Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
TỬ VI Nam và bắc đẩu tinh . dương . thổ
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Tỵ, Ngọ, Dần, Thân - Vượng địa: Thìn, Tuất - Đắc địa: Sửu, Mùi - Bình hòa: Hợi, Tý, Mão, Dậu
2. Ý nghĩa tướng mạo: Nếu cung Mệnh có Tử Vi miếu, vượng hay đắc địa thì "thân hình đẫy đà, cao, da hồng hào, mặt đầy đặn". Nếu Tử Vi bình hòa thì "thân hình vừa phải".
3. Ý nghĩa tính tình: Tại vị trí miếu địa, Tử Vi có nghĩa: - thông minh - trung hậu - nghiêm cẩn - uy nghi
Tại vị trí vượng địa thì: - thông minh - đa mưu túc trí - dám làm những việc bất nghĩa
Tại vị trí đắc địa thì: - thông minh - thao lược - hay liều lĩnh
Tại vị trí bình hòa thì: - kém thông minh - nhân hậu
Nói chung, Tử Vi đắc địa trở lên sẽ có những đặc tính: tài lãnh đạo, thuật dùng người; bản lĩnh chế phục kẻ khác; tài tổ chức, khả năng sáng tạo; khả năng tạo thời thế, hoàn cảnh; mưu lược, quyền biến, thủ đoạn sâu sắc; đoan chính, ngay thẳng, trung trinh.
4. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
Tử Vi ban cấp uy quyền và tài lộc nếu ở vị trí miếu, vượng và đắc địa. Sự phú quý đó không cần đến phụ tinh tốt đi kèm. Nếu được cát tinh dưới đây đi kèm, phú quý càng chắc chắn:
- Thất Sát đồng cung: càng làm Tử Vi thêm uy lực (Sát ví như kiếm báu) - Thiên Phủ đồng cung hay hội chiếu: ý nghĩa tài lộc nặng hơn - Thiên Tướng đồng cung: minh quân có lương thần - Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt ... làm cho Tử Vi có thêm vây cánh, tượng trưng cho vị vua có quần thần, bảo đảm thêm tài lộc và quyền lực.
Tại vị trí bình hòa, Tử Vi cần có thêm nhiều cát tinh mới bảo đảm phú quý. Tử Vi cần tránh gặp Tuần, Triệt, Kình, Đà, Không, Kiếp vì danh tài chỉ còn bình thường, chưa kể họa hại kèm theo. Nếu là nữ Mệnh thì người đó đê tiện, dâm đãng, khắc hại chồng con, tuy có khá giả.
5. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa:
Tử Vi ban phúc cho các cung tọa thủ, chế được hung tính của hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh. Tuy nhiên, ở 4 cung Hợi, Tý, Mão, Dậu, Tử Vi không còn rực rỡ nên hiệu lực cứu giải tai họa bị giảm thiểu đi nhiều.
Nếu Tử Vi gặp Tuần, Triệt hay sát tinh, đương sự gặp phải những nghịch cảnh lớn như: - mồ côi cha mẹ, góa bụa - khắc anh chị em hay khắc chồng con - thường bệnh hoạn, bị tàn tật - phải tha phương lập nghiệp - gặp nhiều cảnh hiểm nghèo - yểu tử - nghèo khổ, xui xẻo, nữ mệnh thì muộn chồng, làm bé - công danh trắc trở, lao tâm chật vật
Riêng ở Mão Dậu, đồng cung với Tham Lang, Tử Vi tượng trưng cho người bi quan yếm thế, có chí đi tu, thường gặp nghịch cảnh nhưng nếu đi tu sẽ được hưởng sự thanh nhàn, phúc đức.
