Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Wednesday, April 13, 2011

Vài suy nghĩ về phương pháp định giá cổ phiếu thông qua việc đánh giá cổ phiếu FPT


Người gửi: placid -- 06/03/2007

Hiện nay có rất nhiều lời cảnh báo về thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tăng quá nóng mà không dựa trên bất cứ cơ sở nào nhưng ngược lại cũng có những ý kiến cho rằng chỉ có một số chứng khoán là quá nóng còn đa phần chứng khoán của những doanh nghiệp tiềm năng vẫn còn có thể tăng tiếp. Trong đó cổ phiếu của công ty FPT (cổ phiếu có thị giá cao nhất trên TTCK tập trung) là được mọi người chọn nhiều nhất để đánh giá về việc cổ phiếu của công ty này có phải là quá cao hay chưa? Điển hình đó là 02 bài viết về cổ phiếu này đang được mọi người quan tâm nhất.

Bài thứ nhất là “Mất cân bằng ở TTCK Việt Nam qua lăng ký cổ phiếu FPT” của tác giả Bùi Quang Nam, được báo Đầu tư chứng khoán trích đăng lại ở trang 17, số báo 11 (379) ngày 5/2/2007, đánh giá cổ phiếu FPT là đã quá đắt so với giá trị thật sự mà FPT có thể mang lại cho nhà đầu tư. Bài viết tiếp theo là bài “Năm nay nhà đầu tư ăn Tết lớn” của tác giả Đặng Quang Gia, chuyên gia TTCK, giảng viên TTCK tại trường Đại học Ngân hàng TpHCM, đăng trên trang 22 báo Đầu tư chứng khoán số Xuân Đinh Hợi ngày 12/02/2007, đánh giá cổ phiếu FPT vẫn còn rẻ và có khả năng tăng tiếp được. Sau đó, cũng có nhiều bình luận về bài viết này trên cổng thông tin kinh doanh www.saga.vn

Cả bài viết trên đều so sánh FPT với Microsoft, cổ phiếu hàng đầu về công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới. Hai tác giả đều đưa ra những phương pháp phân tích để chứng minh quan điểm của mình. Với hai quan điểm ngược nhau sẽ làm cho các nhà đầu tư (NĐT) nhất các nhà đầu tư nghiệp dư sẽ rất băn khoăn trong việc sử dụng phương pháp phân tích nào giúp ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu FPT nói riêng và những cổ phiếu khác nói chung. Bài viết nhỏ này xin nói rõ về các phương pháp phân tích mà 02 tác giả trên đã dùng để các NĐT tự mình có thể đánh giá chứng khoán và ra quyết định đầu tư.

Ở bài viết của tác giả Bùi Quang Nam, tác giả đã lấy những số liệu từ báo cáo tài chính của hai công ty, đồng thời xác định những chỉ số tài chính của FPT và Microsoft rồi đem ra so sánh. NĐT chỉ việc xem xét những chỉ số nào tối ưu hơn là từ đó có thể đánh giá được cổ phiếu mình quan tâm có xứng đáng để ra quyết định đầu tư không. Và cách đánh giá này chỉ ra rằng cổ phiếu của Microsoft tốt hơn FPT. Chẳng hạn 100 đồng doanh thu của Microsoft tạo ra 82,16 đồng lợi nhuận gộp còn 100 đồng doanh thu của FPT chỉ tạo ra được 13 đồng lợi nhuận trong khi bình quân ngành là 70,34 đồng. Ngoài ra P/E (thị giá trên thu nhập của mỗi cổ phần) của FPT là 75 trong khi của Microsoft chỉ có 24,85; bình quân ngành chỉ có 33,42 và EPS (lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần) của Microsoft 1,251 gấp 2.51 lần của FPT (chỉ có 0.499). Nghĩa là thị giá cổ phiếu của FPT hiện nay cao hơn Microsoft gấp 03 lần và thị giá này đã quá cao so với giá trị của FPT mang lại cho NĐT.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ dành cho những người có ít nhiều kiến thức về kinh tế, có khả năng phân tích đồng thời chịu khó tìm hiểu những số liệu để so sánh, đánh giá mới có kết quả tốt. Những NĐT nghiệp dư hay những NĐT chuyên nghiệp nếu muốn đánh giá nhanh một chứng khoán sẽ khó có đủ thời gian để phân tích bài bản như vậy. Đây là phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Dù vậy NĐT vẫn tận dụng được một số chỉ số trong bài viết vẫn có thể xác định nhanh giá trị cổ phiếu để đưa ra quyết định đầu tư như chỉ số P/E, EPS là những chỉ số rất căn bản trong đầu tư chứng khoán.

Bài viết của tác giả Đặng Quang Gia dùng phương pháp tách đảo nghịch (reverse split) xác định thị giá của cổ phiếu FPT còn rẻ hơn so với Microsoft đến 138 lần. Vậy thì thật sự thị giá cổ phiếu của FPT là đắt hay rẻ khi NĐT đọc hai bài viết trên?

