Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Wednesday, December 29, 2010

Lý Thuyết Trò Chơi - P5 - Thị trường và phân bổ có hiệu quả nguồn lực


Maurice Allais (1988)

Năm 1943, trong thời kỳ đen tối dưới sự chiếm đóng của phát xít Đức, một công trình xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế đã được xuất bản tại nước Pháp. Tiêu đề của công trình này là Tìm hiểu về một trường phái kinh tế và tác giả là một kỹ sư 32 tuổi, Maurice Allais, tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Mỏ, tiến sĩ - kỹ sư khoa học Trường Đại học Tổng hợp Paris 1949; tiến sĩ danh dự Trường Đại học Tổng hợp Groningen 1964.

Maurice Felix Charles Allais , sinh tại Paris, ngày 31 tháng 5 năm 1911. Ông là giáo sư kinh tế học tại Trường Ecđại học Mỏ Paris từ năm 1944; Giám đốc Trung tâm Phân tích kinh tế từ năm 1946 (Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia và Trường Đại học M Paris); kỹ sư trưởng danh dự của Tổng Công ty Mỏ quốc gia.

Ngoài ra, ông đã từng là Giám đốc Cơ quan dịch vụ về mỏ tại Nantes và phụ trách kiểm soát đường sắt, (1937 – 1943); thiếu úy (pháo binh), Quân đội Pháp tại Anpơ, tháng 9 năm 1939 đến tháng 7 năm 1940; giám đốc Cục Tư liệu và Thống kê mỏ, Paris, 1943 – 1948; Giám đốc ban nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia 1946 – 1980; giáo sư kinh tế học lý thuyết tại Viện Thống kê Trường Đại học Tổng hợp Paris 1947 – 1968; giám đốc Nhóm Nghiên cứu kinh tế và xã hội, Paris 1944 – 1970; giáo sư thỉnh giảng cao cấp, Trung tâm Thomas Jefferson Trường Đại học Tổng hợp Virginia, 1958 – 1959; giáo sư kinh tế Viện Sau Đại học về Nghiên cứu quốc tế, Geneva, 1967 – 1970; giám đốc các cuộc hội thảo phân tích tiền tệ tại Trường Đại học Tổng hợp Paris-X, 1970 – 1985; là Ủy viên Ủy ban quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia. 1947 – 1980; thành viên Tiểu ban Năng lượng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Pháp, 1960 – 1961; chủ tịch Tiểu ban các chuyên gia về nghiên cứu các giải pháp về chính sách cước phí giao thông,Cộng đồng Kinh tế châu âu, 1963 – 1964.

Ông là thành viên của nhiều hiệp hội khoa học như Hội viên Hội Kinh tế lượng quốc tế, 1949; thành viên Viện Thống kê quốc tế, 1951; thành viên Ban Biên tập Tạp chí Chính sách kinh tế (Revue d’Economie Politique), 1952 – 1984; thành viên Học viện Khoa học New York, 1966; hội viên Hội Vận trù học Hoa kỳ, 1958; thành viên Ban Biên tập Tạp chí quốc tế Econometrica (cùng với Ragnar Frisch, Milton Friedman, Tjalling Koopmans, Wassily Leontief và Richard Stone), 1959 – 1969; ủy viên Hội đồng Hội Kinh tế lượng, 1960-1965; chủ tịch Hiệp hội khoa học kinh tế Pháp, tháng 7 năm 1972,(từ chức tháng 10 năm 1972 vì lý do sức khỏe); thành viên danh dự Hiệp hội Kinh tế Hoa kỳ, 1976.

Nhờ công lao đóng góp, ông đã đạt nhiều giải thưởng khoa học như giải Laplace năm 1933 và giải thưởng Rivot năm 1933 của Học viện Khoa học vì tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Bách khoa; giải thưởng Charles Dupin năm 1954 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho cuốn sách Tìm hiểu một trường phái kinh tế năm 1943; giải thưởng Lanchester năm 1958 của trường Đại học John Hopkins và Hội Vận trù học Hoa kỳ cho các công trình xuất sắc về vận trù học xuất bản năm 1957, Phương pháp đánh giá triển vọng kinh tế khai mỏ trong phạm vi vùng rộng lớn trường hợp Sahara – Agerie; giải thưởng Joseph Duntens 1959, Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho công trình Điều hành mỏ than quốc hữu hóa và học thuyết kinh tế, năm 1953; giải thưởng Galabert năm 1959 của Hội Vũ trụ học Pháp dành cho nghiên cứu về lực hấp dẫn và chuyển động của con lắc Paraconical; giải thưởng lớn cuẩ Cộng đồng Đại Tây Dương ( la Commumaute Atlantique) năm 1960 cho cuốn sách “Liên minh châu âu và con đường thịnh vượng”, năm 1959; giải thưởng lớn Andre Arnoux năm 1968 của Hiệp hội Tự do kinh tế và phát triển xã hội cho các công trình nghiên cứu của ông; Huy chương vàng năm 1970 của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia cho các công trình nghiên cứu của ông; Giải thưởng Robert Blanche năm 1983 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho ký sự “Thói quen, khả năng và vận hội”, 1982; giải thưởng lớn Zerilli Marimo năm 1984 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị; giải thưởng đặc biệt “Prix Dupuit – de – Leseps, 1987” cho các công trình nghiên cứu kinh tế kết cấu hạ tầng.