6. Ý nghĩa của tử vi và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Tử Vi, Thiên Phủ tọa thủ hay giáp Mệnh - Tử Vi, Thiên Tướng - Tử Vi, Thất Sát hay Tử Vũ - Tử Vi, Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc, Long, Phượng, Quang, Quý, Đào, Hồng ... - Tử, Phủ, Vũ, Tướng cách - Tử, Phủ, Kỵ, Quyền hay Tử, Sát, Quyền ở Tỵ, Hợi Hay nhất là Tử Phủ Vũ Tướng có kèm theo cát tinh kể trên: báo hiệu một sự nghiệp vang lừng, ngôi vị cao siêu hàng nguyên thủ. Nếu không gặp sát tinh thì ngôi vị vững vàng, dễ tạo và quyền binh trong thời bình. Ngược lại, nếu bị Kình, Không, Kiếp, Hỏa, Linh đắc địa đi kèm thì đắc vị trong thời loạn, tài năng chỉ được thi thố trong cảnh loạn ly, chiến tranh, hoặc phải gặp nhiều hoàn cảnh hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đấu tranh chật vật.
b. Những bộ sao xấu: - Tử Vi Tuần hay Triệt: người không gặp thời mà gặp nạn, không thể mưu đại sự được cho dù có chí lớn.
- Tử Vi Thất Sát gặp Tuần Triệt: cũng có nghĩa trên, mưu sự bất thành, chỉ có hư danh, hay gặp tai họa.
- Tử Vi ở Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi): bất trung, bất hiếu vì ở các vị trí này Tử Vi gặp Thiên La, Địa Võng (Thìn Tuất) và có Phá Quân đi kèm. Nếu được cát tinh hội tụ hóa giải thì mới có uy quyền và danh tiếng. Tại các vị trí này, Tử Vi gặp cả cát tinh và hung tinh là người đặc biệt có mưu lược, biết dùng người, có nhiều thủ đoạn, dám làm các việc bất nghĩa, chế phục hung đồ và sử dụng được cả người tốt lẫn người xấu.
- Nếu Tử Phá thiếu cát tinh: bất nhân bất nghĩa, độc ác, khác máu, tham nhũng, thường bị thất bại nặng nề hoặc phải phá sản một lần.
- Tử Vi Tham Lang đồng cung: đi tu (nếu hội thêm Không Kiếp thì càng chắc chắn).
- Tử Vi Không Kiếp Đào Hồng: số yểu
- Tử Vi Kình Đà Quyền Lộc: tốt nhưng lòng dạ hung hiểm, độc ác, vô đạo, phi nhân, bất nghĩa.
7. Ý nghĩa của tử vi ở các cung:
a. ở Phụ: Cha mẹ giàu sang, thọ, giúp đỡ được con cháu, để di sản lại nếu Tử Vi ở Ngọ, Tý, Thiên Phủ hay Thiên Tướng hay Thất Sát đồng cung. Riêng với Thất Sát thì cha mẹ bất hòa với nhau hay bất hòa với con cái. Những bất lợi gồm có: - Tử Vi Phá Quân đồng cung: khắc cha mẹ, mồ côi hoặc phải xa cha mẹ, hạnh phúc gia đình kém - Tử Vi Tham Lang: cũng như vậy Tuy nhiên, cần xem thêm hai sao Thái Dương và Thái Âm để phối hợp luận đoán.
b. ở Phúc: Những trường hợp tốt: được hưởng phúc lâu dài, ít tai họa, dòng họ danh giá, phú quý khi Tử Vi ở: - Ngọ, Tý, tốt nhất là ở Ngọ - Thiên Phủ hay Thiên Tướng đồng cung - Thất Sát đồng cung nhưng trường hợp này họ hàng hay chính mình phải lưu lạc, xa quê mới tốt. Những trường hợp xấu về phúc đức: xa nhà, họ hàng thất tán, giảm thọ, nghèo, nếu khá giả thì yếu nếu Tử Vi ở: - Tử Vi Phá Quân đồng cung - Tử Vi Tham Lang đồng cung - Tử Vi gặp sát tinh, nhất là Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh, Hỏa. Trường hợp này bất lợi nhất.
c. ở Điền: Tại các vị trí tốt kể trên thì điền sản dồi dào, nhiều nhà cửa, phát đạt thêm mãi, được hưởng di sản hay tự tay lập nên. Nếu Tử Vi đồng cung với Sát, Phát, Tham thì không giữ được của (dù của lớn lao) hay phải phá sản (gặp Phá đồng cung) và phải sa sút dần dần. Đặc biệt, nếu gặp thêm hung sát tinh thì có thể đi đến vô sản.
d. ở Quan: Những bộ sao tốt và xấu ở Mệnh đều áp dụng cho Quan. Tốt nhất là Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với Thiên Phủ, Thiên Tướng và Thất Sát. Riêng với Thiên Tướng thì hay á quyền, độc tài, tranh quyền, người hay đảo chính hoặc lấn quyền. Đi với Thất Sát thì có năng khiếu về võ nghiệp. Nếu đồng cung với Phá, Tham thì kém hơn: gặp sự thăng trầm, tai họa, bất đắc chí trong quan trường rồi xoay qua doanh thương.