Phương pháp tách đảo nghịch (reverse split) có ưu điểm là rất dễ hiểu, dễ phân tích trong so sánh các loại chứng khoán. Tuy nhiên trong phân tích đầu tư các NĐT nghiệp dư hay chuyên nghiệp, các cá nhân hoặc tổ chức hầu như không dùng phương pháp này, họ thường hay dùng P/E, EPS để đánh giá. Bởi vì phương pháp này có những mặt hạn chế nhất định. Xin được trình bày như sau:

Điểm quan trọng của phương pháp tách đảo nghịch là phải đưa số lượng cổ phần đang lưu hành của các công ty so sánh về bằng nhau mới so sánh được. Tác giả chia nhỏ số lượng cổ phiếu đang lưu hành của FPT (khi đó là 640.000 ngàn) khoảng xuống 181 lần để bằng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Microsoft là 11 tỷ cổ phiếu (cổ phiếu đang lưu hành của FPT là 60,8 triệu) khi đó thị giá của FPT cũng giảm tương ứng. Thị giá cổ phiếu của FPT khi đó thấp hơn của Microsoft đến 138 lần. Tuy nhiên khi dùng phương pháp này cũng phải chia nhỏ mệnh giá của cổ phiếu FPT xuống tương ứng. Khi đó mệnh giá FPT chỉ còn 10.000/181 = 55,248 đồng và thị giá khi đó là 3.535 đồng; nghĩa là thị giá vẫn gấp mệnh giá 64 lần không có gì thay đổi so với trước khi tách. Điều này cũng có nghĩa là mệnh giá của FPT cũng nhỏ hơn rất nhiều lần mệnh giá Microsoft sau khi dùng phương pháp này, chứ không chỉ riêng thị giá. Tỷ lệ giữa mệnh giá/thị giá của FPT và Microsoft không có gì thay đổi so với trước khi tách, có nghĩa là tỷ lệ thị giá/mệnh giá của FPT vẫn cao hơn của Microsoft rất nhiều lần.

Ví dụ: cổ phiếu A thị giá là 160 triệu, mệnh giá là 10 triệu (gấp 16 lần) và cổ phiếu B thị giá 1 triệu nhưng mệnh giá chỉ có 10.000 đồng (gấp 100 lần). Rõ ràng khi so sánh 02 thị giá với nhau ta thấy cách nhau đến 160 lần nhưng nếu so sánh thị giá phải so sánh luôn mệnh giá; mệnh giá lúc này cách nhau đến 1.000 lần. Như vậy cổ phiếu nào rẻ hơn? Chưa kể việc mệnh giá cổ phiếu trên TTCK tập trung theo quy định của Nhà nước là 10.000 đồng nên việc này tạm thời là không xảy ra được. Ngoài ra việc tách này đã làm giá trị cổ phiếu về số lượng lưu hành cũng như thị giá, mệnh giá của FPT bị pha loãng đi rất nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về tài chính của công ty, làm thay đổi chiến lược kinh doanh gây khó khăn cho Ban lãnh đạo FPT.

Còn ngược lại nếu rút số lượng cổ phiếu của Microsoft xuống còn 60,8 triệu bằng FPT thì thị giá của Microsoft tăng lên tương ứng và đồng thời mệnh giá cũng tăng như thế. Nghĩa là không có gì thay đổi, tỷ lệ tương đương nhau.

Trường hợp nếu nhà phân tích muốn nâng vốn điều lệ của FPT lên bằng Microsoft để số lượng và mệnh giá cổ phiếu của FPT lên ngang bằng Micrsoft để so sánh. Khi đó người đó phải xác định với số vốn đó doanh thu của FPT lúc này có thể đạt được như Microsoft hay không? Lợi nhuận ròng có thể tăng lên tương ứng với số vốn mới tăng lên không? (Chưa kể những giá trị vô hình như thương hiệu của Microsoft lớn hơn nhiều lần FPT, khi đó FPT có thương hiệu mang đẳng cấp tương đương không). Ngoài ra cần phải xem xét các yếu tố khác. Ví dụ theo như số liệu trong bài viết của tác giả Bùi Quang Nam thì FPT là công ty phát triển và đầu tư công nghệ nhưng doanh thu của mảng này không quá 3% tổng doanh thu. Trong khi doanh thu từ bán điện thoại di động góp vào tổng doanh thu đến 64% trong 09 tháng đầu năm 2006 (nghĩa là FPT giống một doanh nghiệp phân phối hơn là phát triển và đầu tư công nghệ). Và rồi điều gì sẽ xảy ra khi mảng phân phối điện thoại này bị sụt giảm, ví dụ FPT không còn độc quyền phân phối điện thoại di động của các hãng lớn hay người tiêu dùng Việt Nam ít sử dụng điện thoại di động hơn chẳng hạn ... Hay như chiến lược phát triển của công ty trong tương lai cũng là yếu tố cần phải cân nhắc.

Dùng phương pháp nào để phân tích đánh giá khi đầu tư là tùy vào NĐT nhưng trong một trận chiến có một chiến lược tốt sẽ dễ dành phần thắng hơn. Nhất là đầu tư có phương pháp sẽ lâu dài hơn, sự thành công có thể đến muộn nhưng ổn định và bền vững. Những NĐT xem TTCK chỉ là một trò chơi may rủi, một sòng bạc lớn vẫn có thể thành công lớn ở thời điểm ban đầu tuy nhiên sẽ phải chịu rủi ro rất lớn trong dài hạn. Giống như NĐT đang đánh cược với “ông trời”, mà nếu đánh cược với “ông trời” thì khả năng thắng là rất thấp, đã đến lúc NĐT nên thay đổi tư duy từ “chơi chứng khoán” sang “đầu tư chứng khoán”.

TTCK là “hàn thử biểu” cho nền kinh tế của một quốc gia. NĐT tham gia TTCK không những để kiếm lợi ích cho cá nhân mà còn dùng những đồng tiền đầu tư của mình đầu tư giúp cho các doanh nghiệp huy động vốn phát triển sản xuất, giúp cho đất nước phát triển. Đó mới là mục đích của TTCK và muốn TTCK phát triển ổn định, bền vững, vượt bậc thì không chỉ là nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn là của từng NĐT góp phần xây dựng nên một TTCK vững mạnh trên đất nước mình.

saga.vn

No comments:

Post a Comment