“Khách quan lắng nghe những điều thị trường nói với bạn thay vì cố chứng minh thị trường sai và bạn đúng. Phương pháp duy nhất mang lại hiệu quả là hãy để các chỉ số của thị trường thông báo thời điểm bạn nên tái gia nhập thị trường thay vì mò mẫm dò đáy". Đó là lời khuyên của William O'Neil, NĐT nổi tiếng đề xuất chọn mua cổ phiếu theo mô hình CANSLIM, dành cho các NĐT cá nhân trong thời gian thị trường bị đầu cơ giá xuống.
Qua nghiên cứu, O'Neil đã nhận ra khi các cổ phiếu hàng đầu trên thị trường đạt mức giá đỉnh điểm thì thị trường chung sẽ bắt đầu đổ dốc và giảm giá ít nhất 10%. Ông tổng kết, xu hướng chung của thị trường có ảnh hưởng tới từng cổ phiếu bất kể tốt xấu. Phát hiện này giúp ông ngừng giao dịch và rút ra khỏi thị trường trong giai đoạn 1970 -1971 và 1973 - 1974 khi TTCK Mỹ rơi vào khủng hoảng. Ông chỉ quay trở lại thị trường khi xu hướng tăng giá cấp 1 bắt đầu. Tháng 3/2000, O'Neil đã phất cờ đỏ trên nhật báo Investor's Business, báo động cho NĐT cá nhân biết các cổ phiếu dot.com và sinh học đã lên tới đỉnh tăng trưởng. Tuân thủ kỷ luật, chuyển sang nắm giữ tiền mặt và đứng quan sát ngoài thị trường đến tận năm 2003, NĐT cá nhân không phải hứng chịu thiệt hại nặng nề khi chỉ số Nasdaq giảm 53%, cá biệt các cổ phiếu dot.com mất giá tới 90%. "Không có lý do gì để tranh cãi với thị trường, nếu chống lại, NĐT cá nhân sẽ nhận một bài học đắt giá", O'Neil kết luận.
Jesse Livermore (1877-1940) một huyền thoại đầu tư khác có quan điểm tương đồng, ông cho rằng mình không có khả năng kiếm được lợi nhuận khi chưa xác định được chính xác xu hướng của thị trường. Là nhà đầu cơ kiệt xuất khi thị trường tăng giá và một bậc thầy bán khống cổ phiếu khi thị trường xuống giá nhưng đã khá nhiều lần Livermore ngồi trên một đống tiền mà không làm gì cả. Livermore không bao giờ mua cổ phiếu khi giá đang ở mức thấp. Ông chỉ mua cổ phiếu khi giá bắt đầu tăng, đột phá khỏi nền tảng cũ. Một trong số các nguyên tắc mà ông sớm rút ra từ khi còn rất trẻ: giao dịch hàng tuần, hàng ngày là việc làm của những người thất bại. "Trở thành người ngoài cuộc và quan sát tổng thể, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trên thị trường tốt hơn là người ngày nào cũng dõi theo từng dao động nhỏ của thị trường", ông viết trong hồi ký.
Đối lập với O'Neil và Livermore, tỷ phú Warren Buffett tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng được giao dịch thấp hơn giá trị thật và mua trong biên độ an toàn. Xu hướng thị trường không phải là nhân tố có ý nghĩa quyết định khi ông chọn mua cổ phiếu. Tháng 2/1973, Buffett mua cổ phiếu của Washington Post Co (WPC) với giá 27 USD/CP và mỗi khi giá hạ ông lại mua thêm. Phố Wall đã phải chứng kiến thị trường tuột dốc dữ dội, Dow Jones giảm 40%, cổ phiếu WPC sụt giá xuống 20 USD. Tới tháng 10/1973, Buffett trở thành cổ đông bên ngoài nắm giữ nhiều cổ phiếu WPC nhất. Theo đánh giá của Buffett, không có chút mạo hiểm nào khi mua cổ phiếu của một DN trị giá 400 triệu USD đang được bán với giá 80 triệu USD. Buffett gọi quy tắc này là quy tắc Noah (tên con thuyền trong Kinh Thánh): Việc dự báo mưa lũ không quan trọng bằng việc đóng con thuyền vượt qua cơn lũ đó. Tuy nhiên, kể cả khi thị trường tăng giá, nếu không có thương vụ nào xứng đáng đầu tư, ông không làm gì cả. Tại cuộc họp thường niên năm 1998 của Berkshire Hathaway, Warren Buffett nói với các cổ đông: "Suốt nhiều tháng nay, chúng ta không có nhiều điều để nói về các khoản đầu tư vốn cổ phần. Nếu bạn hỏi chúng ta phải đợi bao nhiêu lâu nữa, tôi sẽ trả lời chúng ta đợi vô thời hạn. Chúng ta không phải mua chỉ để mà mua mà chỉ đầu tư khi biết chắc thương vụ đó mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Chúng ta không tự đặt một giới hạn thời hạn nào cả".