Năm 1988, ông nhận được giải thưởng Nobel kinh tế học về những đóng góp trong lý thuyết thị trường và phân bổ có hiệu quả nguồn lực.

Sau khi tốt nghiệp và sau một thời gian ngắn phục vụ quân đội, Maurice Allais được đề bạt vào vị trí quản lý hành chính vùng đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Nantes. Song song với công việc hành chính, ông đã bắt đầu nghiên cứu các lý thuyết kinh tế với mục đích sử dụng lý thuyết này để làm tăng hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, là một kỹ sư và là một nhà khoa học, ông cảm thấy không thõa mãn với các lý thuyết ông đã và đang nghiên cứu. Về nguyên tắc, lý thuyết kinh tế cần được xây dựng một cách chặt chẽ trên cơ sở các mô hình toán học toán học như trong các ngành khoa học tự nhiên. Sự chặt chẽ đó sẽ làm cho việc tiến hành các phép đo thực nghiệm và thống kê thêm ý nghĩa. Người kỹ sư trẻ đó đã hạ quyết tâm tiến hành một chương trình nghiên cứu đầy tham vọng. Đó chính là điểm khởi đầu của một sự nghiệp nghiên cứu suốt đời – và sự nghiệp đó vẫn đang tiếp tục – một lao động nghiên cứu đem lại nhiều kết quả quan trọng và độc đáo.

Điểm xuất phát của Allais là một cảm giác trực quan quan trọng về cách thức hoạt động của thị trường, mà nguyên thủy là do Adam Smiths nêu lên trong cuốn "Của cải của các dân tộc" vào năm 1776. Theo Smith, việc người tiêu dùng và các hãng hành động theo lợi ích của riêng họ không có gì mâu thuẫn với nhau, và tất cả các quyết định kinh tế đều được phối hợp lại. Một bàn tay vô hình sẽ tạo ra điểm cân bằng thông qua các công cụ của một hệ thống giá vận hành hoàn hảo. Một thế kỷ sau, trực giác của Smith vốn trước đây được trình bày bằng ngôn ngữ văn chương, nay được xây dựng lại bằng ngon ngữ toán học do công của một nhà kinh tế học người Pháp là Leon Walras. Ông đã miêu tả hệ thống thị trường như một hệ thống phương trình khác nhau miêu tả cung và cầu cho từng loại hàng hóa. Đáp số của hệ phương trình này có thể được giải thích như là một tập hợp các mức giá cân bằng. Công trình của Leon Walras sau đó được nhà kinh tế học người Italy là Vilfredo Pareto kế thừa. Tuy nhiên, Allais còn chịu ảnh hưởng rất lớn như từ các nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp như Augustin Cournot và Jules Dupuit. Ngay từ giữa thế kỷ XIX, Dupuit đã phát triển một lý thuyết về định giá và đầu tư trong các doanh nghiệp công có hiệu suất theo quy mô.

Các công trình nghiên cứu trước đó của Allais đã cống hiến rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu kinh tế cơ bản và lý thuyết. Hệ thống thị trường là một phần không thể tách rời của tất cả các nền kinh tế phát triển cao, trong khi tại nhiều quốc gia khác vẫn còn diễn ra cuộc tranh luận về việc lựa chọn hệ thống kinh tế. Bằng việc xây dựng nên những mô hình toán học chặt chẽ, có thể khảo sát các điều kiện theo đó một nền kinh tế đạt được hiệu quả xã hội, cân bằng và ổn định với các quyết định phi tập trung do những người tiêu dùng và các nhà sản xuất độc lập đưa ra. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều giải thưởng về khoa học kinh tế đã được trao cho các nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản này.

Một điều thú vị khác cần thấy rõ là khoa học kinh tế chưa từng tạo ra được một mô hình toán học rành mạch và chặt chẽ cho bất cứ một loại hệ thống kinh tế nào. Tuy nhiên, trường phái toán học trong nghiên cứu này cần phải được bổ sung bằng các cách phân tích khác như nghiên cứu kinh tế so sánh hoặc thực nghiệm, mà các phương pháp này thùy thuộc vào hệ thống kinh tế khác nhau. Một phương án khác là cách tiếp cận dựa trên lịch sử kinh tế và tập trung vào sự xuất hiện của các thể chế quan trọng trong hệ thống kinh tế thị trường, ví dụ như các tập đoàn công ty hiện đại hay là các tổ chức của thị trường tài chính.

Cùng với một nghiên cứu chuyên sâu mới được xuất bản vào năm 1947, nhan đề "Nền kinh tế và lãi suất", các công trình của ông từ năm 1943 đã đưa ra được một cách mô tả toán học hoàn chỉnh, chặt chẽ và khái quát về nền kinh tế thị trường, hơn hẳn so với tất cả các công trình được nhiều nhà kinh tế học xuất bản trước hoặc cùng thời gian đó, ngoại trừ các công trình độc lập của nhà kinh tế học Anh, John Hicks và của nhà kinh tế học Mỹ Paul Samuelson.

