Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Tuesday, March 29, 2011

Thế nào là số đi tu?

Khi xưa khi chọn người xuất gia các sư phụ trụ trì thường Luận về năm hay tháng có gặp các Thức hay không, có mười loại Thức dưới đây xin nói sau.:
Nếu gặp một hoặc hai, ba Thức trong mười loại Thức kể dưới đây, mới cho xuất gia. Bằng chẳng gặp một Thức nào, chỉ tỏ người ấy còn mang tội nghiệp sâu nặng, không thể độ được, e sau nầy người ấy không tin luật nhân quả, trở lại báng sáng đạo đức.
Nam gặp nhiều Thức càng quí, nữ gặp ít càng hay.
===OoO===

Không luận xuất gia hay tại gia, nếu người nào gặp đặng ba Thức, ấy là người phước đức, biết kỉnh Phật, ham mộ đạo đức, tinh thần, trước sau cũng sẽ đặng thành quả vị Phật Tiên.

Cứ y theo năm nào, tháng nào mình thọ sanh, gặp nhằm Thức nào, mà định phần hơn kém kiết hung về số mạng. ( Theo âm lịch).

1.BỒ ĐỀ THỨC

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 2 - 5 - 12
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 4 - 5 - 10
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 2 - 10
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 2 - 6 -9
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 4 - 7 - 10
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 5 - 8 - 10
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 6 - 9 - 10
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 5 - 9 - 12
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 2 - 5 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 2 - 5 – 12

Người sanh gặp Thức này, có tánh từ bi, hay thương xót và cứu độ người. Theo tình đời, kẻ dữ thì bị người ghét, người lành lại bị kẻ khi. Nhưng người có tánh Bồ - Đề, gặp người lành chẳng khi, đối với kẻ dữ cũng không sợ. Bình sanh đặng quí tướng, ấy là người có căn - cơ phước đức.
**********

2.TIÊU TAI THỨC:

NĂM TUỔI TÝ -GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI SỬU -GẶP THÁNG 1 - 7 - 10
NĂM TUỔI DẦN- GẶP THÁNG 1 - 7 - 11
NĂM TUỔI mẹo -GẶP THÁNG 2 - 9 - 12
NĂM TUỔI Thìn- GẶP THÁNG 1 - 4 -7
NĂM TUỔI Tỵ -GẶP THÁNG 2 - 4 - 11
NĂM TUỔI Ngọ -GẶP THÁNG 4 - 7 - 10
NĂM TUỔI Mùi -GẶP THÁNG 2 - 9 - 10
NĂM TUỔI Thân -GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Dậu- GẶP THÁNG 2 - 5 - 11
NĂM TUỔI Tuất -GẶP THÁNG 2 - 6 - 11
NĂM TUỔI Hợi -GẶP THÁNG 1 - 4 – 10

Người sanh gặp Thức nầy, thì mạng lý lớn, có oai linh quyền hành. Bình sanh ưa làm việc lành, việc phước và ít có sự buồn rầu. Trong thân mạng có đầy đủ linh khí ngũ hành cứu trợ khỏi tai nàn, ngũ tạng vững bền. Cho nên được phước thọ diên niên, không có tai họa. Ấy là người đã có tạo nhiều duyên lành.
************

3.TAM HẠP THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 1 - 6 - 9
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 4 - 7 - 8 - 11
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 5 - 8 - 12
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 1 - 4 -10
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 2 - 8 - 11
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 1 - 2 - 4 - 11
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 2 - 11 - 12
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 2 - 6 - 11
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 1 - 4 - 7
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 2 - 8 – 11

Người sanh gặp Thức nầy, thì thời vận buổi đầu không đặng tốt. Mạng và hạn đều bị hình xung, có tai họa đến. Người phạm Thức nầy, tính tình thỏa hiệp, đối với mọi người rất yêu chuộng sự hòa thuận. Nhưng chỉ e trong nhà tiền của khó giữ đặng lâu dài.
***************

