Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. Ví dụ ta có một dây chuyền sản xuất quần áo. Chi phí dây chuyền máy móc trong một tuần là 100 đơn vị tiền tệ, chi phí phụ trội là 1 đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu như hệ thống sản xuất được 50 sản phẩm một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi sản phẩm là (100+50)/50= 3 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên nếu công ty sản xuất được 100 đơn vị một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống chỉ còn (100+100)/100 = 2 đơn vị tiền tệ. Đây là ví dụ điển hình của tính kinh tế theo quy mô. Tất nhiên ví dụ này đã được đơn giản hoá đi nhiều, trên thực tế thì còn rất nhiều các lực cản vô hình trong nền kinh tế khiến cho công ty khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Tính kinh tế theo quy mô tồn tại ở hầu hết các ngành, có thể phát huy tác dụng ở cả cấp nhà máy và cấp công ty bao gồm nhiều nhà máy. Nó xuất hiện vì các lý do sau đây:
- Tínhkhông chia nhỏ được của máy móc và thiết bị, đậc biệt ở những nơi mà một loạt quá trình chế biến được liên kết với nhau.
- Hiệu quả của công suất lớn đối với nhiều loại thiết bị đầu tư (vd:tầu chở dầu, nồi hơi), cả chi phí khởi động và vận hành đều tăng chậm hơn công suất.
- Hiệu quả chuyên môn hoá_khi sản lượng lớn hơn, người ta có điều kiện sử dụng lao động chuyên môn và máy móc chuyên dụng
- Kỹ thuật và tổ chức sản xuất ưu việt khi quy mô tăng lên người ta có thể sử dụng máy tự động thay cho thiết bị vận hành thủ công hoặc thay thế sản xuất đơn chiếc bằng dây chuyền hàng loạt một cách liên tục.
- Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu va phụ tùng với khối lượng lớn nhờ được hưởng chiết khấu
- Hiệu quả marketing (hiệu quả tiêu thụ) thu được nhờ biệc sử dụng phương tiện quảng cáo đại chúng và mật độ sử dụng lực lượng bán hàng lớn hơn
- Hiệu quả tài chính thu được do các công ty lớn có điều kiện gọi vốn với điều kiện thuận lợi (lãi suất, chi phí đi vay thấp hơn)
- Hiệu quả quản lý thông qua các dãy số thời gian...
Khả năng tận dụng tính kinh tế theo quy mô có thể bị hạn chế vì nhiều lý do. Ở một số ngành, bản chất của sản phẩm và quá trình chế biến hay công nghệ có thể làm giảm tính kinh tế theo quy mô ngay khi sản lượng còn ở mức khiêm tốn. Về phía cầu, tổng nhu cầu thị trường có thể không đủ để một công ty đạt được quy mô tối thiểu có hiệu quả hoặc tỷ trọng của công ty quá nhỏ. Nếu người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều sản phẩm khác nhau (tính đa dạng của nhu cầu) gây cản trở cho việc tiêu chuẩn hoá và sản xuất trong thời gian dài. Khi kinh tế theo quy mô có ý nghĩa quan trọng với nhiều ngành nó sẽ dẫn tới xu hướng là tập trung hoá người bán ở mức cao.
LRAC : Đường chi phí bình quân dài hạn có hình chữ U đặc trưng cho một nhà máy
Output: sản lượng đầu ra
Average: chi phí bình quân
Sản lượng tăng từ Q1 đến Q2 làm chi phí giảm từ C xuống C1. Trong đồ thị trên Q2 là mức sản lượng tối ưu, đạt chi phí bình quân thấp nhất. Sau điểm này tính kinh tế theo quy mô giảm dần và đến một mức nào đó không còn phát huy tác dụng nữa.
No comments:
Post a Comment