Trong các bài viết trước đó, Allais đã phát hiện nhiều kết quả quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới cái mà ngày nay là lý thuyết kinh tế được đông đão mọi người chấp nhận. Một trong những kết quả như thế, do Allais nêu lên, chặt chẽ hơn các phân tích trước đó, là mỗi điểm cân bằng của thị trường đều đạt hiệu quả xã hội theo nghĩa không ai có thể được lợi hơn mà không phải làm cho ai đó bị thiệt đi. Thêm vào đó, bất cứ một giải pháp có hiệu quả xã hội nào đều có thể đạt được như là một trạng thái cân bằng thị trường thông qua việc phân phối lại các nguồn lực ban đầu.

Một cống hiến khác của Allais là đã đưa khái niệm lợi suất theo quy mô (return on scale), hay có thể giải thích như là đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào mô hình cân bằng tổng quát. Ông cũng đưa ra một công thức có thể dùng để nghiên cứu một nèn kinh tế qua thời gian, và do đó có thể lồng ghép lý thuyết vốn và đầu tư với lý thuyết cân bằng tổng thể. Các nghiên cứu của ông từ năm 1947 cũng là những cống hiến đi đầu cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế và lý thuyết về các thế hệ nối tiếp nhau.

Allais đã tiến hành từ rất sớm việc phân tích về các yếu tố quyết định trên lý thuyết đối với cầu về tiền. Các phân tích này báo trước sự ra đời của những lý thuyết do nhà kinh tế học Mỹ William Baumol đưa ra. Tuy nhiên, Allais đã không giới hạn các nghiên cứu của mình trong trạng thái cân bằng tĩnh; ông đã phân tích về cách thức đạt tới trạng thái cân bằng thông qua một quá trình định giá tương tự như một cuộc đấu giá, và đưa ra các điều kiện để làm cho quá trình định giá này ổn định. Sau này, nhiều vấn đề trong số các phát kiến này đã được các nhà kinh tế Anglo – Saxon xuất bản.

Tuy các cống hiến của Allais đã không được các nhà kinh tế khác bên ngoài nước Pháp biết đến ngay lập tức, nhưng ông đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nước Pháp. Trên thực tế, có thể gọi là đã có một Trường phái Pháp, thành lập dựa trên các phương pháp chặt chẽ của Allais và các yêu cầu về nghiên cứu thực nghiệm của ông. Allais không chỉ duy trì mối liên hệ khăng khít với các truyền thống lâu đời của nước Pháp, mà ông còn là nhà kinh tế học có uy tín nhất trong lĩnh vực phát triển nghiên cứu kinh tế tại Pháp sau chiến tranh.

Ngoài việc tiên phong trong lý thuyết về thị trường và sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực, Allais đã tiếp tục tiến hành các nghiên cứu đặc sắc và cực kỳ độc đáo trong các lĩnh vực khác của khoa học kinh tế. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của ông trong việc xác định cầu về tiền, ông đã trở thành một nhà khai phá tiên phong cho cái mà ngày nay có thể gọi là động thái học tiền tệ vĩ mô.

Ngoài chuyên ngành kinh tế, Allais còn nghiên cứu về việc ra quyết định trong điều kiện nhiều rủi ro và mọi người đều biết đến với cái tên nghịch lý Allais. Ông đã dùng nghịch lý này để chứng minh rằng, lý thuyết tối đa hóa độ thỏa dụng dự kiến được phát triển bởi John von Neumann và Oscar Morgenstern, một lý thuyết được các nhà kinh tế chấp nhận trong các năm qua, là mâu thuẫn với các quan sát thực tế về hành vi của con người khi ra quyết định quan trọng trong điều kiện nhiều rủi ro. Dựa trên các quan sát này, Allais đã xây dựng nên một lý thuyết tổng quát hơn.

Allais đã có cố gắng tìm ra cách đi mới để mô tả đặc điểm cơ bản của một nền kinh tế thị trường, hay đúng hơn là một nền kinh tế đa thị trường, theo ngôn ngữ cuẩ ông, để nhấn mạnh tới tính chất số nhiều. Động lực đứng đằng sau hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất trong các thị trường là nhằm tận dụng bất cứ sự dư thừa nào có thể có, thông qua các cơ hội trao đổi mà vẫn chauw được tận dụng triệt để. Sẽ không còn một trạng thái cân bằng duy nhất và các trao đổi đưa đến trạng thái cân bằng sẽ kế tiếp nhau diễn ra tại các mức giá khác nhau. Công trình chính của ông trong lĩnh vực này là Lý thuyết thặng dư xuất bản vào năm 1981, dựa trên khái niệm thặng dư được nêu lên vào năm 1943. Đây là một biểu hiện nữa của sự phong phú và độc đáo trong các công trình ban đầu và các công trình đoạt giải của ông.
Tổng hợp - Nguyễn Văn Hoàng - SAGA (12/2007) www.saga.vn

No comments:

Post a Comment