Mô hình cụ thể này là loại mô hình rất bình thường, trong đó những người tiêu dùng cá nhân có thể lựa chọn bao nhiêu lao động cần được cung ứng ra. Hoàn cảnh của mỗi người tiêu dùng được mô tả bởi hai biến số, cung ứng lao động và tiêu dùng. Mỗi loại người tiêu dùng được xác định bằng một tham số, năng suất, hoặc, tương tự, mức lương của người đó. Có một sự phân phối đã cho trước về các mức lương trong nền kinh tế, và nhà nước nhận thức được. Những điều này là thực tế, năng suất thực tế của các cá nhân khác nhau. Nhà nước có thể quan sát toàn bộ sản phẩm của mỗi cá nhân, đó là sản phẩm của mức lương và tổng công việc, nhưng chúng ta lại không thể quan sát mỗi sản phẩm này một cách riêng rẽ. Giả định về khả năng quan sát đó khá là cực đoan, và tôi sẽ quay trở lại vấn đề này. Nhưng có một số hạn chế mà chính phủ có thể quan sát được, và sự giả định cụ thể này tương ứng với điều mà hệ thống thuế hầu như luôn có thể thực hiện được: chúng chỉ liên quan đến tổng thu nhập, không liên quan đến mức lương.
Chính phủ cũng được giả định có một mục đích, một biện pháp phúc lợi mà chính phủ muốn tối đa hoá, tổng thoả dụng cá nhân, phù hợp với những ưu tiên cá nhân đối với tiêu dùng và công việc. Đó không phải là vấn đề bước đầu trong quá trình phân tích, việc tìm ra cách thức để mô tả sự phân bổ thực tế khả dĩ đối với chính phủ, mà là việc nêu ra sự phân bổ thực sự tiêu dùng và công việc trong dân chúng một cách khuyến khích cạnh tranh. Đây là những sự phân bổ có thể phù hợp với hệ thống thuế tính theo thu nhập từ lao động, nhưng tôi lại muốn mô tả một sự phân bổ có thể mà không cần dẫn chiếu đến các khoản thuế, và đó là bước quan trọng để đạt được một mô hình có thể tính toán được của các khoản thuế chung.
Tôi đã nói rằng câu trả lời thật đơn giản. Nó được chỉ ra trong Hình 1. Đối với mỗi người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm của tiền lương và lao động, thu nhập. Sự khuyến khích cạnh tranh yêu cầu rằng mỗi người tiêu dùng sẽ chọn từ một cặp biến thu nhập tiêu dùng sẵn có. Một đường, gọi là đường BB trong đồ thị, mô tả sự phân bổ đó, chỉ ra tiêu dùng tại các mức thu nhập khác nhau. Mỗi người tiêu dùng chọn từ đường phân bổ đó: mỗi người có một đường bàng quang tiếp xúc (tiếp tuyến) với đường phân bổ, như là II và JJ trong Hình 1. Để cho chính xác hơn, điều mà tôi gọi là một đường phân bổ có thể là không đúng: nó có thể có đoạn gấp khúc. Dẫu vậy, điều đó được rút ra từ một lập luận đơn giản rằng đường phân bổ phải hoàn toàn nằm dưới tập hợp những đường bàng quang cá nhân, tương ứng với mỗi người tiêu dùng. Do đó, sự thoả dụng tăng lên khi tiền lương, tại mức cân bằng với đạo hàm của thoả dụng tương ứng với mức lương đó, với mức thu nhập và tiêu dùng không đổi. Và thu nhập cũng là một hàm tăng dần đối với mức lương của người tiêu dùng sự kết hợp hai yếu tố này hình thành nên sự phân bổ thu nhập/tiêu dùng khuyến khích cạnh tranh.
Một giả định quan trọng cần được đưa ra để chứng minh cho kết luận trên. Giả sử rằng những người có mức lương cao hơn luôn thấy dễ dàng hơn để tạo thêm thu nhập so với những người có thu nhập thấp. Điều này hạn chế hơn nhiều người ta có thể tưởng tượng, và nó không đơn giản là việc tăng lương, nhưng đó lại có vẻ như là một giả định hoàn toàn hợp lý và dễ chấp nhận. Trong hình 1, sự giả định có nghĩa rằng các đường bàng quang của mỗi người khác nhau, mỗi đường chỉ cắt nhau một lần. Điều kiện này được biết đến như là thuộc tính cắt nhau một lần (hoặc đôi khi còn gọi là điều kiện Spence-Mirrlees [4]). Với giả định đó, người ta có thể xác định đầy đủ sự phân bổ khuyến khích cạnh tranh.
