Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Saturday, June 11, 2011

DHL phá vỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới nổi

Sự hợp tác giữa kinh tế tư nhân, chính phủ và ngành công nghiệp logistics là cần thiết cho việc triển khai những tiềm năng kinh tế thành công.

Singapore, ngày 12 tháng 10 năm 2010: Với việc kinh tế thế giới đặt kỳ vọng vào các thị trường mới nổi làm lực đầy cho quá trình phát triển và phục hồi, DHL, một công ty hàng đầu quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp logistic, đã xác định ba rào cản ngăn cản thành công tiềm năng, đó là chi phí hải quan cao, quá trình tự do hóa thị trường chậm, và sự phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng của các kênh phân phối.

Rob Siegers, Giám đốc điều hành (COO) của bộ phận Giải pháp Khách hàng Toàn cầu của DHL, cho biết: “Mười hai điểm nóng” mới nổi mà Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới IMF công bố hồi đầu năm nay đã chỉ ra có tiềm năng phát triển lớn hơn sức mạnh tổng hợp các nền kinh tế đã phát triển. Trong khi điều này mang đến những tín hiệu đáng mừng đó là khi nhìn nhận vấn đề một cách kỹ lưỡng hơn, người ta nhận thấy chuỗi cung ứng logistics là cần thiết để đảm bảo rằng những nền kinh tế này có thể chuyển giao thành những tiềm năng phát triển trong dài hạn và ngắn hạn.”

Là chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế hàng hóa hàng không, đường biển, đường sắt và hợp đồng logistics, DHL đóng vai trò then chốt kết nối các hoạt động thương mại giữa hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển. Do vậy, DHL tin tưởng rằng để đáp ứng tốc độ phát triển đã dự báo và nhu cầu logistics gia tăng, các thị trường mới nổi sẽ cần phát triển một cách mạnh mẽ khả năng mạng lưới cùng với cơ sở hạ tầng của hoạt động vận chuyển, đẩy nhanh quá trính tự do hóa thị trường và sự phát triển của các khu thương mại tư do và bãi bỏ phí hải quan.

Richard Owens, Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) của bộ phận Giải pháp Khách hàng Toàn cầu của DHL khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khoảng 15% chi phí chuỗi cung ứng phụ thuộc vào các quy định và thủ tục hải quan, so với chỉ khoảng 3% chi phí tương ứng ở châu Âu. Vì ngành logistics là xương sống của thương mại toàn cầu, tạo sự thông thoáng cho hoạt động vận chuyển hàng hóa và dịch vụ thông qua các quy trình logistics, hệ thống hạ tầng và chính sách của chính phủ tốt hơn tại những thị trường này sẽ cho phép các thị trường mới nổi đạt được mục tiêu đề ra theo đúng kế hoạch.

“Các ngành công nghiệp phát triển then chốt như dệt may, dược phẩm, năng lượng tái tạo cũng cần thể hiện vai trò thúc đẩy các cải cách và sự bền vững của chuỗi cung ứng.”

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng hoạt động của ngành logistics của một nước có tác động tương đối lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại của nước đó so sánh với những yếu tố đồng đẳng với cùng một trình độ phát triển. DHL, là nhà tiên phong đầu ngành, ưu tiên sự phát triển bền vững và hướng tới nâng hiệu quả khí thải carbon thêm 30% vào năm 2020.

Owen nói thêm: “Để thành công lâu dài, các thị trường mới nổi cần coi trọng các giải pháp bền vững của chuỗi cung ứng. Từ việc vận chuyển các chủng loại hàng hóa và hàng tiêu dùng đến việc hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng phụ trợ ngành năng lượng và thủ tục hải quan phức tạp, ngành công nghiệp logistics có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép các thị trường mới nổi tiếp tục sự phát triển trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu bằng cách hỗ trợ, đầu tư, và mở rộng khả năng logistics để đón đầu nhu cầu thị trường.”

Các nền kinh tế “nóng” bao gồm Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc Đại lục, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Các Tiều vương quốc Ả rập, Arập Xếu, Nam Phi và Brazil. Các nước này cùng mong đợi đạt được mức tăng trưởng GDP trung bình là khoảng 7% trong năm 2015, so sánh với kế hoạch tăng trưởng 2.1% của tổng GDP của các nước G7. Tổng GDP của các nền kinh tế “nóng” này sẽ chiếm 38% trong tổng GDP toàn cầu vào năm 2015 – cao hơn 2% so với GDP toàn cầu của các nước khối G7. Năm 2009, các nền kinh tế “nóng” nói trên đã đạt mức tăng trưởng GDP trung bình là 2,8% so với -3,4% của các nước G7. Thị phần GDP toàn cầu là 32%, chỉ thấp hơn thị phần của khối G7 9%.
Những thách thức khác của thị trường mới nổi mà DHL nhận định là: các thị trường mới hình thành, chính trị bất ổn, non trẻ, dân số phát triển nhanh với thu nhập thấp, các vấn đề về ngôn ngữ và thông tin liên lạc và khoảng cách chênh lệch về xã hội và kinh tế khá lớn trong dân chúng.

Để duy trì tính cạnh tranh trong giai đoạn chuyển tiếp này, các công ty hoạt động kinh doanh trong hoặc với các thị trường mới nổi cần trở thành đối tác với một nhà cung cấp logistic dày dặn kinh nghiệm. Trong một cuộc điều tra 3PL do DHL tiến hành năm 2006, hơn 80% số người được hỏi cho rằng họ dựa vào các nhà cung cấp như DHL để có những hiểu biết về thị trường nước đó khi họ mở rộng hoạt động vào các thị trường mới nổi như Trung Quốc. Sau đó, số công ty hợp tác với DHL để thiết kế chuỗi cung ứng của mình đã tăng lên – và sẽ tiếp tục tăng lên – đặc biệt ở các thị trường như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Đông, Mỹ La tinh và Nga.


No comments:

Post a Comment