e. ở Di: Các cách Tử Vi ở Ngọ, Tử Vi ở Tý, Tử Phủ Vũ Tướng, Tử Sát đều tốt: được xã hội thuận lợi, gặp môi trường thuận tiện, sinh phùng thời, gặp nhiều người giúp đỡ, giao thiệp với bậc quyền quý và càng ra ngoài nhiều càng may mắn, được tín nhiệm kính nể, hậu thuẫn. Bất lợi là gặp Phá, Tham, sát tinh: thường bị nghịch cảnh bên ngoài, bị dèm pha, đâm chọc, quấy nhiễu, chết tha phương, bị giết, ám sát.
f. ở Tật: Tử Vi ở Tật giúp cứu giải nhiều tai ương, hiểm họa. Đây là sao giải mạnh nhất, có hiệu lực giống như Thiên Phủ, Thiên Lương. Dù đồng cung với Thất Sát cũng có giá trị cứu giải mạnh.
g. ở Tài: Tử Vi ở vị trí miếu, vượng hay đắc địa sẽ bảo đảm tiền bạc dồi dào, miễn là không gặp Tuần Triệt hay sát tinh. Đặc biệt đi với chính tinh chủ về tiền bạc như Thiên Phủ, Vũ Khúc thì càng thịnh vượng hơn nữa. Đồng cung với Thất Sát thì cũng làm giàu dễ dàng và nhanh chóng. Nếu ở Tý thì kém giàu hơn các trường hợp trên. Đồng cung với Phá thì trước nghèo sau sung túc nhưng có lần phá sản. Đồng cung với Tham thì tầm thường, của cải giảm sút lần lần cho dù có di sản. Nếu gặp sát tinh nặng thì chắc chắn có lần phá sản.
i. ở Tử: Tọa thủ ở Tử, sẽ có cả con trai lẫn con gái. Đắc địa trở lên hay đồng cung với Phủ, Tướng thì đông con và con khá giả. Với Thất Sát thì khó nuôi con, nhất là thêm các sao xấu và hiếm muộn thì ít con, muộn con. Cùng với Phá, Tham thì ít con và xung khắc với cha mẹ.
k. ở Phu Thê: - Tử Vi ở Ngọ và đồng cung với Thiên Phủ: gia đình tương đắc, hòa khí, giàu có, chung thủy - Tử Vi Thiên Tướng: cả hai đều can trường và có bản lĩnh, có thể có xích mích nhưng khá giả. Thông thương,f vợ hay chồng là con trưởng. - Gặp Sát, Tham: gia đạo trắc trở, muộn gia đạo mới tốt - Gặp Phá: hình khắc, chia ly - Gặp Tham: xung đột, bất hòa
l. ở Bào: - Có Tử Vi nói chung: có anh cả, chị cả - Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với Thiên Phủ, Thất Sát: anh em đông, khá giả, hòa thuận - Với Thiên Tướng: khá giả nhưng hay tranh cãi bất hòa. - Đồng cung với Phá Quân: có anh em dị bào, xa cách, bất hòa - Đồng cung với Tham Lang: ly tán, nghèo khổ, vất vả - Gặp sát tinh: anh em tử trận, hao hụt, lần hồi, không có anh em hay anh chị em là côn đồ, du đãng, đĩ điếm.
i. ở Hạn: - Tử Vi không có vị trí hãm địa nên nói chung đại tiểu hạn gặp tại các cung miếu, vượng hay đắc địa hoặc đồng cung với Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Hữu, Khoa Quyền Lộc thì rất tốt, danh tài đều lợi, may mắn toàn diện. Nếu đi với Khôi Việt thì nhiều thắng lợi về mọi mặt. - Riêng ở các vị trí bình hòa như Tý, Hợi, Mão, Dậu thì kém tốt, bình thường nên nếu gặp bất lợi thì khó qua khỏi. - Nếu gặp Tuần Triệt ở cả hai hạn thì tính mạng lâm nguy. - Gặp sát tinh (Không, Kiếp, Kỵ, Hình): đau ốm, mất của, kiện tụng. - Gặp Kình, Đà, Kỵ: đau ốm, mắc lừa.