Hơn nữa, và rất quan trọng, vấn đề tối ưu thuế thu nhập ban đầu bây giờ có thể chuyển sang một cái gì đó giống như là vấn đề lý thuyết kiểm soát tiêu chuẩn, với sự thoả dụng là một biến trạng thái, và thu nhập là biến kiểm soát. Điều kiện trên đã mô tả hoàn toàn tương ứng với quan điểm cho rằng mức độ mà ở đó sự thoả dụng tăng lên trong dân số, đối với mức lương, bằng với đạo hàm của thoả dụng cá nhân tính theo mức lương đã nói, đó là một hàm đã biết đến của tiêu dùng cá nhân, thu nhập và mức lương. Nói đúng hơn, một người có thể tổng quát tất cả những điều này, với điều kiện thoả dụng không luôn luôn là một hàm liên tục của tiền lương. Do đó, sự chứng minh toán học đầy đủ của tất cả những vấn đề này rất phức tạp. Kết quả tính toán do đó cũng không phải dễ dàng, bởi vì trong thực tế chúng ta phải kiểm tra liệu rằng người tiêu dùng ở từng lớp phân loại cùng có chung mức thu nhập hay không; nhưng điều đó có thể được thực hiện.[5]
Một đặc điểm thú vị trong sự phân tích này, và nó xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên, đó là hiệu lực của nó. Nó làm cho vấn đề quá rõ ràng. Chúng tôi muốn nói rằng việc sử dụng một hệ thống thuế phi tuyến giải quyết được vấn đề từng làm các nhà lý thuyết về thuế. Trong phân tích thuế hàng hoá tối ưu mà tôi và Peter Diamond đã thực hiện, chúng tôi đã tìm được điều kiện bậc nhất cho hệ thống thuế tối ưu, và đã tìm ra nhiều cách giải thích và những vấn đề có liên quan; nhưng những điều kiện này là điều cần cho sự tối ưu, chứ không phải là điều kiện đủ. Trong bất kỳ một mô hình cụ thể nào đó, việc tính toán thuế tối ưu đòi hỏi
Hình 1. Sự khuyến khích cạnh tranh
Nhiều hơn việc giải quyết vấn đề điều kiện đầu tiên, trừ phi chỉ có một giải pháp duy nhất. Vấn đề đó không tác động đến kinh tế học phúc lợi đơn giản với những sự chuyển đổi gộp hoàn hảo. Trong vấn đề thuế thu nhập, những điều kiện khá đơn giản, dễ dàng kiểm tra đối với mỗi mô hình cụ thể mà tôi đã sử dụng, hàm ý rằng giải pháp về những đẳng thức đã mang lại một sự tối ưu: những điều kiện đủ cũng như điều kiện cần. Khi việc tính toán được thực hiện, người ta biết rằng họ đã có câu trả lời đúng, chứ không phải là câu trả lời có thể đúng.
Giải pháp cho mô hình trong bất cứ trường hợp cụ thể nào cũng cho thấy mức độ tiêu dùng có liên quan đến thu nhập như thế nào. Từ đó một người có thể nói về thuế suất thuế thu nhập. Hãy nhớ rằng trong mô hình đó, sự phân bổ có thể đạt được với chỉ hệ thống thuế đó. Thuế thu nhập trong mô hình đó tương ứng với tổng thuế thu nhập thực tế từ lao động và thuế tiêu dùng, như là thuế giá trị gia tăng.
Việc tính toán mô hình được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể. Có ba giả định chủ yếu: việc phân phối tiền lương, bản chất của những ưu đãi cá nhân giữa tiêu dùng và lao động, và mức độ được cho là cần thiết để chuyển từ giàu có sang nghèo khổ, ví dụ như cách thức mà hàm phúc lợi kết hợp với những ưu đãi cá nhân. Trong một nghiên cứu năm 1971, giả định hợp lý và đơn giản nhất được đưa ra là về vấn đề ưu đãi tiêu dùng/công việc, đó là yếu tố co giãn thay thế giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi. Ít nhất đối với những lao động nam giới, công việc lúc đó cho thấy rằng độ co giãn tương đối cao. Công việc sau này [6] chỉ ra rằng tỷ suất biên của thuế đã lơn hơn rất nhiều so với những tính toán đầu tiên. Việc phân phối thu nhập từ lao động không phải là dễ dàng quan sát. Trong trường hợp nào khía cạnh tạm thời rất quan trọng trong thực tế và hoàn toàn không được tính đến trong mô hình. Cả sự phân phối thông thường và phân phối Pareto đã được thực hiện, và chúng mang lại các kết quả hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là đối với nhóm có thu nhập cao. Những sự xác định về phúc lợi khác nhau có tác động nhiều đến đối với nhóm có thu nhập thấp hơn là nhóm có thu nhập cao, và có những cơ sở lý thuyết để khẳng định điều đó. Một mức độ yêu cầu của chi tiêu công cộng (về quốc phòng, cảnh sát, v.v.. Không phải chi tiêu phúc lợi, cũng là một phần của hệ thống thuế tối ưu) cũng được thừa nhận.
