Do Thái là một dân tộc rất coi trọng trí tuệ. Thành công của họ cũng thường do cực kỳ mưu trí mà giành được, đặc biệt chỉ riêng về doanh nhân Do Thái vai trò của họ đến nền tài chính thế giới đã nói lên tất cả. Những giá trị hữu hình như tài chính tiền tệ có thể rất dễ nhận biết nhưng khái niệm Trí Tuệ lại là một khái niệm rất mơ hồ đụng chạm đến một phạm vi rộng lớn. Nó được định nghĩa không rõ ràng, do đó trí tuệ là gì cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo các doanh nhân Do Thái trí tuệ là gì?
Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với của cải: Có hai học giả nói chuyện với nhau.
Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn?
Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn!
Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.
Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ? Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Rất khó thể hiểu được hết ý nghĩa sâu xa của nó bản thân khái niệm của Trí Tuệ và Tiền Bạc là một nghịch lý.
Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền bạc? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?
Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự vì nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí tuệ phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí tuệ như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự.
Và người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau:
Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.
Xây dựng được mối quan hệ đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc giúp các thương gia Do Thái trở thành những nhà buôn trí tuệ nhất.
Suy nghĩ một chút về quan niệm tri thức và trí tuệ ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều đồng nhất hai khái niệm giữa tri thức và trí tuệ là một, người có tri thức chắc chắn là người có trí tuệ và là người rất thông minh. Những người có bằng Đại Học, Thạc sỹ, học vị Tiến sỹ, học hàm Giáo Sư là những người có tri thức và rất thông minh.
Quan niệm của người Do Thái lại hoàn toàn khác hẳn, tri thức và trí tụê là khái niệm có tính độc lập cao. Tri thức chuẩn mực chỉ cần có thời gian và điều kiện học là có thể tích luỹ được, bạn học 12 năm thì tốt nghiệp phổ thông, thêm 4 năm nữa thì có bằng đại học, thêm 2 năm nữa có bằng Thạc sỹ, thêm 2 năm nữa có học vị Tiến Sỹ….
Người Do Thái coi trọng quá trình học tập suốt đời, học tập phải suy nghĩ, họ có thể không cần phải học tập trong các trường chính quy, học có thể tự học để có được tri thức cần thiết. Không phải ai có tri thức cũng có trí tuệ, người có trí tuệ là người biết dùng tri thức mình có để kiếm tiền. Nếu người có trí thức uyên bác mà không biết dùng tri thức đó kiếm tiền thì trí thức đó chỉ là những cái trống rỗng như một kẻ cõng trên mình cả đống sách mà không biết dùng để làm gì thì cũng vô dụng.
Trong lịch sử Do Thái đã từng ghi nhận rất nhiều những tấm guơng cả cuộc đời chưa từng được bước chân vào một trường học chính quy nhưng họ vẫn trở thành những nhân vật giàu có bậc nhất, tri thức tự học và trí tuệ của họ đã làm nên điều đó.
Tại Việt Nam, số lượng học giả, nhà khoa học với học vị cao như giáo sư, tiến sỹ ngày càng nhiều. Nhưng những công trình biến ý tưởng thành tiền thì chưa đạt tới tỷ lệ đáng kể. Nhà nước đã và đang có những đầu tư không nhỏ cho khoa học công nghệ, với kỳ vọng có thể phát triển kinh tế, xã hội từ vốn tri thức khổng lồ nhưng còn tiềm ẩn đó.
Chúng ta hãy cùng hi vọng một tương lai không xa, những công trình, những dự án sẽ đi vào thực tiễn, góp phần xây dựng đất nước, cải thiện cuộc sống của từng người dân chứ không chỉ là những dự án, công trình trên giấy để rồi sau một thời gian sẽ lưu vào kho và sẽ bị lãng quên. Thật tiếc lắm.
www.saga.vn
No comments:
Post a Comment