BÙI ĐỨC KHÁNG - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Bàn về vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có nhiều học thuyết. Những học thuyết này luôn luôn giao động xung quanh điểm cân bằng về một tiêu chuẩn nhà nước quản lý hiệu quả, là người cộng tác, và là đối tác với các lực lợng của thị trường. Bài viết trao đổi về những học thuyết này, liên hệ với Việt Nam trong chiến lược phát triển đến năm 2010
có hai trường phái chủ yếu quan niệm về vị trí, vai trò của nhà nước của phái chính thống của chủ nghĩa tự do mới. Người ta nói đến khái niệm “nhà nước” đối với nền kinh tế; một là, Chính phủ “thịnh trị”, nhà nước quản lý hiệu quả, thay vì chính phủ tốt nhất là Chính phủ quản lý ít nhất1, sự phát triển phải do thị trường tự do tự quyết định; hai là, sự khủng hoảng nền kinh tế t bản tự do cạnh tranh buộc nhà nước t bản phải can thiệp vào nền kinh tế thị trường, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và nạn thất nghiệp bằng cách điều chỉnh nhu cầu thông qua việc kiểm soát của Chính phủ về tín dụng và tiền tệ2.
1. Vai trò của nhà nước ở các hệ thống thị trường phát triển
Mạnh nhưng không lấn át chức năng thị trường
Quan sát hoạt động của nhà nước trong các nước có hệ thống thị trường tự do phát triển, có thể thấy rằng, nhà nước đóng vai trò ngày càng lớn, nhưng không lấn át các chức năng cơ bản của thị trường. Đó là quan điểmbàn cãi nên có ít hay nhiều “nhà nước” trong nền kinh tế thị trường.
Khuyến nghị về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hiện đại, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gợi ý, cần tăng cường vai trò nhà nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển nền dân chủ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội, vật chất và thiết chế bảo đảm sự phát triển ổn định và cạnh tranh lành mạnh của thị trường, chỉnh đốn tác động lệch lạc của thị trường tự do, xây dựng môi trường xã hội, truyền thống và giá trị xã hội tốt đẹp.
Năm 1997, trong bản báo cáo kinh tế đọc trước Quốc hội khoá 105, Tổng thống Hoa kỳ B. Clinton nhấn mạnh, cần tăng cường sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế;trước hết, tăng cường vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý bảo đảm các quyền sở hữu, hợp
đồng, giao dịch thơng mại và kinh doanh. Bản báo cáo cũng giải thích: thị trường tự do đồng nghĩa với vô chính phủ. Báo cáo này cũng dẫn ra những ví dụ về sự cần thiết tăng cường vai trò chính phủ trong các hoạt động khác nh: làm trọng tài đối với các giao dịch tư (tuy không phải là chức năng duy nhất của nhà nước), yểm trợ cho sự cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát giá cả sát với chi phí sản xuất, bảo đảm thông tin kinh tế xác thực và hỗ trợ những nhân tố kích thích đầu t, chống độc quyền, phá giá và bảo hộ sản xuất, tiêu dùng nội điạ song song với ủng hộ chủ thuyết tự do thơng mại.
Một số lý do can thiệp
Bảo vệ lợi ích công cộng là một lý do quan trọng của sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Ví dụ, dễ chấp nhận nhất là bảo vệ môi trường, vừa là lợi ích nội điạ lại đồng thời là lợi ích toàn cầu, đòi hỏi nhà nước phải dành cho mình đặc quyền can thiệp.
Một nguyên nhân nữa lý giải cho sự cần thiết can thiệp của nhà nước vào thị trường đó là bảo đảm việc cung cấp một số hàng hoá và dịch vụ quan trọng cho cộng đồng. Báo cáo của B. Clinton nói trên đã nêu một số ví dụ : chi phí quốc gia cho dịch vụ nghiên cứu khoa học cơ bản, đầu t công vào cơ sở hạ tầng vận tải và viễn thông, can thiệp để phát triển năng lực y tế v.v.. Hiệu quả của sự can thiệp này không thể tính ngắn hạn, mà được bù đắp lâu dài bằng năng suất và sức sản xuất mới. Những dịch vụ công trên đây là cần thiết vì thị trường tự do có thể không đáp ứng nổi hoặc gây hiệu ứng lệch.