Các kết quả khác nhau đạt được được minh hoạ trong Hình 2 và 3, dựa trên những tính toán của Matti Tuomala. Hai tham số, β và ε, mô tả mức độ của chủ nghĩa bình quân được giả định, và mức độ co giãn thay thế giữa tiêu dùng và cung cấp lao động. ε = 1 tương ứng với những trường hợp được tính toán trong nghiên cứu năm 1971, ε = 0.5 là một giá trị khả dĩ hơn.
(Còn tiếp)
Chính phủ cũng được giả định có một mục đích, một biện pháp phúc lợi mà chính phủ muốn tối đa hoá, tổng thoả dụng cá nhân, phù hợp với những ưu tiên cá nhân đối với tiêu dùng và công việc. Đó không phải là vấn đề bước đầu trong quá trình phân tích, việc tìm ra cách thức để mô tả sự phân bổ thực tế khả dĩ đối với chính phủ, mà là việc nêu ra sự phân bổ thực sự tiêu dùng và công việc trong dân chúng một cách khuyến khích cạnh tranh. Đây là những sự phân bổ có thể phù hợp với hệ thống thuế tính theo thu nhập từ lao động, nhưng tôi lại muốn mô tả một sự phân bổ có thể mà không cần dẫn chiếu đến các khoản thuế, và đó là bước quan trọng để đạt được một mô hình có thể tính toán được của các khoản thuế chung.
Tôi đã nói rằng câu trả lời thật đơn giản. Nó được chỉ ra trong Hình 1. Đối với mỗi người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm của tiền lương và lao động, thu nhập. Sự khuyến khích cạnh tranh yêu cầu rằng mỗi người tiêu dùng sẽ chọn từ một cặp biến thu nhập tiêu dùng sẵn có. Một đường, gọi là đường BB trong đồ thị, mô tả sự phân bổ đó, chỉ ra tiêu dùng tại các mức thu nhập khác nhau. Mỗi người tiêu dùng chọn từ đường phân bổ đó: mỗi người có một đường bàng quang tiếp xúc (tiếp tuyến) với đường phân bổ, như là II và JJ trong Hình 1. Để cho chính xác hơn, điều mà tôi gọi là một đường phân bổ có thể là không đúng: nó có thể có đoạn gấp khúc. Dẫu vậy, điều đó được rút ra từ một lập luận đơn giản rằng đường phân bổ phải hoàn toàn nằm dưới tập hợp những đường bàng quang cá nhân, tương ứng với mỗi người tiêu dùng. Do đó, sự thoả dụng tăng lên khi tiền lương, tại mức cân bằng với đạo hàm của thoả dụng tương ứng với mức lương đó, với mức thu nhập và tiêu dùng không đổi. Và thu nhập cũng là một hàm tăng dần đối với mức lương của người tiêu dùng sự kết hợp hai yếu tố này hình thành nên sự phân bổ thu nhập/tiêu dùng khuyến khích cạnh tranh.
Một giả định quan trọng cần được đưa ra để chứng minh cho kết luận trên. Giả sử rằng những người có mức lương cao hơn luôn thấy dễ dàng hơn để tạo thêm thu nhập so với những người có thu nhập thấp. Điều này hạn chế hơn nhiều người ta có thể tưởng tượng, và nó không đơn giản là việc tăng lương, nhưng đó lại có vẻ như là một giả định hoàn toàn hợp lý và dễ chấp nhận. Trong hình 1, sự giả định có nghĩa rằng các đường bàng quang của mỗi người khác nhau, mỗi đường chỉ cắt nhau một lần. Điều kiện này được biết đến như là thuộc tính cắt nhau một lần (hoặc đôi khi còn gọi là điều kiện Spence-Mirrlees [4]). Với giả định đó, người ta có thể xác định đầy đủ sự phân bổ khuyến khích cạnh tranh.