4.THÔNG THIÊN THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 6 - 12
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 1 - 7 - 12
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 5 - 8 - 12
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 3 - 9 - 12
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 2 - 5 -12
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 1 - 4 - 7
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 2 - 6 - 8
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 3 - 6
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 5 - 7 – 8

Người sanh gặp Thức nầy, thì đặng sống lâu. Một đời y lộc đặng bền vững đủ đầy. Người có khí tượng tốt đẹp được thiên hạ tôn trọng và gần với nhiều nhà sang cả. Nếu gặp đặng bốn Thức trụ cốt ấy là hạng người thiên tạo.
*****************

5.KHỞI GIA THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 5 - 10
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 1 - 4 - 7
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 2 - 6 -11
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 2 - 6 - 9
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 4 - 7 - 10
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 5 - 8 - 12
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 1 - 7 - 10
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 2 - 5 - 6
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 1 - 4 – 10

Người sanh gặp Thức nầy, có ruộng vườn của ông bà để lại. Làm việc gì cũng đặng xong xuôi, phước lộc song toàn. Nhưng sự nghiệp của ông bà để lại cũng phải sửa đổi, tự mình làm nên, tự mình xây dựng cho được tốt đẹp, đủ đầy duyên lành trong nhà cửa. Ấy là người đủ khả năng làm nên sự nghiệp.
*************

6.PHƯƠNG TRƯỢNG THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 2 - 7 - 12
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 6 - 11
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 2 - 9 - 10
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 2 - 5 -12
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 1 - 4 - 7
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 2 - 5 - 8
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 1 - 7 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 2 - 9 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 6 - 9 – 12

Người sanh gặp Thức nầy, tánh hiền lương, không làm hại ai. Ấy là bực có quyền bỉnh, oai nghi mô phạm, mạng không phạm hình hại xung khắc, đa số đều là hạng sang trọng, có phần ưu thắng về tài văn chương, chính là bực đại trượng phu.
*****************7.THÀNH TỰU THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 2 - 6 - 9
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 6 - 9
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 4 - 7 - 10
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 5 - 8 - 10
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 3 - 9 -11
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 8 - 11
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 2 - 9 - 10
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 2 - 5 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 2 - 6 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 1 - 4 – 10

Người sanh gặp Thức nầy, thì ý chí nhiều hăng hái, ưa hào hiệp. Tuổi trẻ không làm gì nên đáng kể và đặng hài lòng, lại e có điều tai hại đến cho mình. Có lòng tốt hay cứu người, trái lại làm ơn thành ra mắc oán. ấy cũng chỉ tại có tánh cương trực, không chìu chuộng, bưng bợ ai. Ấy là người có chí nhẫn nại cố gắng trong việc làm.

********************

8.PHƯỚC LỘC THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 6 - 12
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 9 - 12
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 4 - 6 - 12
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 2 - 5 - 8
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 2 - 8 -12
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 1 - 4 - 7
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 2 - 5 - 8
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 3 - 5 - 12
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 1 - 7 - 10
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 3 - 6 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 1 - 4 – 11

Ngườ sanh gặp Thức này, có tiền của nhiều, tiền của vật báu xài hết lại có nữa. Thiên đình ( sáng trưng ) cao rộng, gần nhiều nhà sang trọng. Đời tự nhiên có đủ y lộc, bao giờ cũng đặng toại tâm xứng ý.

****************
9.THIỆN TRI THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 5 - 8 - 9 - 10
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 7 - 9 - 12
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 1 - 7 - 12
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 1 - 7 -10
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 6 - 11
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 2 - 9 - 12
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 2 - 6 - 10
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 1 - 2 - 10
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 1 - 7 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 6 - 9 – 12

Người sanh gặp Thức nầy, được nhiều người khâm phục. Y lộc tự có đầy đủ, đến xứ nào cũng đặng các quới nhơn trọng đãi vui vẻ. Năm gặp vận may, có đủ duyên phước, số đặng hanh thông.
***********

10.PHẬT PHÁP THỨC:

