Chỉ số P/E
Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.
Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB bằng 1.700.000 : 151,025 = 11,25 lần.
Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4 ; lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .
Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999 .
Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:
Hiện nay (thời gian nào?), các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .
Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Phân tích EPS
EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Ví dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng).
Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Nếu bạn mua thì có hai trường hợp xảy ra:
Đánh giá tỷ lệ ROE
Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?.
Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành... Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu, tức tài sản ròng (xin xem bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên độ kế toán.
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:
Dưới đây là bản đánh giá ROE của một số công ty:
Phân tích chỉ số lợi suất - tỉ suất sinh lời (Yield) để đầu tư chứng khoán
Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?...
Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào
- Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây
+ Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn
+ Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.
Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩ là không cần sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.
Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh giá cổ phần (một trăm ngàn đồng) trong khí đó tăng giá cổ phiếu là 1350% có nghĩa tăng 4,7 lần. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn có nghĩa trong Đại hội c ổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều.
Nói tóm lại khi đầu tư bạn nên tìm hiểu và đánh giá hết các loại chỉ số phân tích để có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này đẻ ra quyết định đầu tư cho chính xác. Kỳ sau chúng tôi sẽ giúp bạn đi sâu phân tích thêm các mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản cổ đông để bạn không nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.
Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì?Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách khách quan
Chỉ số NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất taìi sản thật bên trong của công ty.
Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn nay tạo cho công ty các tài sản như: máy móc thiết bị, nhà xưởng... và các tài sản lưu động khácphục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông (hay gọi là vốn điều lệ) thấp như tài sản thể hiện bên ngoài lớn thì chưa chắc đó là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay. Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá trị này chính là chính là chỉ số NAV (Net Asset Value).
Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ) vốn hình thành từ lợi nhuận để lại. Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share Premlum) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.
Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư dánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau:
www.saga.vn
Đây là chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá (giá thị trường cổ phiếu hiện hành) cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của công ty.
Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB bằng 1.700.000 : 151,025 = 11,25 lần.
Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4 ; lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .
Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999 .
Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.
- Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định .
Hiện nay (thời gian nào?), các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 - 15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.
Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .
Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Phân tích EPS
EPS có thể hiểu đơn giản là một chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo khả năng sinh lời từ đồng vốn của cổ đông đáng góp. Đây là chỉ số đánh giá trực tiếp phản ánh hoàn toàn nội tại của công ty về khả năng tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận có thể dùng chi trả cho cổ đông) trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn chứ không từ việc lên hay xuống giá cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Chỉ số EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng lớn và ngược lại. Ví dụ, nếu đạt 5.000 đồng trên một cổ phần thì điều đó có nghĩa là công ty tạo ra lợi nhuận là 5% trên vốn góp cổ đông (giả sử mệnh giá một cổ phần là 100.000 đồng).
Như vậy, nếu một công ty chỉ đạt EPS khoảng 8 - 9% một năm thì chỉ bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng thì bạn có nên mua không, đó là điều bạn phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư. Nếu bạn mua thì có hai trường hợp xảy ra:
- Một là bạn biết và hy vọng là công ty trong thời gian tới có thể tăng lợi nhuận do nhiều lý do như công ty đang mở rộng thị trường, đưa vào thị trường sản phẩm mới, nâng cấp bộ máy quản lý đạt hiệu quả hơn... Đây là một quyết định phản ánh thực tế công ty.
- Hai là bạn thấy rằng trên thị trường chứng khoán, tâm lý các nhà đầu tư khác quan tâm nhiều đến việc mua cổ phiếu công ty này có thể có lý do là công ty được ưa chuộng, có ngành nghề kinh doanh "hợp thời" ví như cơn sốt của công ty dot com ( công ty Internet) trên thế giới vậy .
Công Ty( Năm 1999 ) | EPS (đồng) | EPS (%) |
Ngân hàng ABC | 151.000 | 15,1 |
Cty CP Văn hóa Phương Nam | 24.500 | 24,5 |
Cty Bánh kẹo BIBICA | 50.800 | 50,8 |
Cty CP SACOM | 21.000 | 21 |
Cty CP REE | 5.300 | 5,3 |
Đánh giá tỷ lệ ROE
Làm thế nào nhà đầu tư đánh giá được khả năng sinh lợi của đồng vốn sở hữu cổ đông để có thể thấy được một đồng vốn tạo khả năng bao nhiêu đồng lời và tỷ lệ sinh lời của nó để quyết định đầu tư công ty X này mà không đầu tư vào công ty Y khác có cùng ngành nghề?.
Chúng ta đã tìm hiểu chỉ số EPS, có liên quan mật thiết đến việc xác định khả năng sinh lời của công ty trên một cổ phần mà nhà đầu tư mua vào. Chỉ số này chưa phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn sở hữu cổ đông mà vốn này ngoài vốn góp cổ đông dưới dạng cổ phần còn bao gồm có thể là lợi nhuận để lại các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành... Phản ánh khá chính xác các khả năng đó chính là ROE (return on equity) trị giá biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Trị giá ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (net income) theo niên độ kế toán (từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12) sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi nhận cổ tức nhưng trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường chia cho toàn bộ vốn chủ sở hữu, tức tài sản ròng (xin xem bài chỉ số NAV là gì?) vào lúc đầu niên độ kế toán.
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để bạn đánh giá một đồng vốn của cổ đông bỏ ra và tích luỹ được (có thể lợi nhuận để lại) tạo ra bao nhiêu đồng lời. Từ đó nhà đầu tư có cơ sở tham khảo khi quyết định mua công ty X hay công ty Y có cùng ngành nghề với nhau.
Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, điều này có nghĩa công ty cân đối một cách hài hoà giữa đồng vốn cổ đông với đồng vốn vay (vì nếu vay nhiều thì phải trả lãi vay làm giảm lợi nhuận) để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Tỷ lệ này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty ở góc độ như sau:
- Khi công ty chỉ đạt tỷ lệ ROE tương đương với lãi vay ngân hàng (khoảng 10%/năm) thì ở mức độ đánh giá tương đối, bạn hãy xem lại khả năng sinh lời của công ty này vì nếu công ty nào cũng chỉ sinh lời ở mức này thì sẽ không có công ty nào đi vay ngân hàng vì lợi nhuận từ vốn vay chỉ đủ để trả lãi vay ngân hàng. Tất nhiên ở đây chỉ đặt trường hợp công ty chưa vay ngân hàng.
- Khi công ty đạt tỷ lệ ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì bạn nên tìm hiểu xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty có tiềm năng tăng tỷ lệ này hay không trong tương lai. Nếu còn mở rộng được thị phần thì cần thêm vốn, vốn này có thể vay và công ty vẫn có thể có lời sau khi trả lãi cho khoảng vốn vay này.
Tuy nhiên, vay vốn ngoài việc trả lãi còn phải trả gốc cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thanh khoản công ty, vì vậy cân đối vốn vay và vốn cổ đông cũng là bài toán quản lý của công ty.
- Ngoài ra, tỷ lệ này cũng giúp cho nhà đầu tư đánh giá các công ty trong cùng một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có cùng ngành nghề đó, phương thức lựa chọn tất nhiên vẫn là tỷ lệ ROE cao, vì như đã nói ở trên thì ROE của công ty càng cao thì có khả năng tăng lợi thế cạnh tranh càng mạnh, khi đó lợi thế cạnh tranh của các công ty khác sẽ bị giảm xuống.
Dưới đây là bản đánh giá ROE của một số công ty:
Tên CTY | Ngành nghề | ROE 1999 (%) |
Sacombank | Ngân hàng | 11,53% |
Ngân hàng TMCP á Châu | Ngân hàng | 13,95% |
Procter & Gamble (Mỹ) | Hàng tiêu dùng | 32% |
Unilever Plc (Anh) | Hàng tiêu dùng | 55% |
Chỉ số Current Yield (Tỷ suất thu nhập trên thời giá cổ phần) là một công cụ giúp nhà đầu tư tự quyết định cho mình nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào?...
Chỉ số Current Yield (Hay người ta thường gọi là Yield) là gì? Đây là chỉ số dùng để phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào nó là tỷ lệ cổ tức mà cổ đông nhận được trên giá chứng khoán mà cổ đông đó mua vào
- Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây
+ Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm gì nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩ gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS như đã đề cập trong bài trước
Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu với P/E cao để có lãi vốn
+ Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài (như để mua làm của) thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Lúc này chỉ có cổ tức họ thu được. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm.
Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩ là không cần sử dụng lợi nhuận để lại có thể do: công ty sử dụng vốn vay công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hy vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai.
Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Ví dụ như công ty Cơ điện lạnh (REE) từ ngày cổ phần hoá đến nay cổ tức nhà đầu tư nhận được chỉ là 283% trên mệnh giá cổ phần (một trăm ngàn đồng) trong khí đó tăng giá cổ phiếu là 1350% có nghĩa tăng 4,7 lần. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn có nghĩa trong Đại hội c ổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều.
Nói tóm lại khi đầu tư bạn nên tìm hiểu và đánh giá hết các loại chỉ số phân tích để có một cái nhìn tổng thể hơn mối quan hệ của các chỉ số này đẻ ra quyết định đầu tư cho chính xác. Kỳ sau chúng tôi sẽ giúp bạn đi sâu phân tích thêm các mối quan hệ giữa tài sản công ty và tài sản cổ đông để bạn không nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất tài sản thật bên trong của công ty.
Chỉ số NAV (Net Asset value) là gì?Cách tính NAV và đánh giá chỉ số một cách khách quan
Chỉ số NAV có liên quan mật thiết đến việc xác định giá trị tài sản công ty và tài sản cổ đông. Từ đó nhà đầu tư sẽ không bị nhầm lẫn giữa cái bề thế bên ngoài và cái bản chất taìi sản thật bên trong của công ty.
Thông thường nguồn vốn công ty cấu thành chính bởi nguồn vốn sở hữu của cổ đông và nguồn vốn vay. Các nguồn vốn nay tạo cho công ty các tài sản như: máy móc thiết bị, nhà xưởng... và các tài sản lưu động khácphục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Do đó có lúc công ty có vốn cổ đông (hay gọi là vốn điều lệ) thấp như tài sản thể hiện bên ngoài lớn thì chưa chắc đó là tài sản hình thành từ vốn cổ đông đóng góp mà có thể một phần từ vốn vay. Nguồn vốn sở hữu của cổ đông được gọi là Giá trị tài sản thuần của công ty, giá trị này chính là chính là chỉ số NAV (Net Asset Value).
Giá trị tài sản thuần NAV bao gồm: Vốn cổ đông (vốn điều lệ) vốn hình thành từ lợi nhuận để lại. Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá (Share Premlum) lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ dự trữ phát triển dự phòng.
Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào trừ tất cả nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền đòi ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.
Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư dánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau:
- Giả sử công ty có phần mệnh giá là 100.000 đồng mà NAV là 120.000 chẳng hạn thì có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất có thể từ nguồn lợi nhuận để lại phát hành chênh lệch... Như vậy nhà đầu tư mua cổ phần với giá 120.000 đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó.
- Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng lợi nhuận công ty đạt được cao thì nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng khi đó sẽ có chia cổ tức có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong thời gian tới.
- Nếu NAV là 120.000 đồng nhưng công ty vẫn đang lỗ có nghĩa sẽ tiếp tục giảm NAV thì bạn có quyết mua với 120.000 đồng hay cao hơn không. Đây là quyết định khó khăn và rủi ro nhất nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá phân tích của nhà đầu tư về công ty ở nhiều khía cạnh thông tin chính xác về công ty tương lai để quyết định. ở đây chỉ có một nguyên tắc đơn giản mà nhà đầu tư chấp nhận đầu tư đó là "lợi nhuận cao thì rủi ro cao".
www.saga.vn
No comments:
Post a Comment