LIÊM TRINH ở Dần hay ở Thân điều cho lý luận giống nhau. Tả hợp có TỬ TƯỚNG, Hữu hợp có VŨ PHỦ xung chiếu có THAM LANG. Thực chất bên trong là cách TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG LIÊM. Bên ngoài là cách SÁT PHÁ THAM. Hai thế lực, tương đối mạnh cho phía bộ 5 sao. Vì THAM LANG rất ngao ngán LIÊM TRINH, cũng như LIÊM TRINH ngao ngán THẤT SÁT và THẤT SÁT cũng chào thua trước LIÊM TRINH. Vì đây là hình ảnh THAM LANG tham nhũng ngại điều tra viên LIÊM TRINH, điều tra viên cũng ngán ông giám sát THẤT SÁT, mà THẤT SÁT bị điều tra coi như cũng xong. Vì thế có câu:
“LIÊM TRINH SÁT bất gia thanh danh viễn bá”. SÁT đây là THẤT SÁT. Sự trong sáng, liêm khiết không bị đánh mất, không bị đoạt, cũng không bị con mắt nhòm ngó giám sát của kẻ khác và từ đó LIÊM TRINH nổi danh về đức độ.
Cách LIÊM Dần Thân chính xác là nội LIÊM ngoại THAM.
A. Bên trong đạo đức liêm khiết, bên ngoài tham ô? Bên trong đạo đức bên ngoài tham gia.
Bên trong liêm chính bên ngoài nhiều ham muốn. Vấn đề đặt ra bên trong chắc gì đã đạo đức, liêm khiết, trong sáng, đoan trang, đức hạnh… và bên ngoài chắc gì là kẻ xấu. Ta không thể vơ đại các câu phú để kết luận được. Có câu nầy tương đối rõ ràng hơn.
“LIÊM TRINH Mùi, Thân cung thủ Mệnh vô tứ sát, phú quí thanh dương phương viễn danh. Vi ‘Hùng tú triều viên chi cách’. Gia sát: bình thường”
Dù được phê ‘Hùng tú triều viên’ (Vừa hùng, vừa đẹp. Tuy nhiên có lập luận là bộ Hùng tinh chòm gấu lớn tức chòm bắc dẩu) nhưng có KHÔNG KIẾP HỎA LINH thì bình thường, thậm chí rất tầm thường là khác. Nếu chẳng có cát tinh, chẳng có sát tinh thì cũng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ rồi, nhất là thời buổi bây giờ. Vậy thì chúng ta hãy đến tham gia cùng người ấy, phục vụ cùng người ấy.
Rất kỵ gặp sao BẠCH HỔ nhất là đồng cung dễ bị tù, vì cái họa bày tỏ không đúng chỗ. Lúc đó THAM LANG là kẻ thắng.
Nói chung đây là nơi dễ xẫy ra xung đột mâu thuẩn giữa 2 chữ Liêm và Tham nhưng tính chất không mạnh mẽ mấy. Lợi thế thiên về LIÊM TRINH nhưng chắc gì? Là câu hỏi khi luận đoán, chờ kết luận của Hung, Cát, KỴ HÌNH tinh.
B. Bên trong dò xét. Bên ngoài do thám.
LIÊM TRINH là con mắt theo dõi của nhóm TỬ VŨ LIÊM, là tên gián điệp, là trinh sát. Còn bên ngoài là THAM LANG kẻ do thám, tên thám báo, tên thám tử… Nói về nghiệp vụ thì tên LIÊM TRINH ăn đứt tên THAM LANG. Chỉ một cái liếc mắt là LIÊM TRINH phát hiện ngay tên do thám. Nhưng chắc gì LIÊM TRINH thắng được THAM LANG? Điều nầy phải nhờ các hung tinh để luận đoán.
Dĩ nhiên tại đây có HÌNH KÌNH HỎA biểu tượng của binh khí mới đoán như vậy.
C. Bên trong dò xét cái gì?. Bên ngoài do thám cái gì?
Dò xét cái gì? Người quản lý là LIÊM TRINH luôn luôn dò xét những kẻ tham gia (THAM LANG) làm việc có tốt không. Còn kẻ tham gia (như tham gia lưu thông, làm việc gì đó…) cũng luôn luôn để mắt tới ông quản lý LIÊM TRINH có theo dõi mình không. Đó là câu chuyện rất đời thường.
Bên trong là cô gái đang dò xét (tức là LIÊM TRINH) người đàn ông (gã thanh niên, trung niên… là THAM LANG). Đây là câu chuyện tình và thường xuyên xẫy ra quanh ta. Bên ngoài là THAM LANG đang tìm hiểu cô gái. Nếu đứng ở vị trí LIÊM TRINH giới nữ dễ có nhân tình, rồi tiến tới hôn nhân. Nếu đứng ở vị trí THAM LANG nam giới đang tìm hiểu cô gái ấy có đoan trang, đức hạnh không để tiến tới đến câu chuyện dài lâu. Tức nam giới đang được nữ giới để ý đến mình, hoặc mình đang tìm hiểu, ham muốn cô gái nào đó. Cũng là một hạn lợi cho hôn nhân đối với nam.
D. Bên trong dài lâu, bên ngoài ham muốn. Bên trong thiếu nữ nhìn, bên ngoài thanh niên ngó. Bên trong là Em muốn yêu (tính chuyện gì đó…) dài lâu. Bên ngoài là Anh muốn. Như ví dụ sau: “Anh muốn yêu em dài lâu. Em muốn yêu anh đậm sâu…”
Kẻ bên trong là LIÊM TRINH với lợi thế bền vững, dài lâu (do không bị gặp gặp SÁT PHÁ) và kẻ bên ngoài muốn đến tham gia.
Trong đời thường, chuyện hợp tác làm ăn tính đến dài lâu là đây. Phía chủ là LIÊM TRINH, phía khách là THAM LANG. Nghe rằng anh tốt tôi đến tham gia làm ăn.
Bên trong ham thích bên ngoài ham muốn nhưng vẫn còn đấy một khoảng cách phải vượt qua. Ví von cho dễ hiểu là:
“Nàng như thiếu nữ trong sân. Chàng như con chó sủa rân ngoài đường”
Thế mà không hiểu nữa là Đình này cũng chào thua.
THIÊN ĐỒNG
| THIÊN PHỦ VŨ KHÚC | THÁI ÂM THÁI DƯƠNG
| THAM LANG
|
PHÁ QUÂN
|
TỬ VI CƯ TUẤT | CỰ MÔN THIÊN CƠ
| |
| TỬ VI THIÊN TƯỚNG
| ||
LIÊM TRINH
|
| THẤT SÁT
| THIÊN LƯƠNG
|
LIÊM TRINH Dần Thân cần gặp và kị gặp.
LIÊM TRINH CÂN GẶP:
LỘC TỒN. Lâu dài, trường tồn không bị rối ren phức tạp bởi bộ KÌNH ĐÀ.
Dĩ nhiên cần tam Hóa để đánh giá mức độ thành công và cát tinh khác hỗ trợ như:
XƯƠNG KHÚC: “Dần Thân hội KHÚC XƯƠNG đồng củng. Văn đã hay võ cũng toàn tài…”
TẢ HỨU: “Liêm tọa Thân cung phùng Phụ Bật. Cánh kiêm hóa cát phúc quang vinh “
TUẦN: Là trung trinh, trung thành. Tôn trọng đạo đức…
KÌNH ĐÀ: Gặp ĐÀ hay hơn là gặp KÌNH vì ĐÀ chủ thuận theo, đi theo con đường đạo đức…
LIÊM TRINH KỊ GẶP:
BẠCH HỔ: Dễ tù tội. Có việc phải bày tỏ trước công đường nhất là BẠCH HỔ có ĐƯỜNG PHÙ vì từ đây ta có LA hoặc VÕNG hội họp.
THIÊN HƯ: Thiên về đạo đức giả, không chân thật.
PHI LIÊM đồng cung có tính phức tạp. Hình thành bộ lưỡng Phi có lợi (có tác dụng) trong quân sự. Đời thường có thể gọi là ngụy quân tử.
TẢ HỮU, KÌNH DƯƠNG tao hình đạo tặc.
KỊ: Lòng trong sáng bị nghi ngờ, có vấn đề. Chú ý KỴ xung tức thằng THAM LANG bị, tên này đố kỵ với sự đoan chính của kẻ khác. Dĩ nhiên một người có lòng trong sáng nhưng bị người ngoài luôn luôn nghi kỵ rất khổ tâm.
HỎA TINH: dễ nổi nóng, kỵ gặp thêm KÌNH ĐÀ.
THIÊN HÌNH: Nếu chỉ có một sao nầy thôi đi với Cát tinh vẫn luận đoán là tốt. Nhất là HÌNH QUYỀN, HÌNH KHOA nếu gặp thêm KỴ là.
KỊ HÌNH: Tù tội
KHÔNG KIẾP: Bị mất tác dụng, phản tác dụng. Thay vì liêm khiết trở thành vô liêm sĩ, bất chính thất đức. Hoặc làm mất tác dụng dài lâu, vững bền của LIÊM, còn có khả năng bị họa vì bị dò xét, hoặc vì dò xét mà gặp họa. Là cách ‘Bán thiên triết xí’ (xem bài lưng trời gảy cánh). Trong trường hợp nầy cần có TRIỆT.
Dâm tinh ăn chơi dễ mang họa (vì ăn đòn) đối với nam giới sao nầy có dâm tính (vì trong lòng có hình ảnh cô thiếu nữ) vì vậy kỵ gặp ĐÀO, DIÊU… có câu:
“Nhưng LIÊM vượng địa phải phòng. Chơi bời tửu sắc có lần công môn”
Nói về đạo đức đối với LIÊM ta có thể ví dụ: “Anh Đình ơi! Tha cho tụi chuyện trai gái đừng nói tới”
TRIỆT: LIÊM TRINH gặp sao nầy kém hay, cho dù TRIỆT ở Kim cung đi nữa. Vì TRIỆT mang ý xem thường coi nhẹ chuyện đạo đức phải tuân theo, gò bó trong cái khuôn khổ ấy. Vì vậy bị thiệt thòi 2 chữ đạo đức như không được trang nghiêm, không tôn kính… Nhưng nếu có nhiều Hung, Sát tinh lại luận đoán khác nhờ TRIỆT chế ngự được nhưng uy tín thường xuyên dễ bị sứt mẻ.
Một LIÊM TRINH tại MỆNH nổi tiếng ai cũng biết là cụ Nguyễn Công Trứ
TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI
DCT.
bác ơi, cho cháu hỏi, tiểu hạn gặp Liêm trinh có không, kiếp, phục hình, thiên hình, kỉếp, Đào, Hồng thì sao hả bác? còn Đại Hạn 10 năm gặp thì như thế nào.
Là cách có đi dễ không về, may mà đi có về không (đi có tiền về sạch trơn, đi có xe về mất xe…) rất kỵ gặp thêm Lưu LỘC TỒN. Cụ thể hạn LIÊM TRINH tại Thân kỵ gặp năm Canh Dần sắp tới như lá số cháu muốn hỏi. Bác đã nói rồi đáp số cuối cùng là của KHÔNG KIẾP một bầy tai họa khó tránh khỏi, mọi việc nên tiến hành năm này. Sang năm đề phòng tối đa vì không ngờ (THIÊN KHÔNG) dễ gặp nạn (ĐỊA KIẾP) thiên về do ta tạo ra (có ĐÀO HOA). Cho nên vận dụng: Không làm (THIÊN KHÔNG) để tránh họa (ĐỊA KIẾP). Cũng là bố cục của cách trên. Nhưng đa phần ưa làm nên dễ gặp họa.
Tiểu hạn một năm dễ đi qua với những phòng tránh (với các đại hạn tốt), cố gắng gìn giữ được nhưng 10 năm một đại hạn dài khó mà tránh nổi.
No comments:
Post a Comment