NĂM TUỔI TÝ GẶP THÁNG 5 - 8 - 11
NĂM TUỔI SỬU GẶP THÁNG 2 - 9 - 12
NĂM TUỔI DẦN GẶP THÁNG 1 - 9 - 11
NĂM TUỔI mẹo GẶP THÁNG 2 - 11
NĂM TUỔI Thìn GẶP THÁNG 3 - 9 -12
NĂM TUỔI Tỵ GẶP THÁNG 1 - 4 - 10
NĂM TUỔI Ngọ GẶP THÁNG 3 - 9 - 10
NĂM TUỔI Mùi GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Thân GẶP THÁNG 6 - 9 - 12
NĂM TUỔI Dậu GẶP THÁNG 1 - 4 - 12
NĂM TUỔI Tuất GẶP THÁNG 2 - 6 - 9
NĂM TUỔI Hợi GẶP THÁNG 4 - 7 – 10

Người sanh gặp Thức nầy, là người có tánh đức đáng kính trọng. Sanh ra đã có tướng tốt rõ ràng, thiên đình cao rộng, đầu óc thông minh hoạt bát. Bình sanh ham học kinh sách xưa nay, tâm trí tinh xảo sáng suốt, nghe mau hiểu lẹ. Lời nói ra có thể giáo hóa người, trước sau ai ai cũng đặng hài lòng ưng ý. Ấy là người có khiếu đạo- đức trí - tuệ.
===

" Thức " ở đây theo đạo giáo có nghĩa là các hạt mầm của "Nghiệp".

Nghiệp mang nhiều ý nghĩa :
- Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân.
- Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng - nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác.
- Hành vi xấu ác, tai hại. mê muội.
- Hạnh thanh tịnh
- Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu dùng chỉ quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả. Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt hay xấu và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi.

Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Một nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn (thuyết định mệnh). Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người.
__________________
Ngoài tâm không động
Ðộng chẳng phải tâm
Tâm chẳng phải động
Ðộng vốn không tâm
Tâm vốn không động
Ðộng không lìa tâm
Tâm chẳng lìa động
Ðộng là dụng của tâm
Dụng là cái tâm động

Friday, March 25, 2011

WBS (work-breakdown structure)

a. Định nghĩa

- Sự phân nhóm công việc cần thực hiện trong dự án, những công việc này xác định tổng thể của dự án.

- Việc hoàn tất phân nhóm công việc là một điểm mốc quan trọng trong quy trình lập kế hoạch dự án. Kết quả của wbs là ước lượng sơ bộ về lượng thời gian cần có để hoàn tất.

- Là một phương pháp được sử dụng để chia các mục tiêu chính của dự án thành những nhiệm vụ nhỏ hơn nhằm đạt được mục tiêu đó.

- Khi hoàn tất WBS nhà quản lý có thể ước tính thời gian, chi phí và giao cho nhân viên.

- Hãy ngưng việc phân chia nhiệm vụ thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để đạt đến điểm mà tại đó công việc sẽ cần tới khoảng thời gian nhỏ nhất mà bạn muốn (1day, 1week)

- Việc thiết lập có thể đặt ra các yêu cầu khó khăn: dự án phải chịu chi phí nhiều hơn mức mà nó đã được đầu tư, tổ chức thiếu các kỹ năng làm việc hay dự án mất quá nhiều time để hoàn tất. Cấp quản lý cần suy nghĩ lại việc xúc tiến khi mà gặp những vấn đề này.

- WBS là danh sách chi tiết các bước để hoàn thành dự án. Nó cung cấp nhiều lợi ích cho người quản lý dự án. Việc xây dựng một WBS buộc người quản lý dự án phải cố gắng tư duy để hiểu những cái sẽ làm để kết thúc dự án. Nếu phân tích đúng đắn khoa học thi nó cho phép xác định các bước chính xác để hoàn thành dự án

- WBS thiết lập nền tảng hệ thống hoá các công việc làm cơ sở cho việc ước luợng thời gian và chi phí.

- Giải trình tốt giữa các thành viên tổ dự án. Dân chủ, thẳng thắn….