Peter Lynch, cựu CEO nổi tiếng của Quỹ Fidelity Investments, có quan điểm giống Warren Buffett. Khi Peter Lynch lãnh đạo trong thời kỳ 1977-1990, Fidelity tăng trưởng với tỷ lệ sinh lời trung bình tới 29%/năm. Peter Lynch có niềm tin mãnh liệt vào đầu tư dài hạn và phớt lờ mọi biến động ngắn hạn trên TTCK. Trong cuốn "Trên đỉnh phố Wall" ông viết: "Thật kỳ diệu nếu tránh được những cơn sụt giá, chỉ cần chúng ta bán ra đúng thời điểm và thu tiền về. Nhưng chưa ai chỉ cho tôi, làm cách nào để dự đoán được những cơn sụt giá này. Hơn nữa, nếu bạn bán cổ phiếu và tránh được một trận sụt giá thì làm thế nào bạn có thể quay lại mua cổ phiếu ở giai đoạn tăng giá kế tiếp?". Nói về ngày thứ Hai đen tối, 19/10/1987, chỉ số Dow Jones mất 508 điểm, giảm tới 22,6%, Peter Lynch cho rằng, các tổn thất chỉ đến với những NĐT ngắn hạn bán tháo cổ phiếu. Sau đợt sụt giá bất ngờ và tạm thời đó, đến tháng 6/1988 thị trường đã hồi phục, tăng 32%.
Có thể thấy, mỗi NĐT lớn đều có một cách ứng xử riêng với xu hướng thị trường, phù hợp với phương pháp đầu tư của họ: Livermore không bao giờ tham gia TTCK khi thị trường đi ngang; O'Neil rất hiếm khi nắm giữ cổ phiếu khi thị trường giảm giá, ông luôn tìm cách bán cổ phiếu từ rất sớm, trước khi các vết nứt lan rộng; Peter Lynch chủ trương chọn mua cổ phiếu tiềm năng, phớt lờ mọi biến động ngắn hạn; Warren Buffett chủ trương mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài... Các NĐT giỏi giống như những người đi tìm vàng lâu năm, họ có ý tưởng khái quát về việc tìm kiếm, biết ở đâu và khi nào cần bổ nhát cuốc quyết định. Còn bạn suy nghĩ và hành động ra sao trong một thị trường giảm giá?
ĐTCK
Qua nghiên cứu, O'Neil đã nhận ra khi các cổ phiếu hàng đầu trên thị trường đạt mức giá đỉnh điểm thì thị trường chung sẽ bắt đầu đổ dốc và giảm giá ít nhất 10%. Ông tổng kết, xu hướng chung của thị trường có ảnh hưởng tới từng cổ phiếu bất kể tốt xấu. Phát hiện này giúp ông ngừng giao dịch và rút ra khỏi thị trường trong giai đoạn 1970 -1971 và 1973 - 1974 khi TTCK Mỹ rơi vào khủng hoảng. Ông chỉ quay trở lại thị trường khi xu hướng tăng giá cấp 1 bắt đầu. Tháng 3/2000, O'Neil đã phất cờ đỏ trên nhật báo Investor's Business, báo động cho NĐT cá nhân biết các cổ phiếu dot.com và sinh học đã lên tới đỉnh tăng trưởng. Tuân thủ kỷ luật, chuyển sang nắm giữ tiền mặt và đứng quan sát ngoài thị trường đến tận năm 2003, NĐT cá nhân không phải hứng chịu thiệt hại nặng nề khi chỉ số Nasdaq giảm 53%, cá biệt các cổ phiếu dot.com mất giá tới 90%. "Không có lý do gì để tranh cãi với thị trường, nếu chống lại, NĐT cá nhân sẽ nhận một bài học đắt giá", O'Neil kết luận.
Jesse Livermore (1877-1940) một huyền thoại đầu tư khác có quan điểm tương đồng, ông cho rằng mình không có khả năng kiếm được lợi nhuận khi chưa xác định được chính xác xu hướng của thị trường. Là nhà đầu cơ kiệt xuất khi thị trường tăng giá và một bậc thầy bán khống cổ phiếu khi thị trường xuống giá nhưng đã khá nhiều lần Livermore ngồi trên một đống tiền mà không làm gì cả. Livermore không bao giờ mua cổ phiếu khi giá đang ở mức thấp. Ông chỉ mua cổ phiếu khi giá bắt đầu tăng, đột phá khỏi nền tảng cũ. Một trong số các nguyên tắc mà ông sớm rút ra từ khi còn rất trẻ: giao dịch hàng tuần, hàng ngày là việc làm của những người thất bại. "Trở thành người ngoài cuộc và quan sát tổng thể, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trên thị trường tốt hơn là người ngày nào cũng dõi theo từng dao động nhỏ của thị trường", ông viết trong hồi ký.