Tạo và thúc đẩy môi trường cạnh tranh và duy trì cạnh tranh lành mạnh cũng là một lĩnh vực mà nhà nước đảm nhiệm để tác động vào thị trường một cách tích cực, kể cả thúc đẩy
cạnh tranh lành mạnh trong các lĩnh vực
cung cấp đầu vào của nền kinh tế nh vận tải, khí đốt, nguyên liệu, nhiên liệu, viễn thông, liên lạc. Cách thức mà nhà nước can thiệp vào thị trường chủ yếu thông qua công cụ pháp luật và chính sách đòn bẩy thị trường chứ ít khi là mệnh lệnh hành chính.
Can thiệp vào nền kinh tế để giữ mặt bằng công bằng xã hội cũng là một chức năng kinh tế quan trọng của nhà nước. Thị trường vốn lạnh lùng tuân theo lợi nhuận, dẫn đến những sự khác biệt, bất bình đẳng giữa các nhóm người trong xã hội; nhóm này có nhiều cơ hội thì nhóm kia lại yếu thế, nơi này tập trung sự giàu có thì lại thiếu ở nơi khác. Để xoá bỏ sự bất bình đẳng, nhà nước sử dụng những công cụ chính sách kinh tế, thuế thu nhập, phúc lợi xã hội v.v…
Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước
Những cuộc tranh luận kéo dài về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường thường bị sa lầy không có lối thoát, vì cách tiếp cận đặt nhà nước đối lập với thị trường. Đây là cách tiếp cận cực đoan, thường giảm nhẹ những thiếu sót của bên này và thổi phồng những khả năng của bên kia. Khách quan mà nói, cần cân nhắc cẩn thận cả những phí tổn lẫn những lợi ích của hai nhân tố nhà nước và thị trường trong mối quan hệ tơng tác, từ đó thấy rằng thị trường và nhà nước không thay thế nhau mà bổ sung cho nhau, việc thu hẹp phạm vi của nhà nước cũng nh việc t nhân hoá đều có những giới hạn khách quan.Đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước đối với thị trường, do đó, cần theo tiêu chuẩn đánh giá tác động của chính sách đối với thị trường và thông qua đánh giá các công cụ can thiệp của nhà nước đối với thị trường có theo các quy luật và phương pháp thị trường hay không, thêm vào đó là tiêu chuẩn hiệu năng của sự can thiệp, tức là những can thiệp đó có tốn kém xã hội hay không, so với chi phí bỏ ra, có làm tăng thêm gánh nặng thuế khoá hay không.
Xuất phát từ động cơ lợi nhuận là động cơ chính của thị trường và từ đó, dẫn đến những tệ nạn xã hội, những hậu quả tiêu cực của mánh lới kinh doanh, sự thơng mại hoá làm suy đồi một số giá trị luân lý đạo đức và những phúc lợi xã hội cơ bản, người ta nhìn nhận sự can thiệp của nhà nước vào thị trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có giá trị xã hội. Trong vai trò này, nhà nước là nhân tố định hướng có ý thức làm giảm thiểu tác động tiêu cực của nhân tố tự phát là thị trường,
hướng tới đạt chất lợng tăng trưởng; trong khi thị trường tự phát nhiều khi chỉ đem đến tăng trưởng về số lợng, hoặc cho một số ít người. Đó là mục đích tối cao của sự can thiệp của nhà nước, giúp giải quyết nhiều vấn
đề bức thiết cả ở cấp độ quốc gia và ở cấp độ quốc tế. Nhưng, để tiến bước theo hướng đó, không hề có những chỉ dẫn có sẵn, không hề có mô hình làm sẵn cho mọi quốc gia.