Hơn nữa, và rất quan trọng, vấn đề tối ưu thuế thu nhập ban đầu bây giờ có thể chuyển sang một cái gì đó giống như là vấn đề lý thuyết kiểm soát tiêu chuẩn, với sự thoả dụng là một biến trạng thái, và thu nhập là biến kiểm soát. Điều kiện trên đã mô tả hoàn toàn tương ứng với quan điểm cho rằng mức độ mà ở đó sự thoả dụng tăng lên trong dân số, đối với mức lương, bằng với đạo hàm của thoả dụng cá nhân tính theo mức lương đã nói, đó là một hàm đã biết đến của tiêu dùng cá nhân, thu nhập và mức lương. Nói đúng hơn, một người có thể tổng quát tất cả những điều này, với điều kiện thoả dụng không luôn luôn là một hàm liên tục của tiền lương. Do đó, sự chứng minh toán học đầy đủ của tất cả những vấn đề này rất phức tạp. Kết quả tính toán do đó cũng không phải dễ dàng, bởi vì trong thực tế chúng ta phải kiểm tra liệu rằng người tiêu dùng ở từng lớp phân loại cùng có chung mức thu nhập hay không; nhưng điều đó có thể được thực hiện.[5]
Một đặc điểm thú vị trong sự phân tích này, và nó xảy ra một cách hoàn toàn tự nhiên, đó là hiệu lực của nó. Nó làm cho vấn đề quá rõ ràng. Chúng tôi muốn nói rằng việc sử dụng một hệ thống thuế phi tuyến giải quyết được vấn đề từng làm các nhà lý thuyết về thuế. Trong phân tích thuế hàng hoá tối ưu mà tôi và Peter Diamond đã thực hiện, chúng tôi đã tìm được điều kiện bậc nhất cho hệ thống thuế tối ưu, và đã tìm ra nhiều cách giải thích và những vấn đề có liên quan; nhưng những điều kiện này là điều cần cho sự tối ưu, chứ không phải là điều kiện đủ. Trong bất kỳ một mô hình cụ thể nào đó, việc tính toán thuế tối ưu đòi hỏi
Hình 1. Sự khuyến khích cạnh tranh
Nhiều hơn việc giải quyết vấn đề điều kiện đầu tiên, trừ phi chỉ có một giải pháp duy nhất. Vấn đề đó không tác động đến kinh tế học phúc lợi đơn giản với những sự chuyển đổi gộp hoàn hảo. Trong vấn đề thuế thu nhập, những điều kiện khá đơn giản, dễ dàng kiểm tra đối với mỗi mô hình cụ thể mà tôi đã sử dụng, hàm ý rằng giải pháp về những đẳng thức đã mang lại một sự tối ưu: những điều kiện đủ cũng như điều kiện cần. Khi việc tính toán được thực hiện, người ta biết rằng họ đã có câu trả lời đúng, chứ không phải là câu trả lời có thể đúng.
Giải pháp cho mô hình trong bất cứ trường hợp cụ thể nào cũng cho thấy mức độ tiêu dùng có liên quan đến thu nhập như thế nào. Từ đó một người có thể nói về thuế suất thuế thu nhập. Hãy nhớ rằng trong mô hình đó, sự phân bổ có thể đạt được với chỉ hệ thống thuế đó. Thuế thu nhập trong mô hình đó tương ứng với tổng thuế thu nhập thực tế từ lao động và thuế tiêu dùng, như là thuế giá trị gia tăng.
Việc tính toán mô hình được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể. Có ba giả định chủ yếu: việc phân phối tiền lương, bản chất của những ưu đãi cá nhân giữa tiêu dùng và lao động, và mức độ được cho là cần thiết để chuyển từ giàu có sang nghèo khổ, ví dụ như cách thức mà hàm phúc lợi kết hợp với những ưu đãi cá nhân. Trong một nghiên cứu năm 1971, giả định hợp lý và đơn giản nhất được đưa ra là về vấn đề ưu đãi tiêu dùng/công việc, đó là yếu tố co giãn thay thế giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi. Ít nhất đối với những lao động nam giới, công việc lúc đó cho thấy rằng độ co giãn tương đối cao. Công việc sau này [6] chỉ ra rằng tỷ suất biên của thuế đã lơn hơn rất nhiều so với những tính toán đầu tiên. Việc phân phối thu nhập từ lao động không phải là dễ dàng quan sát. Trong trường hợp nào khía cạnh tạm thời rất quan trọng trong thực tế và hoàn toàn không được tính đến trong mô hình. Cả sự phân phối thông thường và phân phối Pareto đã được thực hiện, và chúng mang lại các kết quả hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là đối với nhóm có thu nhập cao. Những sự xác định về phúc lợi khác nhau có tác động nhiều đến đối với nhóm có thu nhập thấp hơn là nhóm có thu nhập cao, và có những cơ sở lý thuyết để khẳng định điều đó. Một mức độ yêu cầu của chi tiêu công cộng (về quốc phòng, cảnh sát, v.v.. Không phải chi tiêu phúc lợi, cũng là một phần của hệ thống thuế tối ưu) cũng được thừa nhận.
Các kết quả khác nhau đạt được được minh hoạ trong Hình 2 và 3, dựa trên những tính toán của Matti Tuomala. Hai tham số, β và ε, mô tả mức độ của chủ nghĩa bình quân được giả định, và mức độ co giãn thay thế giữa tiêu dùng và cung cấp lao động. ε = 1 tương ứng với những trường hợp được tính toán trong nghiên cứu năm 1971, ε = 0.5 là một giá trị khả dĩ hơn.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment