Maurice Allais (1988) Năm 1943, trong thời kỳ đen tối dưới sự chiếm đóng của phát xít Đức, một công trình xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết kinh tế đã được xuất bản tại nước Pháp. Tiêu đề của công trình này là Tìm hiểu về một trường phái kinh tế và tác giả là một kỹ sư 32 tuổi, Maurice Allais, tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Mỏ, tiến sĩ - kỹ sư khoa học Trường Đại học Tổng hợp Paris 1949; tiến sĩ danh dự Trường Đại học Tổng hợp Groningen 1964. Maurice Felix Charles Allais , sinh tại Paris, ngày 31 tháng 5 năm 1911. Ông là giáo sư kinh tế học tại Trường Ecđại học Mỏ Paris từ năm 1944; Giám đốc Trung tâm Phân tích kinh tế từ năm 1946 (Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia và Trường Đại học M Paris); kỹ sư trưởng danh dự của Tổng Công ty Mỏ quốc gia. Ngoài ra, ông đã từng là Giám đốc Cơ quan dịch vụ về mỏ tại Nantes và phụ trách kiểm soát đường sắt, (1937 – 1943); thiếu úy (pháo binh), Quân đội Pháp tại Anpơ, tháng 9 năm 1939 đến tháng 7 năm 1940; giám đốc Cục Tư liệu và Thống kê mỏ, Paris, 1943 – 1948; Giám đốc ban nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia 1946 – 1980; giáo sư kinh tế học lý thuyết tại Viện Thống kê Trường Đại học Tổng hợp Paris 1947 – 1968; giám đốc Nhóm Nghiên cứu kinh tế và xã hội, Paris 1944 – 1970; giáo sư thỉnh giảng cao cấp, Trung tâm Thomas Jefferson Trường Đại học Tổng hợp Virginia, 1958 – 1959; giáo sư kinh tế Viện Sau Đại học về Nghiên cứu quốc tế, Geneva, 1967 – 1970; giám đốc các cuộc hội thảo phân tích tiền tệ tại Trường Đại học Tổng hợp Paris-X, 1970 – 1985; là Ủy viên Ủy ban quốc gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia. 1947 – 1980; thành viên Tiểu ban Năng lượng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội Pháp, 1960 – 1961; chủ tịch Tiểu ban các chuyên gia về nghiên cứu các giải pháp về chính sách cước phí giao thông,Cộng đồng Kinh tế châu âu, 1963 – 1964. Ông là thành viên của nhiều hiệp hội khoa học như Hội viên Hội Kinh tế lượng quốc tế, 1949; thành viên Viện Thống kê quốc tế, 1951; thành viên Ban Biên tập Tạp chí Chính sách kinh tế (Revue d’Economie Politique), 1952 – 1984; thành viên Học viện Khoa học New York, 1966; hội viên Hội Vận trù học Hoa kỳ, 1958; thành viên Ban Biên tập Tạp chí quốc tế Econometrica (cùng với Ragnar Frisch, Milton Friedman, Tjalling Koopmans, Wassily Leontief và Richard Stone), 1959 – 1969; ủy viên Hội đồng Hội Kinh tế lượng, 1960-1965; chủ tịch Hiệp hội khoa học kinh tế Pháp, tháng 7 năm 1972,(từ chức tháng 10 năm 1972 vì lý do sức khỏe); thành viên danh dự Hiệp hội Kinh tế Hoa kỳ, 1976. Nhờ công lao đóng góp, ông đã đạt nhiều giải thưởng khoa học như giải Laplace năm 1933 và giải thưởng Rivot năm 1933 của Học viện Khoa học vì tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Bách khoa; giải thưởng Charles Dupin năm 1954 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho cuốn sách Tìm hiểu một trường phái kinh tế năm 1943; giải thưởng Lanchester năm 1958 của trường Đại học John Hopkins và Hội Vận trù học Hoa kỳ cho các công trình xuất sắc về vận trù học xuất bản năm 1957, Phương pháp đánh giá triển vọng kinh tế khai mỏ trong phạm vi vùng rộng lớn trường hợp Sahara – Agerie; giải thưởng Joseph Duntens 1959, Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho công trình Điều hành mỏ than quốc hữu hóa và học thuyết kinh tế, năm 1953; giải thưởng Galabert năm 1959 của Hội Vũ trụ học Pháp dành cho nghiên cứu về lực hấp dẫn và chuyển động của con lắc Paraconical; giải thưởng lớn cuẩ Cộng đồng Đại Tây Dương ( la Commumaute Atlantique) năm 1960 cho cuốn sách “Liên minh châu âu và con đường thịnh vượng”, năm 1959; giải thưởng lớn Andre Arnoux năm 1968 của Hiệp hội Tự do kinh tế và phát triển xã hội cho các công trình nghiên cứu của ông; Huy chương vàng năm 1970 của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia cho các công trình nghiên cứu của ông; Giải thưởng Robert Blanche năm 1983 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị cho ký sự “Thói quen, khả năng và vận hội”, 1982; giải thưởng lớn Zerilli Marimo năm 1984 của Viện Nghiên cứu Đạo đức và Chính trị; giải thưởng đặc biệt “Prix Dupuit – de – Leseps, 1987” cho các công trình nghiên cứu kinh tế kết cấu hạ tầng. Năm 1988, ông nhận được giải thưởng Nobel kinh tế học về những đóng góp trong lý thuyết thị trường và phân bổ có hiệu quả nguồn lực. Sau khi tốt nghiệp và sau một thời gian ngắn phục vụ quân đội, Maurice Allais được đề bạt vào vị trí quản lý hành chính vùng đối với các doanh nghiệp nhà nước tại Nantes. Song song với công việc hành chính, ông đã bắt đầu nghiên cứu các lý thuyết kinh tế với mục đích sử dụng lý thuyết này để làm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, là một kỹ sư và là một nhà khoa học, ông cảm thấy không thõa mãn với các lý thuyết ông đã và đang nghiên cứu. Về nguyên tắc, lý thuyết kinh tế cần được xây dựng một cách chặt chẽ trên cơ sở các mô hình toán học toán học như trong các ngành khoa học tự nhiên. Sự chặt chẽ đó sẽ làm cho việc tiến hành các phép đo thực nghiệm và thống kê thêm ý nghĩa. Người kỹ sư trẻ đó đã hạ quyết tâm tiến hành một chương trình nghiên cứu đầy tham vọng. Đó chính là điểm khởi đầu của một sự nghiệp nghiên cứu suốt đời – và sự nghiệp đó vẫn đang tiếp tục – một lao động nghiên cứu đem lại nhiều kết quả quan trọng và độc đáo. Điểm xuất phát của Allais là một cảm giác trực quan quan trọng về cách thức hoạt động của thị trường, mà nguyên thủy là do Adam Smiths nêu lên trong cuốn "Của cải của các dân tộc" vào năm 1776. Theo Smith, việc người tiêu dùng và các hãng hành động theo lợi ích của riêng họ không có gì mâu thuẫn với nhau, và tất cả các quyết định kinh tế đều được phối hợp lại. Một bàn tay vô hình sẽ tạo ra điểm cân bằng thông qua các công cụ của một hệ thống giá vận hành hoàn hảo. Một thế kỷ sau, trực giác của Smith vốn trước đây được trình bày bằng ngôn ngữ văn chương, nay được xây dựng lại bằng ngon ngữ toán học do công của một nhà kinh tế học người Pháp là Leon Walras. Ông đã miêu tả hệ thống thị trường như một hệ thống phương trình khác nhau miêu tả cung và cầu cho từng loại hàng hóa. Đáp số của hệ phương trình này có thể được giải thích như là một tập hợp các mức giá cân bằng. Công trình của Leon Walras sau đó được nhà kinh tế học người Italy là Vilfredo Pareto kế thừa. Tuy nhiên, Allais còn chịu ảnh hưởng rất lớn như từ các nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp như Augustin Cournot và Jules Dupuit. Ngay từ giữa thế kỷ XIX, Dupuit đã phát triển một lý thuyết về định giá và đầu tư trong các doanh nghiệp công có hiệu suất theo quy mô. Các công trình nghiên cứu trước đó của Allais đã cống hiến rất nhiều cho lĩnh vực nghiên cứu kinh tế cơ bản và lý thuyết. Hệ thống thị trường là một phần không thể tách rời của tất cả các nền kinh tế phát triển cao, trong khi tại nhiều quốc gia khác vẫn còn diễn ra cuộc tranh luận về việc lựa chọn hệ thống kinh tế. Bằng việc xây dựng nên những mô hình toán học chặt chẽ, có thể khảo sát các điều kiện theo đó một nền kinh tế đạt được hiệu quả xã hội, cân bằng và ổn định với các quyết định phi tập trung do những người tiêu dùng và các nhà sản xuất độc lập đưa ra. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều giải thưởng về khoa học kinh tế đã được trao cho các nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản này. Một điều thú vị khác cần thấy rõ là khoa học kinh tế chưa từng tạo ra được một mô hình toán học rành mạch và chặt chẽ cho bất cứ một loại hệ thống kinh tế nào. Tuy nhiên, trường phái toán học trong nghiên cứu này cần phải được bổ sung bằng các cách phân tích khác như nghiên cứu kinh tế so sánh hoặc thực nghiệm, mà các phương pháp này thùy thuộc vào hệ thống kinh tế khác nhau. Một phương án khác là cách tiếp cận dựa trên lịch sử kinh tế và tập trung vào sự xuất hiện của các thể chế quan trọng trong hệ thống kinh tế thị trường, ví dụ như các tập đoàn công ty hiện đại hay là các tổ chức của thị trường tài chính. Cùng với một nghiên cứu chuyên sâu mới được xuất bản vào năm 1947, nhan đề "Nền kinh tế và lãi suất", các công trình của ông từ năm 1943 đã đưa ra được một cách mô tả toán học hoàn chỉnh, chặt chẽ và khái quát về nền kinh tế thị trường, hơn hẳn so với tất cả các công trình được nhiều nhà kinh tế học xuất bản trước hoặc cùng thời gian đó, ngoại trừ các công trình độc lập của nhà kinh tế học Anh, John Hicks và của nhà kinh tế học Mỹ Paul Samuelson. Trong các bài viết trước đó, Allais đã phát hiện nhiều kết quả quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới cái mà ngày nay là lý thuyết kinh tế được đông đão mọi người chấp nhận. Một trong những kết quả như thế, do Allais nêu lên, chặt chẽ hơn các phân tích trước đó, là mỗi điểm cân bằng của thị trường đều đạt hiệu quả xã hội theo nghĩa không ai có thể được lợi hơn mà không phải làm cho ai đó bị thiệt đi. Thêm vào đó, bất cứ một giải pháp có hiệu quả xã hội nào đều có thể đạt được như là một trạng thái cân bằng thị trường thông qua việc phân phối lại các nguồn lực ban đầu. Một cống hiến khác của Allais là đã đưa khái niệm lợi suất theo quy mô (return on scale), hay có thể giải thích như là đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào mô hình cân bằng tổng quát. Ông cũng đưa ra một công thức có thể dùng để nghiên cứu một nèn kinh tế qua thời gian, và do đó có thể lồng ghép lý thuyết vốn và đầu tư với lý thuyết cân bằng tổng thể. Các nghiên cứu của ông từ năm 1947 cũng là những cống hiến đi đầu cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế và lý thuyết về các thế hệ nối tiếp nhau. Allais đã tiến hành từ rất sớm việc phân tích về các yếu tố quyết định trên lý thuyết đối với cầu về tiền. Các phân tích này báo trước sự ra đời của những lý thuyết do nhà kinh tế học Mỹ William Baumol đưa ra. Tuy nhiên, Allais đã không giới hạn các nghiên cứu của mình trong trạng thái cân bằng tĩnh; ông đã phân tích về cách thức đạt tới trạng thái cân bằng thông qua một quá trình định giá tương tự như một cuộc đấu giá, và đưa ra các điều kiện để làm cho quá trình định giá này ổn định. Sau này, nhiều vấn đề trong số các phát kiến này đã được các nhà kinh tế Anglo – Saxon xuất bản. Tuy các cống hiến của Allais đã không được các nhà kinh tế khác bên ngoài nước Pháp biết đến ngay lập tức, nhưng ông đã có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nước Pháp. Trên thực tế, có thể gọi là đã có một Trường phái Pháp, thành lập dựa trên các phương pháp chặt chẽ của Allais và các yêu cầu về nghiên cứu thực nghiệm của ông. Allais không chỉ duy trì mối liên hệ khăng khít với các truyền thống lâu đời của nước Pháp, mà ông còn là nhà kinh tế học có uy tín nhất trong lĩnh vực phát triển nghiên cứu kinh tế tại Pháp sau chiến tranh. Ngoài việc tiên phong trong lý thuyết về thị trường và sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực, Allais đã tiếp tục tiến hành các nghiên cứu đặc sắc và cực kỳ độc đáo trong các lĩnh vực khác của khoa học kinh tế. Thông qua các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của ông trong việc xác định cầu về tiền, ông đã trở thành một nhà khai phá tiên phong cho cái mà ngày nay có thể gọi là động thái học tiền tệ vĩ mô. Ngoài chuyên ngành kinh tế, Allais còn nghiên cứu về việc ra quyết định trong điều kiện nhiều rủi ro và mọi người đều biết đến với cái tên nghịch lý Allais. Ông đã dùng nghịch lý này để chứng minh rằng, lý thuyết tối đa hóa độ thỏa dụng dự kiến được phát triển bởi John von Neumann và Oscar Morgenstern, một lý thuyết được các nhà kinh tế chấp nhận trong các năm qua, là mâu thuẫn với các quan sát thực tế về hành vi của con người khi ra quyết định quan trọng trong điều kiện nhiều rủi ro. Dựa trên các quan sát này, Allais đã xây dựng nên một lý thuyết tổng quát hơn. Allais đã có cố gắng tìm ra cách đi mới để mô tả đặc điểm cơ bản của một nền kinh tế thị trường, hay đúng hơn là một nền kinh tế đa thị trường, theo ngôn ngữ cuẩ ông, để nhấn mạnh tới tính chất số nhiều. Động lực đứng đằng sau hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất trong các thị trường là nhằm tận dụng bất cứ sự dư thừa nào có thể có, thông qua các cơ hội trao đổi mà vẫn chauw được tận dụng triệt để. Sẽ không còn một trạng thái cân bằng duy nhất và các trao đổi đưa đến trạng thái cân bằng sẽ kế tiếp nhau diễn ra tại các mức giá khác nhau. Công trình chính của ông trong lĩnh vực này là Lý thuyết thặng dư xuất bản vào năm 1981, dựa trên khái niệm thặng dư được nêu lên vào năm 1943. Đây là một biểu hiện nữa của sự phong phú và độc đáo trong các công trình ban đầu và các công trình đoạt giải của ông. |
Tổng hợp - Nguyễn Văn Hoàng - SAGA (12/2007) www.saga.vn |
Wednesday, December 29, 2010
Lý Thuyết Trò Chơi - P5 - Thị trường và phân bổ có hiệu quả nguồn lực
Lý Thuyết Trò Chơi - P3 - Sự phát triển của Thuyết cân bằng tổng thể
Cân bằng tổng thể, kinh tế động, kinh tế tĩnh và nâng cấp độ phân tích trong khoa học kinh tế Paul A. Samuelson, 1970 Một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế học phát triển trong suốt những thập kỷ gần đây là sự chính thức hóa ở một trình độ cao hơn các kỹ thuật phân tích mà phần nào được hình thành với sự trợ giúp của toán học. Chúng ta có thể phân biệt hai nhánh khác nhau của sự phát triển này. Một nhánh là kinh tế lượng, như đã phân tích ở chương trên, được phát triển nhằm đáp ứng được việc ước tính thống kê tức thời và những ứng dụng thực nghiệm. Những người đi tiên phong là Ragnar Frisch và Jan Tinbergen đã cùng đoạt giải thưởng Nobel đầu tiên về khoa học kinh tế (năm 1969). Nhánh thứ hai được định hướng trực diện hơn vào nghiên cứu lý thuyết cơ bản mà không nhằm vào bất kỳ mục tiêu tức thời nào về thực nghiệm và thống kê. Chính trong lĩnh vực thứ hai này, giáo sư Paul Samuelson thuộc Viện Công Nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, đã có sự đóng góp to lớn, và cũng do sự đóng góp đó mà 1970 ông được tặng giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế. Paul Anthony Samuelson sinh năm 1915, tại Gary, bang Indiana, ông nhận bằng cử nhân xã hội của Trường đại học tổng hợp Chicago năm 1935; nhận bằng thạc sĩ năm 1936 và học vị tiến sĩ năm 1941 của trường đại học tổng hợp Harvard. Ông là thành viên chưa có học vị tiến sĩ của Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội từ năm 1935 đến năm 1937, thành viên của Hội các thành viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học tổng hợp Harvard thời kỳ 1937 – 1940 và là thành viên nghiên cứu của Quỹ Ford từ năm 1958 – 1959. Ông nhận được bằng tiến sĩ luật danh dự của trường Đại học Tổng hợp Chicago và trường Oberlin vào năm 1961, đồng thời ông cũng nhận được danh vị này từ trường đại học Tổng hợp Indiana và Trường Đại học Tổng hợp East Anglia(Anh) vào năm 1966. Paul Samuelson đã được trường đại học Tổng hợp Harvard tặng Giải thưởng David A. Wells năm 1941 và Hiệp hội kinh tế Mỹ tặng Huy chương John Bates Clark năm 1947 với tư cách là một nhà kinh tế học đương thời dưới 40 tuổi “đã có đóng góp nỗi bật nhất vào nền tảng cơ bản của kiến thức và tư tưởng kinh tế”. Cuốn sách “Kinh tế học – Một phân tích ban đầu” của Paul Samuelson được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948 đã trở thành cuốn sách giáo khoa vè kinh tế bán chạy nhất mọi thời điểm. Cuốn sách đã được bán với hơn 1 triệu bản và được dịch ra các thứ tiếng Pháp, Đức, Italy, Hungary,Ba Lan,Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ả Rập. Hiện nay cuốn sách đã được tái bản lần thứ 15. Paul Samuelson là đồng tác giả của tác phẩm “Kiến thức về kinh tế học” xuất bản năm 1955, và cũng là đồng tác giả của nhiều công trình khác trong lĩnh vực này. Tác phẩm mới nhất của ông là “Quy hoạch tuyến tính và phân tích kinh tế”, được viết với sự cộng tác của Robert Dorfman và Robert Solow và được sự tài trợ của Rand Corporation. Paul Samuelson tới Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vào năm 1940 với tư cách trợ giảng về kinh tế học và được bổ nhiệm phó giáo sư vào năm 1944. Ông là thành viên của phòng thí nghiệm phóng xạ từ năm 1944 – 1945, là giáo sư giảng dạy về quan hệ kinh tế quốc tế (không chính thức) tại trường đại học Luật và Ngoại Giao Fletcher năm 1945. Paul Samuelson được bổ nhiệm làm giáo sư tại MIT năm 197 và nay là mộ giáo sư được thụ phong. Ông cũng là một thành viên của Hội nghiên cứu Guggenheim từ năm 1948 – 1949. Paul Samuelson cũng hoạt động rộng rãi với tư cách là một nhà tư vấn. Ông làm việc cho Ủy ban kế hoạch các nguồn lực quốc gia từ năm 1941 – 1943 (phụ trách mảng lập kế hoạch duy trì mức toàn dụng nhân công trong thời chiến), làm việc cho Hội đồng sản xuất thời chiến và văn phòng huy động và tái thiết thời chiến năm 1945 (chương trình đặt kế hoạch tổng thể và kinh tế), làm việc cho Bộ Ngân khố Hoa Kỳ thời kỳ 1945 – 1952, cho Ủy ban các mục tiêu quốc gia của Tổng thống từ 1959 đến 1960, làm việc tại Ủy ban cố vấn nghiên cứu về phát triển kinh tế năm 1960. Paul Samuelson là thành viên của Ủy ban đặc nhiệm quốc gia. Nhìn chung, hơn bất kỳ một nhà kinh tế học đương đại nào, cống hiến của Samuelson là ở chổ ông đã dóp phần nâng cao trình độ phân tích khái quát và phương pháp luận trong khoa học kinh tế. Trên thực tế, ông đã viết lại một phần đáng kể các học thuyết kinh tế. Sammuelson cũng đã chỉ ra tính thống nhất căn bản của những vấn đề và những kỹ thuật phân tích trong kinh tế học, một phần áp dụng có hệ thống phương pháp luận về tối đa hóa với một hệ rộng lớn các vấn đề. Đóng góp của Samuelson trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tóm lược những thành tựu trong những nghiên cứu của ông, chúng ta chỉ có thể đưa ra một số ví dụ trên một số lĩnh vực. Có thể chia những cống hiến của Samuelson thành bốn lĩnh vực chính. Lĩnh vực đầu tiên mà Samuelson đã có những cống hiến to lớn là lý thuyết về mức cân bằng tổng thể, nghiên cứu tác động qua lại giũa một số lượng lớn các biến cố khác nhau theo nguyên tắc tất cả các mức giá và tát cả các khối lượng trong hệ thống kinh tế. Một số ví dụ rút ra từ lý thuyết thương mại quốc tế có thể được sử dụng để minh họa điều này. Một ví dụ là vấn đề lợi ích của thương mại quốc tế. Từ lâu người ta đã biết rằng trong những điều kiện nhất định thì thương mại quốc tế đem lại thu nhập quốc dân cao hơn cho các quốc gia liên quan. Người ta cũng biết rằng ngoại thương có thể dẫn đến việc phân phối lai thu nhập trong khuôn khổ mỗi nước mà kết quả là một số bộ phận nào đó sẽ bị đẩy vào những vị thế kém ưu đãi hơn. Khi đó vấn đề phát sinh là liệu chúng ta có thể nói một cách đầy đủ ý nghĩa rằng một quốc gia, xét về tổng thể sẽ có lợi thương mại quốc tế hay không. Điều mà Samuelson làm được ở đây là ông chỉ ra rằng những cá nhân được lợi trong thương mại quốc tế sẽ giàu lên cho dù có phải đền bù toàn bộ cho những đối tượng có xu hướng bị thiệt hại trong mối quan hệ thương mại này. Theo nghĩa đó, thương mại tự do về tiềm năng là ưu việt hơn chế độ bảo hộ. Khi phân tích những hiệu ứng của hàng rào thuế quan đối với phân phối thu nhập, Samuelson cùng với Wolfgang Stolper đã chỉ ra rằng, thuế quan khiến cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng tăng phần lợi nhuận cho những yếu tố sản xuất được sử dụng với hàm lượng tương đối cao trong sản xuất các hàng hóa được bảo hộ, trong khi đó phần lợi nhuận đối với các yếu tố sản xuất khác lại giảm xuống. Samuelson cũng đã cho thấy trong điều kiện nào thì thương mại quốc tế dẫn đến sự san bằng khoản lợi nhuận yếu tố giữa các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, cái được gọi là “nguyên lý cân bằng hóa mức giá yếu tố”. Ở đây Samuelson đã tuân thủ một nguyên tắc nghiêm cứu do Eli Hecksscher và Bertil Ohlin đề xướng. Lĩnh vực tiếp theo là lý thuyết động và phân tích tính ổn định. Đặc trưng của lĩnh vực này là không bị giới hạn trong những trạng thái cân bằng của nền kinh tế như phương pháp phân tích tĩnh. Thay vào đó, vấn đề được nhấn mạnh là hệ thống kinh tế sẽ vận động như thế nào ở ngoài điểm cân bằng và nền kinh tế diễn biến như thế nào từ giai đoạn này đến giai đoạn khác trong một chuỗi các giai đoạn phát triển. Đặc biệt, điều mà Samuelson làm được ở đây là xác định được những điều kiện để hệ thống kinh tế có thể ổn định, theo nghĩa là nó có xu hướng tự quay trở lại điểm cân bằng sau những biến động. ông đã phát hiện ra rằng những điều kiện mà theo đó, phương pháp phân tích dẫn đến những điều mà người ta gọi là những kết luận “ thông thường”, chẳng hạn như kết luận rằng lượng cầu tăng lên thường dẫn đến kết quả là mức giá cân bằng cũng tăng. Thực tế, đây là một ứng dụng của “ nguyên tắc tương ứng” hết sức nổi tiếng của Samuelson, nhằm thiết lập một cầu nối giữa phân tích động và phân tích tĩnh, hai phương pháp trước đây thường được coi là hoàn toàn cách biệt. Lĩnh vực thứ ba mà Samuelson đã có đóng góp to lớn là lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết có mối liên quan mật thiết đến số các chỉ số. Trong các lý thuyết trước đó về lĩnh vực này, người ta thường bắt đầu với các giả định rằng các hộ gia đình biểu hiện những khuôn mẫu về sự ưa thích rất xác định đối với hàng hóa tiêu dùng, theo định nghĩa là các hộ gia đình có thể xác định một cách rõ ràng cách thức đánh giá các rổ hàng hóa tiêu dùng có thể thay thế cho nhau. Dựa trên cơ sở này, các định lý về hành vi của người tiêu dùng được rút ra bằng phương pháp loại trừ, bằng cách phân tích những hiệu ứng của các thay đổi trong các yếu tố, chẳng hạn như thu thập và giá cả. Samuelson lại xuất phát từ một phía khác, bằng những xác định dựa trên những hành vi quan sát được. Có thể nói, hộ gia đình bộc lộ sự ưa thích của mình qua chính những hành vi. Đây chính là xuất phát điểm cho lý thuyết về “sự ưa thích được bộc lộ” của Samuelson, một lý thuyết cung cấp cho các nhà kinh tế học những công cụ phân tích tốt hơn nhiều trong lý thuyết tiêu dùng. Những nghiên cứu có tính thực nghiệm về các hành vi có thể quan sát được đã ăn nhập hơn với các cấu trúc lý thuyết. Lĩnh vực thứ tư mà Samuelson đã có sự đóng góp nổi bật là lý thuyết vốn. Một ý kiến phê phán ừ lâu đã chĩa vào lý thuyết vốn truyền thống, cho rằng lý thuyết này dựa trên giả thuyết có thể xây dựng một khái niệm về tổng lượng vốn, đó là một tổng giá trị của tất cả các hàng hóa vốn trong xã hội được đo bằng tiền. Hợp tác cùng với Robert Solow, Samuelson đã cho rằng có thể phát triển một lý thuyết vốn có tính lôgích và có thể nói về một mức giá xác định đối với vốn ngay cả khi không chấp nhận một khái niệm về tổng lượng vốn như vậy. Một đóng góp của Samuelson về lĩnh vực lý thuyết vốn là ông đã đề cập một cách chi tiết hơn đến các điều kiện để đạt được hiệu quả kinh tế theo thời gian. Chính trong bối cảnh này, chúng ta sẽ được chứng kiến “nguyên lý đường cao tốc” rất nổi tiếng của ông, đó là nguyên lý xác định các điều kiện cho tăng trưởng tối đa và cho thấy một quốc gia có thể trả giá để lựa chọn con đường tăng trưởng kinh tế được đặc trưng bởi một tốc độ tăng trưởng tối đa mà Samuelson gọi là đường cao tốc, với những tỷ lệ giữa các khu vực sản xuất hoàn toàn khác bietj với những tỷ lệ mà chúng ta dự tính cuối cùng phải đạt được. Có lẽ hơn bất kỳ ai khác, Samuelson đã cho thấy những lợi thế của việc công thức hóa chính xác những công thức kinh tế. Trên thực tế, bằng cách đó ông đã tạo ra phong cách cho nhiều thế hệ các nhà kinh tế học trong những thập kỹ gần đây. Mặc dù phần lớn các công trình của ông có mức độ trừu tượng cao, song ông đã xử lý được những vấn đề kinh tế và xã hội quan trọng trong một thế giới hiện thực. Có thể nhận thấy tính cách phù hợp trong các tác phẩm của ông gần như là trên mọi lĩnh vực mà ông tham gia: trong việc xây dựng lý thuyết tiêu dùng trên cơ sở những hành vi quan sát được và trên cơ sở lý thuyết về “những ưa thích được bộc lộ”; việc hình thành lý thuyết vốn tong bối cảnh một số lượng lớn các hàng hóa vốn không đồng nhất; trong việc phân tích các quá trình động và tính ổn định trong các tình huống nằm ngoài trạng thái cân bằng; trong việc lý giải các chu kỳ kinh doanh bằng một mô hình kết hợp số nhân – gia tốc; trong việc nghiên cứu vị trí của các nhóm hàng hóa trong bối cảnh phân tích mức cân bằng tổng thể; nghiên cứu sự tăng trưởng tối đa, nghiên cứu phân phối tiêu dùng giữa các thế hệ bằng mô hình “ tín dụng tiêu dùng”; và trong việc phân tích những lợi thế từ thương mại và những ảnh hưởng của thuế quan đối với phân phối thu nhập. Cuối cùng, đóng góp quan trọng của Samuelson là cái mà chúng ta gọi là “một sự Tổng hợp cổ điển mới”, hay ngày nay trong các giáo trình lịch sử gọi là lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp, ở đó, thị trường và chính phủ đều có vai trò quan trọng ngang nhau trong điều hành một nền kinh tế hiện đại. Trong điều hành nền kinh tế ngày nay, thiếu thị trường hoặc thiếu vai trò chính phủ cũng giống như người có ý định vỗ tay bằng một bàn tay. Có thể nói rằng, trong nhiều lĩnh vực, Samuelson đã đạt tới một sự trình bày có hệ thống và mang tính kinh điển, nếu không nói là chính xác. (còn tiếp) |
Tổng hợp - Nguyễn Văn Hoàng - SAGA (11/2007) www.saga.vn |
Lý Thuyết Trò Chơi - P2 - Kinh tế học thực nghiệm
Vernon L Smith (Năm 2002) Vernon L.Smith sinh 1927 ở Wichita, bang Kansas, Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1955 tại đại học Havard. Từ năm 2001, ông làm giáo sư kinh tế và luật tại Đại học Georges Mason, bang Virginia. Từ 22 năm trước, bạn bè ông đã tin ông sẽ đoạt giải Nobel với những gì ông tiến hành nghiên cứu. Và năm 2002, ông đã nhận được giải thưởng cao quý này với công trình: kinh tế học thực nghiệm. Cuộc thực nghiệm đầu tiên trong kinh tế học nhằm vào các mục tiêu kiểm tra “kết quả chủ yếu rút ra từ các lý thuyết kinh tế là gì”: trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường sẽ xác định điểm cân bằng giữa cung và cầu, tại đó, giá trị của hàng hóa được người bán và người mua xác định tương đương nhau. Trong những cuộc thực nghiệm đầu tiên của Vernon Smith, các đối tượng nghiên cứu được ngẫu nhiên lựa chọn là người bán và người mua, và những người này xác định giá trị hàng hóa khác nhau, biểu hiện bằng mức giá thấp nhất và mức giá mua cao nhất có thể chấp nhận được.
Nhiều cuộc thí nghiệm đã nghiên cứu kết quả của các cuộc đấu giá thường sử dụng trên thị trường nguyên liệu và thị trường các công cụ tài chính. Gần đây, đấu giá được xem xét là cách thức hỗ trợ quá trình tư nhân hóa các khu vực độc quyền của Nhà Nước trong các ngành phát thanh, truyền hình. Lý thuyết giá phân biệt 4 loại đấu giá là:
Trên thực tế, khi nhấn mạnh vào tầm quan trọng của động cơ tiền tệ trong thí nghiệm, Smith đã phát triển được phương pháp theo đó những động cơ này không chỉ mạnh vừa đủ mà còn thiết kế để tăng khả năng các kết quả sẽ được áp dụng trong các tình huống thực tế trên thị trường. Một vấn đề lớn là sở thích riêng (và khó quan sát được) của các đối tượng thí nghiệm có thể tác động đến hành vi của họ trong thí nghiệm. Kết quả là một số đối tượng được giao đóng vai là người mua, với một hàm cầu xác định trước, không chỉ theo đường cầu đó. Smith đã đưa ra một kỹ thuật, được gọi là phương pháp giá trị quy, để giải quyết vướng mắc này và khuyến khích các đối tượng thí nghiệm hành động đúng như các nhà nghiên cứu dự tính. Thông qua những đóng góp đó, cũng như một chuỗi các khuyến nghị thực tế về các bước thực hiện trong phòng thí nghiệm, Smith đã đặt ra một chuẩn mực phương pháp luận cho thí nghiệm nghiên cứu kinh tế. | ||
Tổng hợp - SAGA (11/2007) www.saga.vn |
thuyết trò chơi
Xin giới thiệu đến các bạn nào muốn tìm hiểu thêm về Lý thuyết trò chơi (Phần I giới thiệu một số công trình khoa học gần đây – Phần II sẽ giới thiệu một số ứng dụng cơ bản)
Lý thuyết trò chơi – théorie des jeux là môt phân nghành toán học ứng dụng nhằm mô hình hóa thức hóa các trạng thái xung đột và sự phân tích các hiện tượng va chạm trong sự phong phú và sự phức tạp của chúng. Những nghiên cứu lý luận đầu tiên được bắt đầu vào thế kỷ XVII (Pascal, Fermat, Mernoulli).
Tuy nhiên lý thuyết này phát triển chủ yếu đã diễn ra trong thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiến, với F. Knight (1921), E. Borel (1923), J. von Neumann ( 1928). Tác phẩm kinh điển của J. von Neumann và O. Morgenstern (Lý thuyết trò chơi và kinh tế của Behavior, xuất bản năm 1944), trong khi tổng kết lại những nghiên cứu trong lĩnh vực này, đã đánh dấu một sự chuyển hướng tiếp cận trong lý thuyết với các môn khoa học xã hội. cuối cùng những nhà nghiên cứu của G. Nash, R. Aumannn, J.-C. Hasanyi, M. Shubik, Hildenbrand, G. Debreu, trong vòng ba mươi năm trở lại đây, đã thực sự làm phát triển và phong phú đáng kể lý thuyết nhờ những định lý chung mới và những tình huống trò chơi mới được nghiên cứu và ứng dụng của chúng.
PHẦN 1 CÂN BẰNG TRONG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI PHI HỢP TÁC
fnash.jpgJohn Forbes Nash Harsanyi.jpg
John Charles Harsanyi
1920-2000
selten.jpgReinhard Selten
(Giải Nobel kinh tế học năm 1994)
John Charles Harsanyi sinh tháng 5 năm 1920 tại Budapest, Hungary, Công dân Mỹ. Ông là Giáo sư danh dự về Quản trị kinh doanh và Giáo sư danh dự về Kinh tế học, Trường Đại học Tổng hợp California, Berkeley. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như, Trợ lý Trường Đại học tổng hợp Budapest, Hungary, năm (1947-1948); giảng viên Kinh tế học, Trường Đại học Tổng hợp Queensland, Brisbane, Australia (1954-1956); chuyên viên nghiên cứu, Quỹ Cowles tại Trường Đại học Tổng hợp Yale, 1957; giáo sư thỉnh giảng, Trường Đại học Tổng hợp Stanford, 1958; thành viên cao cấp Trường Đại học Quốc gia Australia tại Canberra (1951-1961); Giáo sư kinh tế học, Trường Đại học Tổng hợp bang Wayne, (1961-1963); giáo sư, Trường Đại học Tổng hợp California tại Berkeley, (1964-1990). Ông là tiến sỹ triết học, Trường Đại học Tổng hợp Budapest, Hungary, 1947. Thạc sỹ Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Australia, 1953. Tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Stanford, 1959.
Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của ông là Lý thuyết trò chơi, Lý thuyết quyết định, Toán kinh tế, việc sử dụng mô hình lựa chọn hợp lý trong khoa học chính trị và trong xã hôi học, đạo đức học vị lợi, triết học.
Jonh F. Nash (con) sinh ngày 13 tháng 6 năm 1928 tại Bluefield, Tây Virginia (Mỹ). Ông học Trường Tổng hợp Carnegie- Mellon. Là tiến sĩ Trường Đại học Tổng hợp Tiburg, Hà lan.
Giáo sư Reinhard Selten sinh ngày 10 tháng 10 năm 1930 tại Breslan (Đức). Học đại học và thạc sỹ tại Trường Tổng hợp Frank Furt. Giáo sư Trường Đại học Rheinsche Friedrich- Withelms Bohn CHLB Đức.
Chúng ta biết rằng, có nhiều tình huống trong xã hội, từ cuộc sống đời thường tới chính trị học bậc cao, được đặc trưng hóa bởi cái mà các nhà kinh tế học gọi là các tương tác chiến lược. khi có một tương tác chiến lược, kết quả đối với một chủ thể không chỉ phụ thuộc vào những gì chủ thể ấy làm, mà còn phụ thuộc ở mức độ lớn vào việc các chủ thể khác hành động và phản ứng như thế nào. Một hãng tiến hành giảm giá để thu hút thêm khách hàng sẽ không thành công trong chiến lược này nếu các hãng lớn khác trong thị trường cũng sử dụng đúng chiến lược đó. Viêc một đảng phái chính trị có thành công hay không trong viên thu hút thêm những cử tri ủng hộ mình bằng cách đề xuất những mức thuế thấp hơn hay chi tiêu nhiều hơn, phụ thuộc vào những đề xuất của các đảng khác. Thành công của một ngân hàng trung ương đang cốt gắng chống lạm phát bằng cách duy trì tỷ giá cố định phụ thuộc vào các quyết định đối với chính sách tài khóa cũng như vào nhũng phản ứng trên các thị trường lao động và hàng hóa.
Một ví dụ về kinh tế đơn giản về tương tác chiến lược là khi hai hãng đang cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường về cùng một số sản phẩm. Nếu một hãng tăng sản lượng của mình lên, thì điều này sẽ làm giá thị trường giảm xuống và do đó làm giảm lợi nhuận của hãng kia. Hãng kia đương nhiên sẽ đối phó, chẳng hạn bằng cách cũng tăng sản lượng và nhờ đó duy trì được thị phần của mình, nhưng với phí tổn tiếp tục làm giảm giá thị trường. Vì vậy, hãng thứ nhất phải dự đoán được phản ứng này cũng như các phản ứng tiếp theo có thể có khi nó quyết định tăng quy mô sản xuất . Liệu chúng ta có thể dự đoán được các bên sẽ lựa chọn những chiến lược như thế nào trong tình huống tương tự?
Ngay từ những năm 1830, nhà kinh tế học người Pháp, Auguste Cornot, đã tiến hành nghiên cứu về kết cục có thể sảy ra khi hai hãng cạnh tranh trên cùng một thị trường. Rất nhiều những nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội sau này đã cố gắng phân tích hậu quả của tương tác chiến lược dưới những hình thái cụ thể khác. Tuy nhiên, trước khi lý thuyết trò chơi ra đời, không có một hệ thống công cụ nào giúp các học giả tiếp cận tới một phương pháp chung nhưng chặt chẽ trong việc phân tích các hình thái khác nhau của tương tác chiến lược.
Ngày nay tình hình đã hoàn toàn khác, Các tạp chí khoa học, các giáo trình tiên tiên đầy ắp các phân tích dựa trên lý thuyết trò chơi, vì lý thuyết này đã được xây dựng bởi những người được Giải thưởng Nobel kinh tế học của năm 1994 là Jonh C. Harsanyi, Jonh F. Nash và Rienard Selten.
gametheory2.jpgLý thuyết trò chơi phi hợp tác xử lý những tình huống mà ở đó, các bên tham gia không được đưa ra những thỏa thuận ràng buộc nhau. Ngay cả trong những trò chơi hết sức phức tạp với nhiều bên tham gia và nhiều chiến lược được sử dụng, thì vẫn có thể miêu tả được kết cục theo một cái gọi là cân bằng Nash. Jonh Nash đã chỉ ra rằng có ít nhất một kết quả ổn định, trong đó không một người chơi nào có thể cải thiện được kết cục của mình bằng cách lựa chọn một chiến lược khác, khi tất cả những người chơi đều có những dự đoán chính xác về chiến lược của nhau. Ngay cả khi mỗi bên tham gia hành động một cách hợp lý xét theo phương diện cá nhân, cân bằng Nash chỉ ra rằng tương tác chiến lược có thể thường xuyên đem đến một kết quả tổng hợp không hợp lý: chiến tranh thương mại hoặc phát thải ô nhiễm quá mức đe dọa môi trường toàn cầu là những ví dụ trên quy mô quốc tế. Cũng cần nói thêm rằng, cân bằng Nash cũng hết sức quan trọng trong khuôn khổ hệ sinh thái tiến hóa - nó miêu tả chọn lọc tự nhiên như là một tương tác chiến lược trong các loài và giữa chúng.
Trong nhiều trò chơi, người chơi không có thông tin đầy đủ về mục tiêu của nhau. Thí dụ, nếu chính phủ muốn nới lỏng quản lý đối với một hãng, nhưng lại không biết gì về tình hình chi phí của hãng, trong khi ban quản lý hãng lại nắm rõ thông tin này, ta có một trò chơi với thông tin không đầy đủ. Trong ba bài báo được công bố vào cuối thập kỷ 60, Jonh Harsanyi đã chỉ ra khả năng mở rộng sự phân tích cân bằng để giải quyết khó khăn này, khó khăn mà các nhà lý thuyết trò chơi cho tới lúc đó vẫn coi là không thể vượt qua. Cách tiếp cận của Harsanyi đã đặt nền tảng phân tích cho một số lĩnh vực nghiên cứu sinh động, trong đó có kinh tế học thông tin, môn học bắt đầu từ một thực tế rằng những người ra quyết định khác nhau, trên một thị trường hoặc trong một tổ chức, thường có quyền tiếp cận tới những thông tin không giống nhau. Những lĩnh vực này bao gồm rất nhiều vấn đề, từ những hợp đồng giữa các cổ đông và ban quản lý một công ty, cho đến các thể chế trong các nước đang phát triển.
Một vấn đề liên quan đến cân bằng Nash là trong ngững trò chơi phi hợp tác có thể có nhiều cân bằng. điều đó có thể gây khó khăn cho cả những người chơi lẫn nhà phân tích đứng ngoài cuộc trong việc dự đoán kết quả. Thông qua các khái niệm về “ hoàn hảo” của mình. Reinhard Selten đã đặt nền tảng cho chương trình nghiên cứu nhằm cố gắng loại bỏ các cân bằng không khả thi hoặc không hợp lý. Trên thực tế, có những cân bằng Nash có thể dựa trên những đe dọa hoặc hứa hẹn nhằm khiến cho những người chơi khác lựa chọn một số lựa chọn một số chiến lược nhất định. Những đe dọa hứa hẹn này thường là rỗng, vì việc thực hiện chúng không phải là mối quan tâm của người chơi, nếu một tình huống phát sinh mà trong đó anh ta đã đe dọa thực hiện chúng. Bằng cách loại bỏ các đe dọa hoặc hứa hẹn “rỗng” này, Selten có thể đưa ra những dự đoán vững chắc hơn về kết cục dưới hình thái của cái gọi là những cân bằng hoàn hảo.
Những đóng góp của Selten có tầm quan trọng vô cùng lớn trong phân tích khía cạnh động học của tương tác chiến lược, chẳng hạn giữa các hãng đang cố gắng chiếm lấy những địa vị thống trị trên thị trường, hoặc các chủ thể tư nhân và một chính phủ đang cố gắng thực thi một chính sách nào đó. Phân tích các trò chơi với thông tin không đầy đủ là công lao của Jonn Harsanyi và nó có tầm quan trọng vô cùng lớn lao đối với kinh tế học thông tin.
Lý thuyết trò chơi của John Nash đã có những tác dụng hết sức sâu sắc đến con đường phát triển của lý thuyết kinh tế trong hơn hai thập kỷ vừa qua.
Khái niệm hoàn hảo của Renhard Selten trong phân tích cân bằng đã mở rộng đáng kể việc ứng dụng lý thuyết trò chơi phi hợp tác.
Còn nữa
Atom vs. RSS Feed
There’s a debate floating among coders about the Atom feed and its pros and cons against RSS. If you have been researching the RSS technologies some time ago, you have probably stumbled across such term as Atom. If you’re wondering what Atom technology is and how does it relate to RSS feeds, then spare a few minutes to find out.
Atom is simply a parallel technology to rich site summary (RSS). Atom is an XML based file format that has a main purpose of syndicating web content, like news headlines, blogs or websites.
Atom Development History
Until Atom feed, everyone was using RSS to syndicate content online. However, there was a group of people who analyzed RSS and found out that it’s not perfect and that the changes can be made. Community members could not do any changes to the RSS format. First of all, it was not open standard. And second of all, RSS 2.0 was copyrighted by Harvard University, which stated that no significant changes can be made to this format.
In 2003, a group of people gathered to discuss the deficiency of RSS format. They decided that the new format could be more advanced than RSS. They tried to develop a format that would be used and freely extensible by anybody. Later, more and more developers joined the community to help building a more robust syndication format.
After the second Atom version 0.3 was released, it became very popular. One of the main reasons that helped to widespread this new format was Google. Google started using Atom for its services: Blogger, Google News and Gmail.
The main intention was to allow developers build applications for web syndication. Atom was designed to offer better functionality than RSS technology. Here are few shortcomings of RSS that Atom developers address:
RSS 2.0 might contain plain text or escaped HTML, but it can’t indicate which one of these two is provided. Atom has the ability to clearly specify the type of content (plain text, escaped HTML, XHTML).
RSS 2.0 has a
RSS 2.0 is copyrighted. It means that no one can contribute to the further development and upgrade this format. Atom is open source. Anyone can offer ideas, help building and extending this freely available format. This is one of the reasons why Atom id preferred over RSS by many developers.
RSS autodiscovery uses non-standard variants. Atom standardizes autodiscovery so the newsreaders can auto-subscribe. When you enable autodiscovery for your feed, browsers and newsreaders can automatically detect your web feed and make it easier for a user to subscribe to it.
If you want to allow your readers to automatically detect your feed, put this line between and tags on every page of your website:
When you put autodiscovery line to your web pages, web browsers, like FireFox or Safari automatically detect that you are using XML feed and inform users about that. You should include autodiscovery into your site. Despite the fact that RSS is not standardized, you can also use this feature with RSS feeds too.
There are actually more RSS and Atom pros and cons explained at the Sam Ruby’s (a guy who initiated Atom development) website where he compares RSS and Atom.
In Conclusion
The debate about RSS and Atom formats is mostly technical. For web application developers Atom might be a better solution as long as it gives programmers more flexibility and offers more options than RSS for creating various web applications.
If you’re not planning to create complex application, Atom and RSS specifications might not be extremely important to you. One thing to realize is that both RSS and Atom formats are widely supported by almost all RSS readers. So in either case, your visitors will be able to read your feed.
Tuesday, December 28, 2010
Mười cách “tăng giá” mà không cần phải tăng giá
1. Điều chỉnh cơ cấu giảm giá
Chẳng hạn thay vì khách đặt mua 10 triệu thì được giảm 5% bạn nâng lên thành mua 12 triệu mới được giảm 5%.
2. Điều chỉnh yêu cầu về số lượng tối thiểu của đơn đặt hàng
Để có thể được hưởng những chính sách khuyến mãi bạn yêu cầu khách hàng phải đặt hàng với một số lượng tối thiểu, nay bạn tăng điều kiện về số lượng tối thiểu ấy lên cao hơn.
3. Điều chỉnh dịch vụ giao hàng và các dịch vụ đặt biệt
Thay vì giao hàng tận nơi miễn phí đối với tất cả các đơn đặt hàng. Bạn điều chỉnh lại chỉ giao hàng miễn phí đối với những đơn hàng lớn và thu phụ phí đối với những đơn hàng nhỏ.
4. Thu tiền sửa chữa thiết bị
Thay vì miễn phí bảo hành 100%, bạn điều chỉnh lại thành chỉ miễn phí phần công, khách hàng phải trả tiền phụ tùng thay thế.
5. Tính tiền công kiểm tra, lắp ráp
Trước nay bạn miễn phí công kiểm tra, lắp ráp tận nơi, nay bạn điều chỉnh lại và thu phí công kiểm tra, lắp ráp.
6. Tính tiền ngoài giờ đối với các đơn hàng gấp
Những đơn hàng vào giờ làm việc bình thường, bạn vẫn duy trì thực hiện miễn phí, nhưng bạn tính tiền ngoài giờ đối với những đơn hàng yêu cầu phải giao đột xuất ngòai giờ làm việc chính thức.
7. Tính lãi suất đối với các khách hàng chậm thanh toán
Xưa nay bạn du di đối với khách hàng chậm thanh toán, nay bạn thông báo với khách hàng và bắt đầu thực hiện tính lãi suất theo lãi suất ngân hàng.
8. Giảm công suất sản xuất các nhãn hiệu ít lãi
Giảm công suất các sản phẩm ít lãi và tăng công suất các sản phẩm lãi cao có thể giúp bạn tăng lơi nhuận.
9. Bổ sung các điều khoản phạt vào hợp đồng
Bổ sung các điều khoản phạt vào hợp đồng cũng là cách giúp bạn tăng thu, giảm những thiệt hại do giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng và qui cách.
10. Thay đổi các đặc điểm vật chất của sản phẩm
Đây là cách mà bạn cần thường xuyên nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, thiết bị mới cho phép bạn sử dụng những vật liệu rẻ tiền hơn đề giảm giá thành sản phẩm trong khi vẫn duy trì giá bán ra.
Trình bày tính ktế nhờ quy mô và tính phi kinh tế nhờ quy mô
Dedicated to |
Trình bày tính ktế nhờ quy mô và tính phi kinh tế nhờ quy mô
_ Tính kinh tế nhờ quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn giảm theo đà sản lượng tăng lên.
_ Tính phi kinh tế nhờ quy mô hay còn gọi là lợi nhuận giảm dần theo quy mô, được bộc lộ khi chi phí bình quân dài hạn tăng lên theo đà sản lượng tăng lên hoặc không tăng.
_ Khi đường chi phí bình quân dài hạn đi xuống, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất giảm dần khi sản lượng tăng lên và như vậy có được tính kinh tế nhờ quy mô. Khi chi phí sản lượng tăng lên, chi phí bình quân cho quá trình sản xuất tăng với sản lượng cao hơn và lợi tức giảm theo quy mô.