Tác động hiệu quả của nhà nước còn được đánh giá trên cơ sở khả năng điều hoà lợi ích để mỗi nhóm c dân đều có quyền dự phần vào phát triển. Mỗi nền văn hoá, mỗi cộng đồng dân cư, thậm chí trong một quốc gia, mỗi nhóm lợi ích khác nhau lại bị tác động bởi cùng một chính sách theo những hướng khác nhau, dẫn đến lợi ích và cơ hội lại không giống nhau, đôi khi trái ngược nhau, có những nơi, những nhóm tiếp nhận những cơ hội và thách thức của thời đại theo cách khác nhau. Đây là bài toán chung cho mọi nhà nước trong nền kinh tế thị trường, không phụ thuộc vào trình độ phát triển.
Khái quát về nhiệm vụ của nhà nước
Như trình bày trên đây, khó có thể nhìn từ một quốc gia, một mô hình mà khái quát về chức năng phổ quát của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường . Dới đây, chỉ xin nêu một số nhiệm vụ chủ yếu mang tính phổ biến chung của nhà nước:
Hoạt động lập pháp và hoạt động bảo hộ bằng pháp luật nhằm bảo vệ tự do thị trường, nh: quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu t nhân, kỷ luật hợp đồng;
Tạo dịch vụ công và phúc lợi xã hội, tức là những phúc lợi không thể chia ra cho mọi người sử dụng đồng đều (quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đờng giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và các công trình khác cần thiết cho sinh hoạt bình thường của xã hội);
Phát triển giáo dục, y tế, khoa học và văn hoá, tức là những lĩnh vực đáp ứng lợi ích nằm ngoài mối quan tâm của các chủ thể trên thị trường nhưng lại có tầm quan trọng lâu dài đối với nguồn nhân lực, chất lợng cuộc sống và môi trường xã hội;
Bảo vệ xã hội trước những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế, nh sự hủy hoại môi trường; sự huỷ hoại đạo đức;
Bảo đảm mọi điều kiện cho sự cạnh tranh không ngừng, cạnh tranh lành mạnh,
điều chỉnh và thay đổi các độc quyền tự nhiên trong việc sản xuất và phân phối các dịch vụ có tính chất đầu vào của nền kinh tế nh năng lợng, vận tải và thông tin liên lạc;
Giảm bớt bất công xã hội do thị trường sinh ra;
Điều chỉnh chống lạm phát và chống khủng hoảng…
Những thách thức
Nhà nước can thiệp để tránh những tác động tự phát có hại của thị trường, tuy nhiên, những chính sách thiện ý này được ban hành ở thời điểm nhất định vẫn có nguy cơ đi ngược lại sự phát triển của xã hội hoặc lỗi thời, hoặc mâu thuẫn với những chính sách mới ban hành. Sự đúng đắn và thích hợp của chính sách can thiệp của nhà nước phải được đo đếm bằng tác động tích cực hay tiêu cực mà nó đa lại trên thực tế, sau khi được ban hành, và những chính sách này có được thường xuyên cập nhật để thích hợp với hoàn cảnh thay đổi của thị trường, của xã hội hay không. Thách thức này đòi hỏi phải có giám sát thi hành chính sách và tách bạch được sự can thiệp mang tính chất nhất thời và sự can thiệp mang tính nguyên tắc, không can thiệp vào những vấn đề, lĩnh vực đòi hỏi thị trường tự điều chỉnh bằng những quy luật riêng. Phân tách được chính sách ngắn hạn khỏi dài hạn sẽ giúp tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Những chính sách ngắn hạn phải có giới hạn hiệu lực theo thời gian, sau đó phải có sự điều chỉnh. Trong kỹ thuật lập pháp còn gọi giới hạn này là “quy tắc mặt trời lặn”3. Nhiều khi, một chính sách can thiệp về lâu dài có thể rất đúng đắn, nhưng lại bị lỗi thời, không có tác dụng do công nghệ mới, làm cho cách thức can thiệp bằng hành chính trở thành lực cản về thủ tục đối với sự phát triển của thị trường. Ví dụ rõ nhất có thể nêu là độc quyền nhà nước trong viễn thông và giao thông công cộng. Mục đích cao cả của sự can thiệp này là tạo hạ tầng cơ sở công cộng thuận lợi, giảm đầu vào của chi phí sản xuất và cung cấp dịch vụ công cộng cơ bản cho xã hội, tránh những cú sốc vì ở thời điểm ban hành chính sách độc quyền này, ngoài nhà nước không thể có nhà đầu t khác do chi phí cao, lợi nhuận thấp. Đến một thời điểm phát triển, công nghệ viễn thông cho phép những nhà đầu t t nhân hoàn toàn có thể đảm nhận lĩnh vực với chi phí thấp hơn. Nếu không kịp điều chỉnh, chính sách mang thiện ý hỗ trợ sự phát triển này lại trở thành lực cản. Điện lực và đờng sắt cũng là những ví dụ tơng tự về cách thức, công cụ và giới hạn thời gian can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Tóm lại, muốn tạo sự phát triển đồng bộ, là tác nhân cho phát triển thị trường, Nhà nước phải cộng tác với thị trường, chứ không thay thế thị trường4.
