Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Wednesday, March 3, 2010

BẠCH HỔ có bao nhiêu loài.

Có bao nhiêu loài hổ trên TỬ VI? Có 60 loài đại diện cho 60 tuổi. Có người than rằng nhiều quá khó nhớ cho xuể. Nhưng chưa nhiều đâu mỗi loài có đến 14 chủ nhân, tức là các chinh tinh cai quản HỔ, nhân lên ta thấy chóng mặt, hết muốn nghiên cứu.

Ta tập trung 60 loài cơ bản. Lập trang Web, nếu tôi không lầm, trong trang Web có nhiều SITE. Ta gọi những con HỔ tốt nằm trong site hổ tốt.com. (Đọc là hổ tốt chấm com). Công việc bắt đầu.

* Hỡi các HỔ hãy nghe đây! Các HỔ nào có đuôi PHƯỢNG CÁC được tôi xếp vào site hổ tốt. com. Những hổ còn lại tạm gọi HỔ lạc loài.

Các HỔ đạt tiêu chuẩn Sửu Mùi khoái chí vào ngay. 2 loài Thìn, Tuất phân vân vì PHƯỢNG một nơi mà HỔ một ngả. Tôi chấp nhận cho vào luôn.

Các HỔ còn lại nhao nhao phản đối. (thói đời là vậy). Tại sao chỉ có PHƯỢNG CÁC mà ưu tiên quá vậy. Cho là hổ đắc địa. Các HỔ hãy nghe đây.

BẠCH HỔ là gì? Là sao chủ sự bày tỏ, thổ lộ, tâm tình, biện bạch… (người viết chọn chữ bày tỏ để nói chung chung). PHƯỢNG CÁC là gì? Là sao chủ sự ngưỡng mộ, ngẩn cao đầu… Vậy thì BẠCH HỔ bày tỏ điều mình nói được sự ngưỡng mộ của quần chúng. Vậy thì nó không đắc địa thì gọi bằng gì. Đắc địa thực chất là đắc ý, tức hợp lý, hợp lẽ. Chứ không phải là ưa phong chỗ nào đắc địa thì phong. Rồi tìm cách giải thích ngũ hành sinh khắc là tự mình lừa dối mình để thuyết phục người khác tin như vậy.

Chỉ có đáng bàn là Thìn Tuất PHƯỢNG một nơi, và HỔ một ngả. HỔ nầy không hay bằng Sửu Mùi tự tin những gì mình nói ra. Hổ Thìn Tuất nói ra được bên ngoài ngưỡng mộ đánh giá (chờ quần chúng đánh giá).

BẠCH HỔ của 4 tuổi nầy luôn luôn nằm trong bộ Tứ Linh. Bộ sao nầy là gì? là sự ngưỡng mộ, là số dzách, là quí trọng, là thần tượng, là Fan thậm chí được tôn sùng mãi mãi, đời đời… Đó là lợi thế 4 tuổi kể trên. Các HỔ còn lại không nên ganh tị.(khi nói sao KHỐC thì Tí Ngọ ăn đứt, khi nói ĐÀO HỒNG thì Mão Dậu hơn người. Vậy thì hãy an tâm đi, đừng buồn. Hãy xem con MÃ của tuổi Sửu kém hay, chứng minh một điều: Được cái nầy mất cái khác. Vậy thì đừng ganh tị với những gì mình không thể có.

BẠCH HỔ và TẤU THƯ:

Các HỔ hãy nghe đây. Kể cả HỔ lạc loài và HỔ đắc địa. Hãy vạch đuôi mình lên xem có chữ TẤU THƯ không? nếu có là HỔ đắc ý, đắc lợi còn ngon hơn là đắc địa mà không có sao nầy. Có người thắc mắc vì sao lại hay? Không thắc mắc, không chịu hỏi, tin tưởng một cách mù quáng, như một công thức, không tiến bộ được. Trong toán học khi hình thành công thức, buộc phải chứng minh. Đúng chưa? Hỡi những người giỏi toán đang đọc bài viết nầy.