- Có thể dùng wbs để xây dựng lịch biểu hữu dụng. làm cho người quản lý phát triển các lịch biểu và được biết đến như lịch biểu tầng.

- Sẽ làm cho các vấn đề cơ bản sớm nảy sinh trong dự án thay vì muộn. Việc xây dựng đòi hỏi đóng góp từ những nguời tham gia dự án.

b. Các đặc trưng

- Có khuynh hướng từ trên xuống. Người quản lý dự án bắt đầu với sản phẩm cuối cùng và chia nó ra thành những yếu tố nhỏ hơn, là các sản phẩm trung gian hay sản phẩm con. Mô tả hình dưới:

sản phẩm

sản phẩm C

sản phẩm B

sản phẩm A

SP B1

Cái vào

Cái ra

xử lý

SP B2

Cái vào

Cái ra

xử lý



- Việc phân chia rất giống như việc chuẩn bị dàn bài của một bài văn. Mỗi chủ đề đêu được chia thành các chủ đề con. Mỗi chủ đề con đó lại được phân chia thành các cấu phần.

- đặc trương nữa là đựơc tách làm nhiều mức. Nhưng không phải tất cả các nhánh cần được bung hết ra. Mỗi mức cho ta tóm tắt về lịch biểu tại mức đó.

- Trình tự của từng nhiệm vụ là không quan trọng. bạn bụôc phải suy nghĩ là việc nào cần được làm, thay vì nó khi nào cần được làm. Bạn có thể đưa vào các cách thức và khi nào cho các nhiệm vụ cấu thành nên WBS tức là khi bạn xây dựng lịch biểu


c. Quá trình phân rã

- những phụ thuộc phức tạp trong dự án đòi hỏi tất cả các công việc cần phải được định nghĩa, vạch ra chính xác mỗi quan hệ tương tác giữa chúng

- Cấu trúc phân rã công việc WBS xác định phạm vi của dự án bằng cách liệt kê tất cả các dự án nhỏ hay kết quả chuyển giao trong dự án. Nhất thiết phải phân tách ở cấp cao để tiện cho việc quản lý dự án. Một cấu trúc được coi là đã phân tách khi:

ü Các công việc cấu thành phải là duy nhất có thể phân biệt với cá công việc khác và dễ xác định bỏi những người sẽ thức hiện công việc

ü Các công việc cần có thời gian rõ ràng

ü Các công việc cấu thành và các gói phải đủ cụ thể để thiết lập các giới hạn chi phí và lịch trình với các đơn vị chung.

ü Trách nhiệm và thẩm quyền có thể đuợc giao cho một người hay một nhóm người.

ü Cần thiết phải phân tách công việc ở mức cao thành các mức có thể quản lý và phân công được



d. Cấu phần của WBS

WBS gồm hai thành phần chính:

Thứ nhất :Cấu trúc sản phẩm(PBS).nó giống như WBS nói chung đòi hỏi lấy viễn cảnh từ trên xuống. Việc chi nhỏ tuỳ thuộc vào sản phẩm, hệ thống càng lớn thì số các mực càng lớn hơn. Được biết đến là danh từ, chủ ngữ.

Mỗi nhánh PBS lại được phân nhỏ thành các mức khác nhau

Thứ hai là cấu trúc phân nhiệm vụ cũng còn được biết là TBS. Nó bao gồm các nhiệm vụ, các nhiệm vụ con xây dựng lên từng sản phẩm

TBS cũng giống như PBS. Đước chia thành nhiều mức và đòi hỏi viễn cảnh từ trên xuống. Số mức tùy thuộc vào sự phức tạp của sản phẩm. TBS có nhiều phần thấp hơn của WBS. Mỗi nhánh được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Mỗi nhiệm vụ và các yếu tố thấp hơn đều được mô tả bằng động từ và bổ ngữ. Do đó TBS bao gồm các phần xác định và phần xử lý

e. Các bước xây dựng WBS

Nhờ các đặc trưng trên mà chúng ta có thể bắt đầu xây dựng wbs:

Bước 1:

Viết ra toàn bộ sản phẩm bạn cần xây dựng. hãy dùng danh từ hay dùng thuật ngữ mô tả trực tiếp như hệ thống quản lý kho hay là tiếp thị. Mang tính mô tả mà không dài dòng. Cơ bản, mô tả chính xác nên bắt đàu từ phát biểu về công việc

Bước 2:

Bung sản phẩm ra thành các mức biến thiên theo các sản phẩm con. Điều này giúp cho việc xây dựng cấu trúc sản phẩm wbs. Đưng no lắng khi bạn chia các nhánh thành các nhánh khác nữa. xem chia nhỏ tới đâu, thường là từ 2 hay 3 mức là đủ.

Bước 3:

Sau khi bạn đã hoàn thành bung phần PBS, bạn có thể làm giống thế với phần TBS băng việc viết ra một chuỗi các nhiệm vụ mức tiếp dưới mỗi phần tử PBS thấp nhất. Nếu mỗi TBS đòi hỏi nhiều thời gian làm việc (hơn 80h)thì chúng ta nên bung nó ra thành các mức khác nữa. Qui tắc đảm bảo nhận diện các chi tiết và kiểm soát các nhiệm vụ đó chi tiết hơn.

Bước 4:

Đánh mã cho mỗi phần tử wbs bằng một mã duy nhất

Sản phẩm mà 0.0

Bước 5

Đánh giá lại WBS để đảm bảo rằng tất cả các phần tử PBS đêu có danh từ. Các TBS đều có động từ ra lệnh và bổ ngữ. Và tất cả các phần tử đều có mã duy nhất.

Nguyên tắc 8/80

Nguyên tắc cho rằng không có công việc nào ít hơn 8h hoặc nhiều hơn 80h. Đây chỉ là một hướng dẫn chứ không là nguyên tắc. Dễ hiểu bạn không muốn theo dõi công việc gì chưa đến một ngày. Nếu công việc đó mà hơn 10 ngày để hoàn thành thì có lẽ nên chia nhỏ ra thành nhiều hơn một gói công việc.

f. Các cách khác nhau để bung WBS

Cấu trúc công việc có thể được bung theo nhiều cách.

ü Phân chia sản phẩm thành các sản phẩm con,bạn liệt kê ra các sản phẩm và sản phẩm con và các phần tử TBS để xây dựng

ü Viết sản phẩm toàn bộ tại đỉnh. Bạn có thể chia WBS ra thành pha. Bên dưới bạn ghi ra các sản phẩm con là kết quả từ pha trước. Sau đó bạn phát triển TBS.

ü Viết sản phẩm toàn bộ tại đỉnh và sau đó chia WBS thànhh nhiều miền trách nhiệm. Bên dưới từng miền ghi trách nhiệm áp dụng cho các sản phẩm con được tạo ra điều này có thể đưa đến nhiều mức khác nhau. Sau đó phát triển TBS.

Tiến trình DMAIC

Tiến trình DMAIC là trọng tâm của các dự án cải tiến quy trình Six Sigma. Các bước sau đây giới thiệu quy trình giải quyết vấn đề mà trong đó các công cụ chuyên biệt được vận dụng để chuyển một vấn đề thực tế sang dạng thức thống kê, xây dựng một giải pháp trên mô hình thống kê rồi sau đó chuyển đổi nó sang giải pháp thực tế.

1. Xác định – Define (D)

Mục tiêu của bước Xác Định là làm rõ vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng. Bước Xác Định bao gồm:

• xác định các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến dự án cải tiến. Các yêu cầu được làm rõ từ phía khách hàng được gọi là các đặc tính Chất Lượng Thiết Yếu (Critical-to-Quality);

• xây dựng các định nghĩa về khuyết tật càng chính xác càng tốt;

• tiến hành nghiên cứu mốc so sánh (thông số đo lường chung về mức độ thực hiện trước khi dự án cải tiến bắt đầu);

• tổ chức nhóm dự án cùng với người đỡ đầu (Champion);

• ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề; và

• chấp thuận của lãnh đạo cấp cao cho tiến hành dự án.