Công bằng xã hội, an ninh, trật tự, an toàn công cộng và phúc lợi chung thường là những lý do chính đáng cho sự can thiệp thường xuyên hoặc bất thường của nhà nước. Đó là những chính sách điều tiết kinh tế giảm tăng trưởng nóng, khuyến khích đầu tư cho xoá đói, giảm nghèo, can thiệp bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, những chính sách giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khoẻ v.v… Tuy nhiên, phải nhận thấy ngay cả trong những hoàn cảnh “hợp lý” này, sự can thiệp của nhà nước không phải là công cụ duy nhất, mà nhà nước phải biết động viên cơ chế thị trường tham gia đạt được những mục đích này. Đó là sự khôn ngoan của chính sách can thiệp trên cơ sở hợp tác với thị trường. Tóm lại, sử dụng quyền lực công hoặc công cụ cưỡng chế là độc quyền nhà nước, và độc quyền là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn những nguy cơ độc đoán, can thiệp trái với quy luật thị trường. Đó là yếu kém của nhà nước. Yếu kém này cần nhận biết liên tục và điều chỉnh thích hợp5.
2 Vai trò của nhà nước Việt Nam
Định vị vai trò mới
Trong nền kinh tế chỉ huy, các cơ quan kế hoạch của chính phủ thiết lập các mức sản xuất các mặt hàng và chỉ định các nhà máy được quyền sản xuất các mặt hàng, giá các mặt hàng, lơng của công nhân. Nền kinh tế thị trường lại được tổ chức dựa theo những nguyên tắc khác; đó là quyền tự do của khách hàng trong việc lựa chọn các hàng hoá và dịch vụ cạnh tranh; quyền tự do của các nhà sản xuất trong quyết định kinh doanh, phân chia rủi ro và lợi nhuận; quyền tự do của người lao động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tham gia nghiệp đoàn lao động hoặc thay đổi chủ.
Trong việc xây dựng Chiến lược kinh tế xã hội cho 10 năm tới, hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì vấn đề quan trọng là định vị được vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, vai trò nhà nước đặc biệt được nhắc đến nh mấu chốt của sự thành, bại. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bốn vấn đề lớn chính liên quan đến vai trò mới của Nhà nước ở Việt Nam cần được bàn đến là: i) Sở hữu nhà nước, ii) Cung cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, iii) sự can thiệp thích hợp của chính phủ vào thị trường và iv) “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”.
Doanh nghiệp nhà nước
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, khi nhà nước sở hữu hoặc kiểm
soát doanh nghiệp, Nhà nước thường có xu hướng nhằm vào những lợi ích khác hơn là khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp. Do đã sở hữu nhà nước thường khác với mục tiêu về tính hiệu quả của thị trường. Nh vậy, hiểu đúng về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề cốt lõi. Hiện nay, việc duy trì số lợng lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhất là trong khu vực công nghiệp đã dẫn đến phải bù lỗ từ ngân sách hoặc bằng các khoản vay từ hệ thống ngân hàng. Điều đó dẫn đến thâm hụt ngân sách dài dài, đe doạ sự ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy những đối tợng đi vay đáng tin cậy hơn ra khỏi thị trường tín dụng.