Trường hợp trung gian là khi chi phí bình quân cố định thì sẽ có lợi tức cố định theo quy mô.
a,Nguyên nhân gây ra tính kinh tế nhờ quy mô
_ Do tính ko thẻ chia được của quá trình sx, trong quá trình sx luôn luôn cần 1 số lượng tối thiểu các đầu vào để duy trì hoạt động của doanh nghiệp , nó ko phụ thuộc vào việc có sx hay ko, các chi phí đó gọi là chi phí cố định và nó ko thay đổi theo mức sản lượng, nghĩa là các chi phí này không thể chia nhỏ được nữa, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng, vì vậy khi sản lượng tăng, doanh nghiệp sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản lượng và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm.
_ Do tính chuyên môn hóa, một số ngành nghề riêng lẻ, một mình phải đảm đương tất cả các công việc trong kinh doanh nhưng nếu họ mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động thì mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc cong việc đó có hiệu quả hơn, do đó có hiệu quả hơn, góp phần làm giảm chi phí bình quân.
_ Do tính quan hệ chặt chẽ, doanh nghiệp có quy mô lớn thường cần đến lợi thế của các loại máy móc mới, hiện đại, với các mức sản lượng cao thì chi phí khấu hao máy móc có thể giải đều cho một số lượng lớn sản phẩm và với kĩ thuật sản xuất đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm đến mức làm cho chi phí bình quân giảm.
b,Nguyên nhân gây ra tính phi kinh tế nhờ quy mô
_ Nguyên nhân chính gây ra tính phi kinh tế của quy mô là :
+ Khi hàng trở nên lớn hơn thì công việc quản lý trở nên khó khăn hơn, vấn đề này được mô tả như là tính phi kinh tế vì quy mô trong quản lý. Các doanh nghiệp lớn thường cần nhiều cấp quản lý và đối với các cấp này cũng cần quản lý họ, vì vậy các doanh nghiệp sẽ trở nên quan liêu, khó quản lý, gây khó khăn trong việc điều hành và sx kinh doanh và khi đó chi phí bình quân bắt đầu tăng lên.
+ Ngoài ra các yếu tố địa lý cũng ảnh hưởng và gây ra tính phi kinh tế bởi vì nếu nhà máy số 1 ở vị trí thuận lợi thì nhà máy thứ 2 sẽ kém ưu thế hơn, vì thế chi phí sẽ phải chia sẻ, bù trừ
Tính kinh tế theo quy mô
Tính kinh tế theo quy mô đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. Ví dụ ta có một dây chuyền sản xuất quần áo. Chi phí dây chuyền máy móc trong một tuần là 100 đơn vị tiền tệ, chi phí phụ trội là 1 đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị sản phẩm. Nếu như hệ thống sản xuất được 50 sản phẩm một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi sản phẩm là (100+50)/50= 3 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên nếu công ty sản xuất được 100 đơn vị một tuần thì chi phí cố định bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống chỉ còn (100+100)/100 = 2 đơn vị tiền tệ. Đây là ví dụ điển hình của tính kinh tế theo quy mô. Tất nhiên ví dụ này đã được đơn giản hoá đi nhiều, trên thực tế thì còn rất nhiều các lực cản vô hình trong nền kinh tế khiến cho công ty khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Tính kinh tế theo quy mô tồn tại ở hầu hết các ngành, có thể phát huy tác dụng ở cả cấp nhà máy và cấp công ty bao gồm nhiều nhà máy. Nó xuất hiện vì các lý do sau đây:
- Tínhkhông chia nhỏ được của máy móc và thiết bị, đậc biệt ở những nơi mà một loạt quá trình chế biến được liên kết với nhau.
- Hiệu quả của công suất lớn đối với nhiều loại thiết bị đầu tư (vd:tầu chở dầu, nồi hơi), cả chi phí khởi động và vận hành đều tăng chậm hơn công suất.
- Hiệu quả chuyên môn hoá_khi sản lượng lớn hơn, người ta có điều kiện sử dụng lao động chuyên môn và máy móc chuyên dụng
- Kỹ thuật và tổ chức sản xuất ưu việt khi quy mô tăng lên người ta có thể sử dụng máy tự động thay cho thiết bị vận hành thủ công hoặc thay thế sản xuất đơn chiếc bằng dây chuyền hàng loạt một cách liên tục.
- Hiệu quả của việc mua nguyên vật liệu va phụ tùng với khối lượng lớn nhờ được hưởng chiết khấu
- Hiệu quả marketing (hiệu quả tiêu thụ) thu được nhờ biệc sử dụng phương tiện quảng cáo đại chúng và mật độ sử dụng lực lượng bán hàng lớn hơn
- Hiệu quả tài chính thu được do các công ty lớn có điều kiện gọi vốn với điều kiện thuận lợi (lãi suất, chi phí đi vay thấp hơn)
- Hiệu quả quản lý thông qua các dãy số thời gian...
Khả năng tận dụng tính kinh tế theo quy mô có thể bị hạn chế vì nhiều lý do. Ở một số ngành, bản chất của sản phẩm và quá trình chế biến hay công nghệ có thể làm giảm tính kinh tế theo quy mô ngay khi sản lượng còn ở mức khiêm tốn. Về phía cầu, tổng nhu cầu thị trường có thể không đủ để một công ty đạt được quy mô tối thiểu có hiệu quả hoặc tỷ trọng của công ty quá nhỏ. Nếu người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều sản phẩm khác nhau (tính đa dạng của nhu cầu) gây cản trở cho việc tiêu chuẩn hoá và sản xuất trong thời gian dài. Khi kinh tế theo quy mô có ý nghĩa quan trọng với nhiều ngành nó sẽ dẫn tới xu hướng là tập trung hoá người bán ở mức cao.
LRAC : Đường chi phí bình quân dài hạn có hình chữ U đặc trưng cho một nhà máy
Output: sản lượng đầu ra
Average: chi phí bình quân
Sản lượng tăng từ Q1 đến Q2 làm chi phí giảm từ C xuống C1. Trong đồ thị trên Q2 là mức sản lượng tối ưu, đạt chi phí bình quân thấp nhất. Sau điểm này tính kinh tế theo quy mô giảm dần và đến một mức nào đó không còn phát huy tác dụng nữa.
Monday, December 27, 2010
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚCTRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
BÙI ĐỨC KHÁNG - HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Bàn về vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, có nhiều học thuyết. Những học thuyết này luôn luôn giao động xung quanh điểm cân bằng về một tiêu chuẩn nhà nước quản lý hiệu quả, là người cộng tác, và là đối tác với các lực lợng của thị trường. Bài viết trao đổi về những học thuyết này, liên hệ với Việt Nam trong chiến lược phát triển đến năm 2010
có hai trường phái chủ yếu quan niệm về vị trí, vai trò của nhà nước của phái chính thống của chủ nghĩa tự do mới. Người ta nói đến khái niệm “nhà nước” đối với nền kinh tế; một là, Chính phủ “thịnh trị”, nhà nước quản lý hiệu quả, thay vì chính phủ tốt nhất là Chính phủ quản lý ít nhất1, sự phát triển phải do thị trường tự do tự quyết định; hai là, sự khủng hoảng nền kinh tế t bản tự do cạnh tranh buộc nhà nước t bản phải can thiệp vào nền kinh tế thị trường, ngăn ngừa khủng hoảng tài chính và nạn thất nghiệp bằng cách điều chỉnh nhu cầu thông qua việc kiểm soát của Chính phủ về tín dụng và tiền tệ2.
1. Vai trò của nhà nước ở các hệ thống thị trường phát triển
Mạnh nhưng không lấn át chức năng thị trường
Quan sát hoạt động của nhà nước trong các nước có hệ thống thị trường tự do phát triển, có thể thấy rằng, nhà nước đóng vai trò ngày càng lớn, nhưng không lấn át các chức năng cơ bản của thị trường. Đó là quan điểmbàn cãi nên có ít hay nhiều “nhà nước” trong nền kinh tế thị trường.
Khuyến nghị về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hiện đại, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gợi ý, cần tăng cường vai trò nhà nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển nền dân chủ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội, vật chất và thiết chế bảo đảm sự phát triển ổn định và cạnh tranh lành mạnh của thị trường, chỉnh đốn tác động lệch lạc của thị trường tự do, xây dựng môi trường xã hội, truyền thống và giá trị xã hội tốt đẹp.
Năm 1997, trong bản báo cáo kinh tế đọc trước Quốc hội khoá 105, Tổng thống Hoa kỳ B. Clinton nhấn mạnh, cần tăng cường sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế;trước hết, tăng cường vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý bảo đảm các quyền sở hữu, hợp
đồng, giao dịch thơng mại và kinh doanh. Bản báo cáo cũng giải thích: thị trường tự do đồng nghĩa với vô chính phủ. Báo cáo này cũng dẫn ra những ví dụ về sự cần thiết tăng cường vai trò chính phủ trong các hoạt động khác nh: làm trọng tài đối với các giao dịch tư (tuy không phải là chức năng duy nhất của nhà nước), yểm trợ cho sự cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát giá cả sát với chi phí sản xuất, bảo đảm thông tin kinh tế xác thực và hỗ trợ những nhân tố kích thích đầu t, chống độc quyền, phá giá và bảo hộ sản xuất, tiêu dùng nội điạ song song với ủng hộ chủ thuyết tự do thơng mại.
Một số lý do can thiệp
Bảo vệ lợi ích công cộng là một lý do quan trọng của sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Ví dụ, dễ chấp nhận nhất là bảo vệ môi trường, vừa là lợi ích nội điạ lại đồng thời là lợi ích toàn cầu, đòi hỏi nhà nước phải dành cho mình đặc quyền can thiệp.
Một nguyên nhân nữa lý giải cho sự cần thiết can thiệp của nhà nước vào thị trường đó là bảo đảm việc cung cấp một số hàng hoá và dịch vụ quan trọng cho cộng đồng. Báo cáo của B. Clinton nói trên đã nêu một số ví dụ : chi phí quốc gia cho dịch vụ nghiên cứu khoa học cơ bản, đầu t công vào cơ sở hạ tầng vận tải và viễn thông, can thiệp để phát triển năng lực y tế v.v.. Hiệu quả của sự can thiệp này không thể tính ngắn hạn, mà được bù đắp lâu dài bằng năng suất và sức sản xuất mới. Những dịch vụ công trên đây là cần thiết vì thị trường tự do có thể không đáp ứng nổi hoặc gây hiệu ứng lệch.