Các câu hỏi cần phải giải đáp:

• Điều gì là quan trọng đối với khách hàng?

• Chúng ta đang nỗ lực làm giảm loại lỗi/khuyết tật gì?

• Mức độ giảm bao nhiêu?

• Khi nào hoàn tất việc cải tiến?

• Chí phí do lỗi, khuyết tật gây ra hiện tại là bao nhiêu?

• Những ai sẽ tham gia vào dự án?

• Ai sẽ đỡ đầu, hỗ trợ chúng ta thực hiện dự án này?

Các công cụ được áp dụng phổ biến nhất trong bước này bao gồm:

Bảng Tóm Lược Dự Án (Project Charter) – Là tài liệu mô tả rõ ràng các vấn đề, định nghĩa khuyết tật, các thông tin về thành viên của nhóm dự án, mục tiêu của dự án sẽ thực hiện và ghi nhận sự cam kết hỗ trợ thực hiện của những người liên quan.

Biểu Đồ Xu Hướng (Trend Chart) – Biểu thị trực quan xu hướng các lỗi, khuyết tật xuất hiện sau một thời gian.

Biểu Đồ Pareto (80/20) – Biểu thị trực quan mức độ tác động tích cực và tiêu cực giữa tác nhân đầu vào tới kết quả đầu ra hoặc mức độ khuyết tật.

Lưu Đồ Quy Trình (Process Flow Chart) – Cho biết cách thức hoạt động và trình tự các bước thực hiện của qui trình hiện tại.

2. Đo lường – Measure (M)

Mục tiêu của bước Đo Lường nhằm giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành việc đo lường. Các hệ thống đo lường nên hữu dụng, có liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn tạo ra dao động. Bước này gồm:

• xác định các yêu cầu thực hiện cụ thể có liên quan đến các đặc tính Chất Lượng Thiết Yếu (CTQ);

• lập các sơ đồ quy trình (process map) liên quan với các yếu tố đầu vào (Input/X) và đầu ra (Output/Y) được xác định mà trong đó, ở mỗi bước của quy trình, cần thể hiện mối liên kết của các tác nhân đầu vào có thể tác động đến yếu tố đầu ra;

• lập danh sách của các hệ thống đo lường tiềm năng;

• phân tích khả năng hệ thống đo lường và thiết lập mốc so sánh về năng lực của quy trình;

• xác định khu vực mà những sai sót trong hệ thống đo lường có thể xảy ra;

• tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu các tác nhân đầu vào, các quy trình và đầu ra;

• kiểm chứng sự hiện hữu của vấn đề dựa trên các hệ thống đo lường;

• làm rõ vấn đề hay mục tiêu của dự án.

Các câu hỏi cần phải giải đáp:

• Qui trình hiện tại của chúng ta là gì? Mức độ hiệu quả như thế nào?

• Kết quả đầu ra nào ảnh hưởng tới Đặc tính chất lượng thiết yếu nhiều nhất (CTQ)?

• Yếu tố đầu vào nào ảnh hưởng tới kết quả đầu ra (có ảnh hưởng tới CTQ) nhiều nhất?

• Khả năng đo lường/phát hiện dao động của hệ thống đã phù hợp chưa?

• Năng lực của qui trình hiện tại ra sao?

• Qui trình hiện tại hoạt động ra sao? Qui trình (hiện tại) có thể tốt đến mức nào nếu mọi thứ đều hoạt động nhịp nhàng?

• Qui trình hiện tại có thể hoàn hảo tới mức nào theo như thiết kế?

Các công cụ có thể ứng dụng phù hợp nhất trong bước này bao gồm:

Sơ đồ xương cá – để thể hiện các mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và các kết quả đầu ra.

Lưu đồ qui trình – để hiểu rõ các qui trình hiện tại và tạo điều kiện cho nhóm dự án có thể xác định được các lãng phí tiềm ẩn.