Cung cấp dịch vụ công
Nghĩa vụ cơ bản nhất của nhà nước là cung cấp hàng hoá và dịch vụ công, chủ yếu là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của nền kinh tế. Việt Nam bị tụt hậu so với mức trung bình của các nước có thu nhập thấp về kết cấu hạ tầng năng lợng, giao thông vận tải, viễn thông và thông tin. Cần thực hiện những biện pháp chiến lược để bắt kịp các nước khác, bao gồm đa dạng hoá các nguồn tài chính, nâng cao hiệu quả đầu t và cải thiện sự tiếp cận với kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa.
Cung cấp các dịch vụ xã hội là một trách nhiệm cao cả của Chính phủ. Chính phủ luôn
đứng trước sức ép tăng chi cho giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội khác và bảo đảm các cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng nguồn chi không chỉ hạn chế trong ngân sách công; phải động viên tiềm năng của khu vực tư nhân để bổ sung cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ này. Động viên gián tiếp qua thuế cũng là một công cụ; đổi lại, nhà nước phải có chính sách phát triển khu vực t nhân lớn hơn, năng động hơn và có khả năng đóng thuế cao hơn mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
Xây dựng thể chế, chính sách
Ban hành chính sách thích hợp và đúng đắn là một nghĩa vụ cơ bản, quan trọng của chính phủ; đó là cung cấp khuôn khổ thể chế để điều hành nền kinh tế. Có 4 lĩnh vực đặc biệt quan trọng là: Xác định một nền pháp trị mang tính hỗ trợ đối với các thể chế thị trường và đảm bảo quyền sở hữu; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính; tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh để khuyến khích đổi mới và phân bổ nguồn lực có hiệu quả; thúc đẩy công nghệ mới.
Để đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế hiện đại hơn và theo định hướng thị trường, phải tăng cường năng lực của chính phủ. Thị trường cần được phục vụ tốt bởi một hệ thống hành chính công được tổ chức tốt với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức làm việc có hiệu qủa hơn và được trả lương thoả đáng. Cũng cần tăng cường tính minh bạch và tính chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định của chính phủ và trong quản lý nguồn lực công cộng. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của người dân, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh rằng, kinh tế nhà nước cần tiếp tục có “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế. Dù giải thích theo cách nào đi nữa thì không ai phủ nhận rằng, vai trò của chính phủ vẫn luôn là trọng yếu đối với sự thành bại về kinh tế xã hội; trong đó, quan trọng nhất là phương sách mà Chính phủ thực thi vai trò của mình. Vai trò này giờ đây phải thay đổi từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất sang cung cấp các thể chế, kết cấu hạ tầng vật chất, xã hội và môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh. Nhà nước đóng vai trò trọng yếu, tích cực nh chất xúc tác cho tăng trưởng dài hạn bền vững và như một đối tác của khu vực tư nhân6.
Xác định trọng tâm
Chính phủ Việt Nam có quá nhiều việc cần phải làm trong chiến lược phát triển của mình. Để khoanh vùng lĩnh vực u tiên và trọng tâm cho vai trò của chính phủ, xác định phạm vi của “nhà nước hiệu quả” đối với Việt Nam, Báo cáo của Dự án về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 – 2010) của Chính phủ Việt Nam do UNPD tài trợ đã tổng kết khá rõ nét về định hướng đối với vai trò nhà nước (xem hộp 1).
Cuối cùng, phải nhận thấy rằng nhà nước ta trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới đã làm được nhiều điều cơ bản để thiết kế nền tảng cần thiết cho nền kinh tế thị trường phát triển và đi đúng hướng bền vững. Điều rõ nhất nhìn thấy là ta đã tạo ra bước khởi phát cho nền kinh tế bằng những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và giữ được môi trường chính trị ổn định. Tuy nhiên, ở bước phát triển tiếp, những nỗ lực càng đòi hỏi vai trò của Nhà nước.