Tạo và thúc đẩy môi trường cạnh tranh và duy trì cạnh tranh lành mạnh cũng là một lĩnh vực mà nhà nước đảm nhiệm để tác động vào thị trường một cách tích cực, kể cả thúc đẩy
cạnh tranh lành mạnh trong các lĩnh vực
cung cấp đầu vào của nền kinh tế nh vận tải, khí đốt, nguyên liệu, nhiên liệu, viễn thông, liên lạc. Cách thức mà nhà nước can thiệp vào thị trường chủ yếu thông qua công cụ pháp luật và chính sách đòn bẩy thị trường chứ ít khi là mệnh lệnh hành chính.
Can thiệp vào nền kinh tế để giữ mặt bằng công bằng xã hội cũng là một chức năng kinh tế quan trọng của nhà nước. Thị trường vốn lạnh lùng tuân theo lợi nhuận, dẫn đến những sự khác biệt, bất bình đẳng giữa các nhóm người trong xã hội; nhóm này có nhiều cơ hội thì nhóm kia lại yếu thế, nơi này tập trung sự giàu có thì lại thiếu ở nơi khác. Để xoá bỏ sự bất bình đẳng, nhà nước sử dụng những công cụ chính sách kinh tế, thuế thu nhập, phúc lợi xã hội v.v…
Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước
Những cuộc tranh luận kéo dài về vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường thường bị sa lầy không có lối thoát, vì cách tiếp cận đặt nhà nước đối lập với thị trường. Đây là cách tiếp cận cực đoan, thường giảm nhẹ những thiếu sót của bên này và thổi phồng những khả năng của bên kia. Khách quan mà nói, cần cân nhắc cẩn thận cả những phí tổn lẫn những lợi ích của hai nhân tố nhà nước và thị trường trong mối quan hệ tơng tác, từ đó thấy rằng thị trường và nhà nước không thay thế nhau mà bổ sung cho nhau, việc thu hẹp phạm vi của nhà nước cũng nh việc t nhân hoá đều có những giới hạn khách quan.Đánh giá hiệu quả vai trò của nhà nước đối với thị trường, do đó, cần theo tiêu chuẩn đánh giá tác động của chính sách đối với thị trường và thông qua đánh giá các công cụ can thiệp của nhà nước đối với thị trường có theo các quy luật và phương pháp thị trường hay không, thêm vào đó là tiêu chuẩn hiệu năng của sự can thiệp, tức là những can thiệp đó có tốn kém xã hội hay không, so với chi phí bỏ ra, có làm tăng thêm gánh nặng thuế khoá hay không.
Xuất phát từ động cơ lợi nhuận là động cơ chính của thị trường và từ đó, dẫn đến những tệ nạn xã hội, những hậu quả tiêu cực của mánh lới kinh doanh, sự thơng mại hoá làm suy đồi một số giá trị luân lý đạo đức và những phúc lợi xã hội cơ bản, người ta nhìn nhận sự can thiệp của nhà nước vào thị trường ngoài ý nghĩa kinh tế còn có giá trị xã hội. Trong vai trò này, nhà nước là nhân tố định hướng có ý thức làm giảm thiểu tác động tiêu cực của nhân tố tự phát là thị trường,
hướng tới đạt chất lợng tăng trưởng; trong khi thị trường tự phát nhiều khi chỉ đem đến tăng trưởng về số lợng, hoặc cho một số ít người. Đó là mục đích tối cao của sự can thiệp của nhà nước, giúp giải quyết nhiều vấn
đề bức thiết cả ở cấp độ quốc gia và ở cấp độ quốc tế. Nhưng, để tiến bước theo hướng đó, không hề có những chỉ dẫn có sẵn, không hề có mô hình làm sẵn cho mọi quốc gia.
Tác động hiệu quả của nhà nước còn được đánh giá trên cơ sở khả năng điều hoà lợi ích để mỗi nhóm c dân đều có quyền dự phần vào phát triển. Mỗi nền văn hoá, mỗi cộng đồng dân cư, thậm chí trong một quốc gia, mỗi nhóm lợi ích khác nhau lại bị tác động bởi cùng một chính sách theo những hướng khác nhau, dẫn đến lợi ích và cơ hội lại không giống nhau, đôi khi trái ngược nhau, có những nơi, những nhóm tiếp nhận những cơ hội và thách thức của thời đại theo cách khác nhau. Đây là bài toán chung cho mọi nhà nước trong nền kinh tế thị trường, không phụ thuộc vào trình độ phát triển.
Khái quát về nhiệm vụ của nhà nước
Như trình bày trên đây, khó có thể nhìn từ một quốc gia, một mô hình mà khái quát về chức năng phổ quát của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường . Dới đây, chỉ xin nêu một số nhiệm vụ chủ yếu mang tính phổ biến chung của nhà nước:
Hoạt động lập pháp và hoạt động bảo hộ bằng pháp luật nhằm bảo vệ tự do thị trường, nh: quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu t nhân, kỷ luật hợp đồng;
Tạo dịch vụ công và phúc lợi xã hội, tức là những phúc lợi không thể chia ra cho mọi người sử dụng đồng đều (quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đờng giao thông, hệ thống cấp, thoát nước và các công trình khác cần thiết cho sinh hoạt bình thường của xã hội);
Phát triển giáo dục, y tế, khoa học và văn hoá, tức là những lĩnh vực đáp ứng lợi ích nằm ngoài mối quan tâm của các chủ thể trên thị trường nhưng lại có tầm quan trọng lâu dài đối với nguồn nhân lực, chất lợng cuộc sống và môi trường xã hội;
Bảo vệ xã hội trước những tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế, nh sự hủy hoại môi trường; sự huỷ hoại đạo đức;
Bảo đảm mọi điều kiện cho sự cạnh tranh không ngừng, cạnh tranh lành mạnh,
điều chỉnh và thay đổi các độc quyền tự nhiên trong việc sản xuất và phân phối các dịch vụ có tính chất đầu vào của nền kinh tế nh năng lợng, vận tải và thông tin liên lạc;
Giảm bớt bất công xã hội do thị trường sinh ra;
Điều chỉnh chống lạm phát và chống khủng hoảng…
Những thách thức
Nhà nước can thiệp để tránh những tác động tự phát có hại của thị trường, tuy nhiên, những chính sách thiện ý này được ban hành ở thời điểm nhất định vẫn có nguy cơ đi ngược lại sự phát triển của xã hội hoặc lỗi thời, hoặc mâu thuẫn với những chính sách mới ban hành. Sự đúng đắn và thích hợp của chính sách can thiệp của nhà nước phải được đo đếm bằng tác động tích cực hay tiêu cực mà nó đa lại trên thực tế, sau khi được ban hành, và những chính sách này có được thường xuyên cập nhật để thích hợp với hoàn cảnh thay đổi của thị trường, của xã hội hay không. Thách thức này đòi hỏi phải có giám sát thi hành chính sách và tách bạch được sự can thiệp mang tính chất nhất thời và sự can thiệp mang tính nguyên tắc, không can thiệp vào những vấn đề, lĩnh vực đòi hỏi thị trường tự điều chỉnh bằng những quy luật riêng. Phân tách được chính sách ngắn hạn khỏi dài hạn sẽ giúp tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Những chính sách ngắn hạn phải có giới hạn hiệu lực theo thời gian, sau đó phải có sự điều chỉnh. Trong kỹ thuật lập pháp còn gọi giới hạn này là “quy tắc mặt trời lặn”3. Nhiều khi, một chính sách can thiệp về lâu dài có thể rất đúng đắn, nhưng lại bị lỗi thời, không có tác dụng do công nghệ mới, làm cho cách thức can thiệp bằng hành chính trở thành lực cản về thủ tục đối với sự phát triển của thị trường. Ví dụ rõ nhất có thể nêu là độc quyền nhà nước trong viễn thông và giao thông công cộng. Mục đích cao cả của sự can thiệp này là tạo hạ tầng cơ sở công cộng thuận lợi, giảm đầu vào của chi phí sản xuất và cung cấp dịch vụ công cộng cơ bản cho xã hội, tránh những cú sốc vì ở thời điểm ban hành chính sách độc quyền này, ngoài nhà nước không thể có nhà đầu t khác do chi phí cao, lợi nhuận thấp. Đến một thời điểm phát triển, công nghệ viễn thông cho phép những nhà đầu t t nhân hoàn toàn có thể đảm nhận lĩnh vực với chi phí thấp hơn. Nếu không kịp điều chỉnh, chính sách mang thiện ý hỗ trợ sự phát triển này lại trở thành lực cản. Điện lực và đờng sắt cũng là những ví dụ tơng tự về cách thức, công cụ và giới hạn thời gian can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Tóm lại, muốn tạo sự phát triển đồng bộ, là tác nhân cho phát triển thị trường, Nhà nước phải cộng tác với thị trường, chứ không thay thế thị trường4.
Công bằng xã hội, an ninh, trật tự, an toàn công cộng và phúc lợi chung thường là những lý do chính đáng cho sự can thiệp thường xuyên hoặc bất thường của nhà nước. Đó là những chính sách điều tiết kinh tế giảm tăng trưởng nóng, khuyến khích đầu tư cho xoá đói, giảm nghèo, can thiệp bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, những chính sách giáo dục cơ bản và chăm sóc sức khoẻ v.v… Tuy nhiên, phải nhận thấy ngay cả trong những hoàn cảnh “hợp lý” này, sự can thiệp của nhà nước không phải là công cụ duy nhất, mà nhà nước phải biết động viên cơ chế thị trường tham gia đạt được những mục đích này. Đó là sự khôn ngoan của chính sách can thiệp trên cơ sở hợp tác với thị trường. Tóm lại, sử dụng quyền lực công hoặc công cụ cưỡng chế là độc quyền nhà nước, và độc quyền là con dao hai lưỡi, luôn tiềm ẩn những nguy cơ độc đoán, can thiệp trái với quy luật thị trường. Đó là yếu kém của nhà nước. Yếu kém này cần nhận biết liên tục và điều chỉnh thích hợp5.