Đối lập với O'Neil và Livermore, tỷ phú Warren Buffett tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng được giao dịch thấp hơn giá trị thật và mua trong biên độ an toàn. Xu hướng thị trường không phải là nhân tố có ý nghĩa quyết định khi ông chọn mua cổ phiếu. Tháng 2/1973, Buffett mua cổ phiếu của Washington Post Co (WPC) với giá 27 USD/CP và mỗi khi giá hạ ông lại mua thêm. Phố Wall đã phải chứng kiến thị trường tuột dốc dữ dội, Dow Jones giảm 40%, cổ phiếu WPC sụt giá xuống 20 USD. Tới tháng 10/1973, Buffett trở thành cổ đông bên ngoài nắm giữ nhiều cổ phiếu WPC nhất. Theo đánh giá của Buffett, không có chút mạo hiểm nào khi mua cổ phiếu của một DN trị giá 400 triệu USD đang được bán với giá 80 triệu USD. Buffett gọi quy tắc này là quy tắc Noah (tên con thuyền trong Kinh Thánh): Việc dự báo mưa lũ không quan trọng bằng việc đóng con thuyền vượt qua cơn lũ đó. Tuy nhiên, kể cả khi thị trường tăng giá, nếu không có thương vụ nào xứng đáng đầu tư, ông không làm gì cả. Tại cuộc họp thường niên năm 1998 của Berkshire Hathaway, Warren Buffett nói với các cổ đông: "Suốt nhiều tháng nay, chúng ta không có nhiều điều để nói về các khoản đầu tư vốn cổ phần. Nếu bạn hỏi chúng ta phải đợi bao nhiêu lâu nữa, tôi sẽ trả lời chúng ta đợi vô thời hạn. Chúng ta không phải mua chỉ để mà mua mà chỉ đầu tư khi biết chắc thương vụ đó mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Chúng ta không tự đặt một giới hạn thời hạn nào cả".
Peter Lynch, cựu CEO nổi tiếng của Quỹ Fidelity Investments, có quan điểm giống Warren Buffett. Khi Peter Lynch lãnh đạo trong thời kỳ 1977-1990, Fidelity tăng trưởng với tỷ lệ sinh lời trung bình tới 29%/năm. Peter Lynch có niềm tin mãnh liệt vào đầu tư dài hạn và phớt lờ mọi biến động ngắn hạn trên TTCK. Trong cuốn "Trên đỉnh phố Wall" ông viết: "Thật kỳ diệu nếu tránh được những cơn sụt giá, chỉ cần chúng ta bán ra đúng thời điểm và thu tiền về. Nhưng chưa ai chỉ cho tôi, làm cách nào để dự đoán được những cơn sụt giá này. Hơn nữa, nếu bạn bán cổ phiếu và tránh được một trận sụt giá thì làm thế nào bạn có thể quay lại mua cổ phiếu ở giai đoạn tăng giá kế tiếp?". Nói về ngày thứ Hai đen tối, 19/10/1987, chỉ số Dow Jones mất 508 điểm, giảm tới 22,6%, Peter Lynch cho rằng, các tổn thất chỉ đến với những NĐT ngắn hạn bán tháo cổ phiếu. Sau đợt sụt giá bất ngờ và tạm thời đó, đến tháng 6/1988 thị trường đã hồi phục, tăng 32%.
Có thể thấy, mỗi NĐT lớn đều có một cách ứng xử riêng với xu hướng thị trường, phù hợp với phương pháp đầu tư của họ: Livermore không bao giờ tham gia TTCK khi thị trường đi ngang; O'Neil rất hiếm khi nắm giữ cổ phiếu khi thị trường giảm giá, ông luôn tìm cách bán cổ phiếu từ rất sớm, trước khi các vết nứt lan rộng; Peter Lynch chủ trương chọn mua cổ phiếu tiềm năng, phớt lờ mọi biến động ngắn hạn; Warren Buffett chủ trương mua và nắm giữ cổ phiếu lâu dài... Các NĐT giỏi giống như những người đi tìm vàng lâu năm, họ có ý tưởng khái quát về việc tìm kiếm, biết ở đâu và khi nào cần bổ nhát cuốc quyết định. Còn bạn suy nghĩ và hành động ra sao trong một thị trường giảm giá?
ĐTCK
No comments:
Post a Comment