giúp người dùng có thể vào các trang bên trong trang web mà không cần phải vào trang chủ. Bằng cách này, theo Google, sitelinks như là shortcuts giúp tiết kiệm thời gian của người dùng.
Theo cách “truyền thống” và đầy đủ nhất thì Google sẽ hiển thị tối đa 8 liên kết bên dưới URL dù rằng 1 site có thể có hơn 8 sitelinks (như site nhạc Mp3 Zing có tới 24 sitelinks, xem bên dưới).

Google sitelinks của LamSEO.com trên Google.com ngày 27/7/2010 với từ khóa "lamseo".
Nhưng từ tháng 3/2009, Google đã thử nghiệm hiển thị sitelinks theo chiều ngang, tối đa 4 liên kết và nằm ngay bên dưới snippet (thay vì URL như truyền thống). Các liên kết này thường là phần bên trái của bộ 8 links khi hiển thị đầy đủ.

Sitelinks của LamSEO.com theo chiều ngang trên Google Việt Nam với từ khóa "lam seo"

Google xác định sitelinks như thế nào?

Đây chính là câu hỏi chưa có đáp án chính xác và toàn diện nhất. Google chỉ bật mí rất chung chung:
“We only show sitelinks for results when we think they’ll be useful to the user. If the structure of your site doesn’t allow our algorithms to find good sitelinks, or we don’t think that the sitelinks for your site are relevant for the user’s query, we won’t show them.
At the moment, sitelinks are completely automated. We’re always working to improve our sitelinks algorithms, and we may incorporate webmaster input in the future.”
tạm dịch sát nghĩa:
“Chúng tôi chỉ hiển thị sitelinks cho những kết quả mà chúng tôi NGHĨ chúng hữu ích với người dùng. Nếu cấu trúc site không cho phép giải thuật của chúng tôi tìm những sitelinks tốt, hoặc chúng tôi không nghĩ rằng sitelinks liên quan đến truy vấn của người dùng, thì chúng tôi sẽ không hiển thị chúng.
Hiện tại, sitelinks được xác định một cách tự động. Chúng tôi luôn cố gắng cải tiến giải thuật sitelinks và có thể trong tương lai chúng tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của webmaster”

Giả thuyết “chấp nhận được”

Google chỉ hiển thị sitelinks với những từ khóa mà bạn đạt tỉ lệ click (CTR) cực kỳ cao (đến mức nào thì chưa thể xác định), thường là các từ khóa thương hiệu, tên miền. Ví LamSEO.com sẽ hiển thị với các từ khóa như: lamseo.com, lamseo, lam seo, làm seo, tư vấn seo, tu van seo.
Google chỉ hiển thị những liên kết mà Googlebot có thể dò tìm từ trang chủ, thường là HTML links được đặt cao ở HTML sourceđược click nhiều nhất.

Phản biện vài giả thuyết…

Sitelinks chỉ dành cho site có trên 1 năm tuổi. Thực tế thì mình đã từng chứng kiến các site chỉ ra đời hơn 1 tháng đã có sitelinks (như Thuanthien.zing.vn) dù mình không phủ nhận tuổi đời tên miền có ảnh hưởng nhất định trong sitelinks và SEO nói chung.
Sitelinks chỉ hiển thị với các trang có nhiều liên kết ngoại với backlinks chứa anchor text là tên trang web. Mình có site cá nhân DuNguyen.com đang hiển thị những sitelinks cho trang Tag (/proxy) mà mình chưa bao giờ chú trọng phải xây dựng liên kết hay internal links.

Sitelinks của DuNguyen.com trên Google Việt Nam.
Sitelinks chỉ hiển thị liên kết nội bộ. Hãy nhìn sitelinks của Zing.vn hiện tại, bạn sẽ thấy có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn mà subdomain được Google xem như là site riêng.

Sitelinks của www.zing.vn có 2 link đến mp3.zing.vn và me.zing.vn
Google chỉ hiển thị sitelinks của trang chủ. Hãy xem Zing Mp3 có sitelinks từ chuyên trang video clip.

Mp3 Zing có sitelinks ở chuyên trang Video clip.
Google chỉ hiển thị liên kết/trang web có traffic cực cao hoặc được click nhiều nhất trang. Hãy xem phần “cách khóa sitelink” bên dưới, bạn sẽ thấy nhận định này là sai.

Làm thế nào để có sitelinks như ý?

Câu hỏi đặt ra “làm thế nào để có sitelinks?” cũng được các chuyên gia thảo luận rất nhiều. Theo phỏng đoán bên trên thì mình thấy 2 điều kiện tiên quyết để có sitelinks gồm: đạt CTR cực cao (so với các site xếp dưới ở top 10 kết quả tìm kiếm) với một số từ khóa (không nhất định phải là brand) và nên tạo các HTML links đặt cao ở mã nguồn HTML, thường là các link trong Top Menu/Navigation. Trong đó CTR là do người dùng quyết định nhưng bạn có thể chủ động tối ưu thông tin hiển thị (page title, description/snippet, URL) cũng như tận dụng HTML links thay vì javascript ở Navigation/Menu (ngoài ra có thể tạo Breadcrumbs cho các trang con).
Để tối ưu sitelinks, ngoài làm tốt 2 điều căn bản trên, bạn có thể khóa (block) các liên kết không muốn hiển thị và “chờ đợi” Google sẽ tìm link khác.

Cách khóa sitelink không mong muốn

Ngay đầu bài viết mình đã nói sitelinks đôi khi mang đến phiền phức. Hmm, đúng là như vậy, bởi nó được tạo tự động, và vì vậy, không phải lúc nào cũng hiển thị link mình mong muốn. “Tai nạn nghề nghiệp” dưới đây là một ví dụ.
Một ngày cuối tuần cách đây 2 tháng (tuần cuối tháng 5/2010) (khi này mình không còn làm fulltime cho VNG nên không quản lý sâu sát Webmaster tools của các site Zing), một số cộng đồng online đưa tin Zing Mp3 đang cố tình tạo xì-căng-đan với 1 sitelink rất nhạy cảm.

Một sitelink rất nhạy cảm của Zing Mp3 ngày 29/5/2010
Mình vội vàng login vào Google Webmaster Tools để khóa sitelink đó lại.

Log in vào Google Webmaster Tools, chọn tab Sitelinks
Vào Site Configuration, tab Sitelinks, chọn sitelink không mong đợi đó, tiến hành “block”.

Khóa (block) 1 site link không mong muốn.
Ngoài ra, để chắc chắn, mình cũng cập nhật robots.txt lẫn yêu cầu Google remove những trang nhạy cảm đó ra khỏi index. Và chờ đợi. May thay, khoảng 8 giờ sau Google đã cập nhật sitelinks mới, dẫu thỉnh thoảng Google vẫn hiện cache trong 1 tuần đầu tiên.
Mình chắc chắn rằng sitelink nhạy cảm trên là ngoài ý muốn, không hề có traffic trước đó và chỉ xuất hiện khi Google cập nhật giải thuật sitelinks lần đó. Xem pageviews của URL đó trong Google Analytics sẽ thấy rõ điều đó.

Không cần có nhiều lượt xem để có 1 sitelink!