2 Vai trò của nhà nước Việt Nam
Định vị vai trò mới
Trong nền kinh tế chỉ huy, các cơ quan kế hoạch của chính phủ thiết lập các mức sản xuất các mặt hàng và chỉ định các nhà máy được quyền sản xuất các mặt hàng, giá các mặt hàng, lơng của công nhân. Nền kinh tế thị trường lại được tổ chức dựa theo những nguyên tắc khác; đó là quyền tự do của khách hàng trong việc lựa chọn các hàng hoá và dịch vụ cạnh tranh; quyền tự do của các nhà sản xuất trong quyết định kinh doanh, phân chia rủi ro và lợi nhuận; quyền tự do của người lao động trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tham gia nghiệp đoàn lao động hoặc thay đổi chủ.
Trong việc xây dựng Chiến lược kinh tế xã hội cho 10 năm tới, hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì vấn đề quan trọng là định vị được vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, vai trò nhà nước đặc biệt được nhắc đến nh mấu chốt của sự thành, bại. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bốn vấn đề lớn chính liên quan đến vai trò mới của Nhà nước ở Việt Nam cần được bàn đến là: i) Sở hữu nhà nước, ii) Cung cấp kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, iii) sự can thiệp thích hợp của chính phủ vào thị trường và iv) “vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước”.
Doanh nghiệp nhà nước
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, khi nhà nước sở hữu hoặc kiểm
soát doanh nghiệp, Nhà nước thường có xu hướng nhằm vào những lợi ích khác hơn là khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp. Do đã sở hữu nhà nước thường khác với mục tiêu về tính hiệu quả của thị trường. Nh vậy, hiểu đúng về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề cốt lõi. Hiện nay, việc duy trì số lợng lớn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhất là trong khu vực công nghiệp đã dẫn đến phải bù lỗ từ ngân sách hoặc bằng các khoản vay từ hệ thống ngân hàng. Điều đó dẫn đến thâm hụt ngân sách dài dài, đe doạ sự ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy những đối tợng đi vay đáng tin cậy hơn ra khỏi thị trường tín dụng.
Cung cấp dịch vụ công
Nghĩa vụ cơ bản nhất của nhà nước là cung cấp hàng hoá và dịch vụ công, chủ yếu là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của nền kinh tế. Việt Nam bị tụt hậu so với mức trung bình của các nước có thu nhập thấp về kết cấu hạ tầng năng lợng, giao thông vận tải, viễn thông và thông tin. Cần thực hiện những biện pháp chiến lược để bắt kịp các nước khác, bao gồm đa dạng hoá các nguồn tài chính, nâng cao hiệu quả đầu t và cải thiện sự tiếp cận với kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa.
Cung cấp các dịch vụ xã hội là một trách nhiệm cao cả của Chính phủ. Chính phủ luôn
đứng trước sức ép tăng chi cho giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội khác và bảo đảm các cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng nguồn chi không chỉ hạn chế trong ngân sách công; phải động viên tiềm năng của khu vực tư nhân để bổ sung cho khu vực nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ này. Động viên gián tiếp qua thuế cũng là một công cụ; đổi lại, nhà nước phải có chính sách phát triển khu vực t nhân lớn hơn, năng động hơn và có khả năng đóng thuế cao hơn mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
Xây dựng thể chế, chính sách
Ban hành chính sách thích hợp và đúng đắn là một nghĩa vụ cơ bản, quan trọng của chính phủ; đó là cung cấp khuôn khổ thể chế để điều hành nền kinh tế. Có 4 lĩnh vực đặc biệt quan trọng là: Xác định một nền pháp trị mang tính hỗ trợ đối với các thể chế thị trường và đảm bảo quyền sở hữu; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tài chính; tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh doanh và thúc đẩy cạnh tranh để khuyến khích đổi mới và phân bổ nguồn lực có hiệu quả; thúc đẩy công nghệ mới.
Để đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế hiện đại hơn và theo định hướng thị trường, phải tăng cường năng lực của chính phủ. Thị trường cần được phục vụ tốt bởi một hệ thống hành chính công được tổ chức tốt với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức làm việc có hiệu qủa hơn và được trả lương thoả đáng. Cũng cần tăng cường tính minh bạch và tính chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định của chính phủ và trong quản lý nguồn lực công cộng. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của người dân, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh rằng, kinh tế nhà nước cần tiếp tục có “vai trò chủ đạo” trong nền kinh tế. Dù giải thích theo cách nào đi nữa thì không ai phủ nhận rằng, vai trò của chính phủ vẫn luôn là trọng yếu đối với sự thành bại về kinh tế xã hội; trong đó, quan trọng nhất là phương sách mà Chính phủ thực thi vai trò của mình. Vai trò này giờ đây phải thay đổi từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất sang cung cấp các thể chế, kết cấu hạ tầng vật chất, xã hội và môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh. Nhà nước đóng vai trò trọng yếu, tích cực nh chất xúc tác cho tăng trưởng dài hạn bền vững và như một đối tác của khu vực tư nhân6.
Xác định trọng tâm
Chính phủ Việt Nam có quá nhiều việc cần phải làm trong chiến lược phát triển của mình. Để khoanh vùng lĩnh vực u tiên và trọng tâm cho vai trò của chính phủ, xác định phạm vi của “nhà nước hiệu quả” đối với Việt Nam, Báo cáo của Dự án về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 – 2010) của Chính phủ Việt Nam do UNPD tài trợ đã tổng kết khá rõ nét về định hướng đối với vai trò nhà nước (xem hộp 1).
Cuối cùng, phải nhận thấy rằng nhà nước ta trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới đã làm được nhiều điều cơ bản để thiết kế nền tảng cần thiết cho nền kinh tế thị trường phát triển và đi đúng hướng bền vững. Điều rõ nhất nhìn thấy là ta đã tạo ra bước khởi phát cho nền kinh tế bằng những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và giữ được môi trường chính trị ổn định. Tuy nhiên, ở bước phát triển tiếp, những nỗ lực càng đòi hỏi vai trò của Nhà nước.
Hộp 1. “Thành công hay thất bại về kinh tế”
xã hội chủ yếu được xác định định bởi phương cách mà Chính phủ thực thi vai trò thiết yếu của mình trong nền kinh tế. Vai trò này giờ đây phải thay đổi. Sức lực của Chính phủ cần được chuyển từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ công… Việt Nam có một Chính phủ vừa quá nhiều vừa quá ít quá nhiều về mặt kiểm soát sản xuất và đầu t và quá ít về nền pháp quyền và cung cấp hàng hoá và dịch vụ công. Chiến lược mới cần phải nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển sức lực của Chính phủ từ chỗ tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất sang hai lĩnh vực cụ thể. Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ giáo dục, y tế, nghiên cứu nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng có chất lợng cao và hỗ trợ những nhóm dễ tổn thơng trong xã hội. Thứ hai, cung cấp các thể chế minh bạch và có sự tham gia của cộng đồng có khả năng thúc đẩy nền pháp quyền bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính và tạo ra môi trường tốt hơn cho doanh nghiệp. Một chơng trình nhằm có được một Nhà nước hữu hiệu và hiệu quả hơn cần bao gồm những thành phần trọng yếu sau đây:
Xây dựng và thực hiện một cách cấp bách một chiến lược mới và các chính sách mới về vai trò của nhà nước trong xã hội và trong nền kinh tế ở thế kỷ XXI.
Đặt chiến lược trên cơ sở những yêu cầu, u tiên và nghĩa vụ mới của nhà nước…
Tăng cường năng lực và khả năng của Chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội hiện đại hơn và một nền kinh tế thị trường. Tổ chức lại bộ máy hành chính công. Trả lương ở phải cao hơn. Một trong những nhiệm vụ cấp bách để thực hiện tốt chức năng kinh tế của nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo là phải tạo một môi trường lành mạnh, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Xin kết luận bằng một đoạn sau đây của Báo cáo nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam (2001- 2010):
“ … một môi trường chính trị ổn định và các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn không phải đã là những điều kiện đủ để bảo đảm cho một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh và tăng trưởng. Một yếu tố không kém phần quan trọng hoặc thậm chí còn quan trọng hơn là các chính sách, thể chế và điều kiện cơ sở hạ tầng tạo nên môi trường để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Một vài trong số những thách thức lớn đối với Việt Nam trong thập kỷ tới sẽ là làm thế nào để tạo ra một môi trường trong đó các nhà đầu t sẵn sàng chịu rủi ro và tiến hành đầu t, làm thế nào để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm trong nước và ngoài nước và làm thế nào để khai thác tri thức và thu nhận công nghệ để nâng cao hiệu quả đầu tư”8.
Khi nhà nước ban hành bất cứ một quyết định nào nhằm điều chỉnh hoặc can thiệp vào hoạt động của thị trường (cung và cầu), thì những quyết định này đều phải được cân nhắc kỹ giữa lợi ích mà các can thiệp đó đem lại và tác động có hại có thể kèm theo.
====================
1 Người đại diện là Adam Smith (1723 1790) nhà kinh tế học, triết gia của Scotland với tác phẩm The Wealth of
Nations 1776, đề xớng ra học thuyết “Bàn tay vô hình”.
2 Học thuyết của Keynes John Maynard, nhà kinh tế học người Anh, với tác phẩm The General Theory of
Employment, Interest, and Money, 1936.
3 Sunset Rule: Ví dụ, cho phép hạn chế nhập khẩu một mặt hàng theo mùa vụ trong năm, hết mùa vụ này, quy định
không còn tác dụng, hoặc quy định ngắn hạn cho phép áp dụng một chính sách hỗ trợ trong một thời gian, và quy
định này tự hết hiệu lực vào thời điểm nhất định; trong khi cả văn bản không hết hiệu lực (NCLP).
4 Xem, Ngân hàng thế giới: Nhà nước trong một thế giới chuyển đổi. NXB Chính trị Quốc gia, năm 1997, tr. 40.
5 Xem, Ngân hàng thế giới: Sđd tr. 40
6 Xem, UNDPI và MPI/ DSI: Việt Nam hướng tới 2010, Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001. tr.111
– 113.
7 Xem UNDP and MPI/DSI: sđd, tr.133134.
8 UNDP and MPI/ DSI, đã dẫn, tr. 53.
************************************************************
SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 4/2005