TẤU THƯ chủ biên tập, biên chép, viết, trình bày… dĩ nhiên khó hơn là nói. Ví dụ bạn hỏi tôi BẠCH HỔ là gì? Nói ra rất dễ. Viết thì rất khó phải không? Giải thích một điều khó hiểu để mọi người cùng hiểu, phải hành văn sao đây cho khỏi khô khan, từ phải thông dụng không sáo rỗng… Vậy thì HỔ TẤU khi nó quá giỏi có thể viết văn, làm thơ, soạn nhạc… để lại cả một kho tàng văn hóa, kể cả các con HỔ TẤU của TỬ VI để lại các câu:

"HỔ mà gặp TẤU đồng cung. Công danh thi cử nên công dễ dàng"

BẠCH HỔ và XƯƠNG KHÚC:

Các HỔ hãy nghe đây. Vạch đuôi lên xem thử có chữ XƯƠNG KHÚC hội họp đâu đó không. Nếu có cũng như là hổ đắc địa mà thôi. Mà còn hay hơn thế nữa.

"TUẾ HỔ PHÙ hợp KHÚC XƯƠNG. Có tài hùng biện văn chương hơn người".

Đây là con HỔ ngon lành nhất, không dùng từ hè phố. Thậm chí ngại cả viết tắt sợ ngộ nhận, nói toàn chuyện văn chương nghệ thuật, đối diện với y đôi khi ta bị… hổ ngươi, hổ thẹn. Chu ng quanh chỗ ở của y toàn sách với vở, chỗ ngủ cũng vậy thôi. Cảm giác y dùng sách vở dọa ta, ta ghét y quá ta gọi y là con… mọt sách.

BẠCH HỔ và HÓA KỴ :

"Hổ bị đánh dấu". Là từ người viết tạo ấn tượng để bạn dễ nhớ. Các tình huống của HỔ nầy như sau:

* Đừng nói thế. Như " Đừng nói với em những lời nào tràn đầy cay đắng"…

* Cấm bày tỏ. Từ đừng không được chuyển qua cấm đoán. Cấm bày tỏ. Và Kỵ là sao rất ly kỳ chuyển thành…

* Nghi ngờ những lời nói ấy. Như vì sao? Tại sao? Lý do gì nó lại nói như vậy… đằng sau lời nói ấy là gì?.

* Bày tỏ phạm vào chỗ cấm kỵ. Cái chỗ không đáng nói đến lại nói đến. Như xúc phạm đến tôn giáo, chính quyền, đến địa phương, gia tộc… Nếu đọc trên báo chí trường hợp nầy không hiếm. Các vụ tranh, thơ, biếm họa về Hồi giáo là các dạng bày tỏ của BẠCH HỔ. Nếu HỔ KỴ có thêm THIÊN HÌNH là họa đấy. Họa do bày tỏ.

HỔ KỴ tức có đuôi đánh dấu bằng KỴ có con không chịu nói, có con bị cấm nói, có con nói điều cấm kỵ… do đâu? Do chủ nhân của nó. Là ai? Là 14 chính tinh cai quản nó. Ta chưa bàn xong các loài bàn đến chủ nhân của nó càng thêm rối trí. Đúng chưa?

Đa phần HỔ KỴ cái đuôi nó không đẹp, ngắn quá, nhỏ quá, rụng mất lông, thậm chí có con dấu cả đuôi, nó thấy ta lãng tránh đi xa. Nhưng coi kìa, đàng kia kìa… có con lạ lắm kìa, có con hình như là con hổ mà không phải hổ, ta có triệu tập nó đâu?. Vạch đuôi cho tui xem nào. KỴ KHOA. A! con kỳ lân đây rồi. Tức kỳ nhân đây rồi. Tại sao lại ở chốn bụi trần, xin mời vào Site hổ tốt.

BẠCH HỔ và THIÊN HÌNH

"Hổ khép nép". Đi đứng rụt rè nhưng có con tỏ ta oai vệ. Ăn nói có vẽ lễ độ nhưng có con tỏ ra răn đe. Vì sao vậy ta. Vì cái sao THIÊN HÌNH tùy thuộc có đắc địa hay không. Chúng ta đang bàn đến con HỔ đã mệt nghỉ, THIÊN HÌNH nằm trang Web của nó.

BẠCH HỔ và KHÔNG KIẾP

CHỦ NHÂN của HỔ là ai?

No comments:

Post a Comment