Hộp 1. “Thành công hay thất bại về kinh tế”
xã hội chủ yếu được xác định định bởi phương cách mà Chính phủ thực thi vai trò thiết yếu của mình trong nền kinh tế. Vai trò này giờ đây phải thay đổi. Sức lực của Chính phủ cần được chuyển từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ công… Việt Nam có một Chính phủ vừa quá nhiều vừa quá ít quá nhiều về mặt kiểm soát sản xuất và đầu t và quá ít về nền pháp quyền và cung cấp hàng hoá và dịch vụ công. Chiến lược mới cần phải nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển sức lực của Chính phủ từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất sang hai lĩnh vực cụ thể. Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế, nghiên cứu nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng có chất lợng cao và hỗ trợ những nhóm dễ tổn thơng trong xã hội. Thứ hai, cung cấp các thể chế minh bạch và có sự tham gia của cộng đồng có khả năng thúc đẩy nền pháp quyền bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính và tạo ra môi trường tốt hơn cho doanh nghiệp. Một chơng trình nhằm có được một Nhà nước hữu hiệu và hiệu quả hơn cần bao gồm những thành phần trọng yếu sau đây:
Xây dựng và thực hiện một cách cấp bách một chiến lược mới và các chính sách mới về vai trò của nhà nước trong xã hội và trong nền kinh tế ở thế kỷ XXI.
Đặt chiến lược trên cơ sở những yêu cầu, u tiên và nghĩa vụ mới của nhà nước…
Tăng cường năng lực và khả năng của Chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại hơn và một nền kinh tế thị trường. Tổ chức lại bộ máy hành chính công. Trả lương ở phải cao hơn. Một trong những nhiệm vụ cấp bách để thực hiện tốt chức năng kinh tế của nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo là phải tạo một môi trường lành mạnh, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Xin kết luận bằng một đoạn sau đây của Báo cáo nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam (2001- 2010):
“ … một môi trường chính trị ổn định và các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn không phải đã là những điều kiện đủ để bảo đảm cho một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh và tăng trưởng. Một yếu tố không kém phần quan trọng hoặc thậm chí còn quan trọng hơn là các chính sách, thể chế và điều kiện cơ sở hạ tầng tạo nên môi trường để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Một vài trong số những thách thức lớn đối với Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ là làm thế nào để tạo ra một môi trường trong đó các nhà đầu t sẵn sàng chịu rủi ro và tiến hành đầu t, làm thế nào để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong nước và ngoài nước và làm thế nào để khai thác tri thức và thu nhận công nghệ để nâng cao hiệu quả đầu tư”8.
Khi nhà nước ban hành bất cứ một quyết định nào nhằm điều chỉnh hoặc can thiệp vào hoạt động của thị trường (cung và cầu), thì những quyết định này đều phải được cân nhắc kỹ giữa lợi ích mà các can thiệp đó đem lại và tác động có hại có thể kèm theo.
====================
1 Người đại diện là Adam Smith (1723 1790) nhà kinh tế học, triết gia của Scotland với tác phẩm The Wealth of
Nations 1776, đề xớng ra học thuyết “Bàn tay vô hình”.
2 Học thuyết của Keynes John Maynard, nhà kinh tế học người Anh, với tác phẩm The General Theory of
Employment, Interest, and Money, 1936.
3 Sunset Rule: Ví dụ, cho phép hạn chế nhập khẩu một mặt hàng theo mùa vụ trong năm, hết mùa vụ này, quy định
không còn tác dụng, hoặc quy định ngắn hạn cho phép áp dụng một chính sách hỗ trợ trong một thời gian, và quy
định này tự hết hiệu lực vào thời điểm nhất định; trong khi cả văn bản không hết hiệu lực (NCLP).
4 Xem, Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi. NXB Chính trị Quốc gia, năm 1997, tr. 40.
5 Xem, Ngân hàng thế giới: Sđd tr. 40
6 Xem, UNDPI và MPI/ DSI: Việt Nam hướng tới 2010, Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. tr.111
– 113.
7 Xem UNDP and MPI/DSI: sđd, tr.133134.
8 UNDP and MPI/ DSI, đã dẫn, tr. 53.
************************************************************
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005
No comments:
Post a Comment