Ma trận nhân – quả – để định lượng mức tác động của mỗi yếu tố đầu vào dẫn đến sự biến thiên của các kết quả đầu ra.

Phân Tích Trạng Thái Sai Sót và Tác Động (FMEA) sơ khởi – sử dụng công cụ này trong bước Đo lường sẽ giúp chúng ta xác định và thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời để giảm thiểu khuyết tật và tiết kiệm chi phí càng sớm càng tốt.

Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Hệ Thống Đo Lường (GR&R) – được sử dụng để phân tích sự biến thiên của các thành phần của hệ thống đo lường theo đó sẽ làm giảm thiểu sự thiếu tin cậy của các hệ thống đo lường.

3. Phân tích – Analyze (A)

Trong bước Phân Tích, các thông số thu thập được trong bước Đo Lường được phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó. Chính ở bước này, các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển sang các vấn đề trên thống kê, gồm có:

• lập giả thuyết về căn nguyên tiềm ẩn gây nên dao động và các yếu tố đầu vào thiết yếu (X);

• xác định một vài tác nhân và yếu tố đầu vào chính có tác động rõ rệt nhất; và

• kiểm chứng những giả thuyết này bằng phân tích Đa Biến (Multivariate).

Các câu hỏi cần được giải đáp:

• Yếu tố đầu vào nào có ảnh hưởng lớn nhất tới các đặc tính chất lượng cơ bản của đầu ra (CTQ) (dựa trên các số liệu thực tế)?

• Mức độ ảnh hưởng bao nhiêu?

• Sự kết hợp của các biến số có ảnh hưởng tới các kết quả đầu ra không ?

• Nếu một yếu tố đầu vào thay đổi, kết quả đầu ra có thay đổi tương ứng như mong đợi không?

• Cần bao nhiêu lần quan sát để có kết luận?

• Mức độ tin cậy của kết luận là bao nhiêu?

Bước phân tích cho phép chúng ta sử dụng các phương pháp và công cụ thống kê cụ thể để tách biệt các nhân tố chính có tính thiết yếu để hiễu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến khuyết tật:

5 Tại sao (Five Why’s) – sử dụng công cụ này để hiểu được các nguyên nhân sâu xa của khuyết tật trong một qui trình hay sản phẩm, và để có thể phá vỡ các mặc định sai lầm trước đây về các nguyên nhân.

Đánh giá các đặc tính phân bố (Descriptive Statistics, Histograms) – công cụ này dung để xác minh đặc tính của các dữ liệu đã thu thập được là bình thường hay bất bình thường nhằm giúp ta chọn các công cụ phân tích thống kê thích hợp về sau.

Phân tích tương quan/Hồi qui (Correlation/Regression Analysis) - Nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của qui trình và các kết quả đầu ra hoặc mối tương quan giữa hai nhóm dữ liệu biến thiên.

Đồ thị tác nhân chính (Main Effect Plot) – Hiển thị các tác nhân chính trong số các tác nhân được nghiên cứu.

Phân tích phương sai (ANOVA) – đây là công cụ thống kê suy luận được thiết kế để kiểm tra sự khác biệt đáng kể giữa giá trị trung bình cộng (mean) giữa hai hoặc nhiều tập hợp mẫu.

Hoàn thành bảng FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) – áp dụng công cụ này trên qui trình hiện tại giúp ta xác định các hành động cải thiện phù hợp để ngăn ngừa khuyết tật tái diễn.

Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết (Hypothesis testing methods) – đây là tập hợp các phép kiểm tra nhằm mục đích xác định nguồn gốc của sự dao động bằng cách sử dụng các số liệu trong quá khứ hoặc hiện tại để cung cấp các câu trả lời khách quan cho các câu hỏi mà trước đây thường được trả lời một cách chủ quan.

4. Cải tiến – Improve (I)

Bước Cải Tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp. Bước này bao gồm:

• xác định cách thức nhằm loại bỏ căn nguyên gây dao động;

• kiểm chứng các tác nhân đầu vào chính;

• khám phá mối quan hệ giữa các biến số;

• thiết lập dung sai cho quy trình, còn gọi là giới hạn trên và dưới của các thông số kỹ thuật hay yêu cầu của khách hàng đối với một quy trình nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của một đặc tính cụ thể, và nếu quy trình vận hành ổn định bên trong các giới hạn này sẽ giúp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ đạt chất lượng mong muốn;

• tối ưu các tác nhân đầu vào chính hoặc tái lập các thông số của quy trình liên quan.

Các câu hỏi cần được giải đáp trong bước này:

• Khi chúng ta đã biết rõ yếu tố đầu vào nào có ảnh hưởng lớn nhất đến các kết quả đầu ra, chúng ta phải làm thế nào để kiểm soát chúng?

• Chúng ta cần phải thử bao nhiêu lần để tìm ra và xác định chế độ hoạt động /quy trìnhchuẩn tối ưu cho những yếu tố đầu vào chủ yếu này?

• Qui trình cũ cần được cải thiện ở chỗ nào và qui trình mới sẽ ra sao?

• Đã giảm được bao nhiêu Khuyết Tật Trên Một Triệu Khả Năng (DPMO)?

Các công cụ thường được áp dụng bao gồm:

Sơ đồ qui trình (Process Mapping) – Công cụ này giúp ta tái hiện lại qui trình mới sau khi đã thực hiện việc cải tiến.

Phân tích năng lực qui trình (CPK) – nhằm kiểm tra năng lực của qui trình sau khi thực hiện các hành động cải tiến để bảo đảm rằng chúng ta đã đạt được các cải thiện thật sự trong việc ngăn ngừa khuyết tật

Thiết kế thử nghiệm (DOE) – đây là tập hợp các thử nghiệm đã được lập kế hoạch để xác định các chế độ/thông số hoạt động tối ưu nhằm đạt được các kết quả đầu ra như mong muốn và xác nhận các cải tiến.

5. Kiểm soát – Control (C)

Mục tiêu của bước Kiểm Soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường. Bước này bao gồm:

• hoàn thiện hệ thống đo lường;

• kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình;

• triển khai việc kiểm soát quy trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các vấn đề không còn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những quy trình có liên quan.

Các câu hỏi cần phải giải đáp trong bước này:

• Khi các khuyết tật đã được giảm thiểu, làm thế nào chúng ta có thể bảo đảm các cải thiện đó được duy trì lâu dài?

• Những hệ thống nào cần được áp dụng để kiểm tra việc thực hiện các thủ tục đã cải thiện?

• Chúng ta cần thiết lập những biện pháp gì để duy trì các kết quả thậm chí khi có nhiều thứ thay đổi?

• Các bài học về cải thiện có thể được chia xẻ cho mọi người trong công ty bằng cách nào?

Các công cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm:

Kế hoạch kiểm soát (Control Plans) – Đây là một hoặc tập hợp các tài liệu ghi rõ các hành động, bao gồm cả lịch thực hiện và trách nhiệm cần thiết để kiểm soát các tác nhân biến thiên đầu vào chính yếu với các chế độ hoạt động tối ưu.

Lưu đồ qui trình với các mốc kiểm soát – Bao gồm một sơ đồ đơn lẻ hoặc tập hợp các sơ đồ biểu thị trực quan các qui trình mới.

Các biểu đồ kiểm soát qui trình bằng thống kê (SPC) – Tập hợp các biểu đồ giúp theo dõi các qui trình bằng cách hiển thị các dữ liệu theo thời gian giữa giới hạn tiêu chuẩn cận trên (USL) và giới hạn tiêu chuẩn cận dưới (LSL) cùng với một đường trung tâm (CL)

Các phiếu kiểm tra (Check Sheets) – công cụ này cho phép chúng ta lưu giữ và thu thập một cách có hệ thống các dữ liệu từ các nguồn trong quá khứ, hoặc qua sự kiện phát sinh. Theo đó, các mẫu thức lặp lại và các xu hướng có thể được nhận dạng và trình bày một cách rõ ràng.

Mekong Capital