Tiêu bản:Tử vi đẩu số
Lấy từ «
http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/T%E1%BB%AD_Vi »
Thiên Đồng
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THIÊN ĐỒNG Nam đẩu tinh . dương . thủy
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân - Vượng địa: Tý - Đắc địa: Mão, Tỵ, Hợi - Hãm địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Ngọ, Dậu
2. Ý nghĩa cơ thể:
Thiên Đồng chỉ toàn thể bộ máy tiêu hóa, không đích danh bộ phận nào. Tùy theo đắc hay hãm địa, bộ máy này sẽ bị ảnh hưởng tốt hay xấu. Ngoài ra, đi với sát tinh, bộ máy tiêu hóa bị tổn thương.
- Đồng Khốc Hư hay Nhị Hao: hay đau bụng, có khuynh hướng tiêu chảy, sình bụng, khó tiêu, trúng thực - Đồng, Kỵ: có nghĩa như trên, dễ bị trúng thực, trúng độc - Đồng Không Kiếp Hình: lở bao tử, có thể mổ xẻ ở bộ máy tiêu hóa, cắt ruột, vá ruột.
Ngoài ra, Thiên Đồng thường thiên về nghĩa thích ăn uống rượu chè, trà dư tửu hậu, do đó bộ máy tiêu hóa bị liên lụy.
3. Ý nghĩa tướng mạo: Thiên Đồng đắc địa thì "thân hình nở nang, hơi thấp, chân tay ngắn, da trắng, mặt vuông vắn và đầy đặn. Nếu hãm thì mập và đen."
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thiên Đồng đắc địa: - ôn hòa, đức hạnh - nhân hậu, từ thiện, hay làm phúc, không hại ai nên ít bị người hại lại thường được quý nhân giúp đỡ - thông minh - hay thay đổi Đây là ý nghĩa nổi bật nhất: hay thay đổi ý kiến, chí hướng, công việc, chỗ ở, từ đó tính tình không nhất mực, nông nổi, bất quyết. Thành thử, có hai hậu quả quan trọng về tâm tính là: - không quả quyết, bất định, có khi đi đến nhu nhược, hay nghe hay thay đổi lập trường, dễ bị ảnh hưởng bởi dư luận và ngoại cảnh do sự thiếu định kiến. - không bền chí, chóng chán trong công việc, hay bỏ dở nửa chừng. Điều này không có lợi về học hành, làm ăn. Nếu Đồng ở Di thì nhất định khuynh hướng thay đổi càng dễ dàng, sâu sắc hơn, đặc biệt là khi gặp Thiên Mã, Nhị Hao hay Hóa Kỵ là những phụ tinh chủ về sự thay đổi. Riêng đối với nữ mệnh, Thiên Đồng có nghĩa: - đảm đang - đức độ - hay thay đổi chí hướng
b. Nếu Thiên Đồng hãm địa: - kém thông minh - nông nổi hơn, thiếu kiên nhẫn, không lập trường - phóng đãng, thích chơi bời ăn uống, hay buông xuôi, đến đâu hay đến đó - nói khoác, không cẩn ngôn - phái nữ thì đa dâm, tự do, độc lập, phóng túng
5. Ý nghĩa tài lộc, phúc thọ:
Nếu đắc địa, Thiên Đồng chỉ sự giàu sang.
Nếu hãm địa thì phải lo lắng về tiền bạc, tài sản khi có, khi tán, có lúc phải túng thiếu vất vả.
ở cung Ngọ, Thiên Đồng chỉ năng khiếu kinh doanh.
Về mặt phúc thọ, vì Đồng là phúc tinh nên dù hãm địa cũng thọ.
6. Ý nghĩa của Thiên đồng và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Đồng Kình ở Ngọ: có uy vũ lớn, được giao phó trấn ngự ở biên cương
- Đồng Lương ở Dần Thân: làm nên danh giá. Ngoài ra, còn có khiếu về y khoa, dược khoa, sư phạm rất sắc bén
- Cơ Nguyệt Đồng Lương cách: phúc thọ, làm công chức
- Đồng Âm đồng cung ở Tý: phúc hậu và thọ, đẹp đẽ
b. Những bộ sao xấu: - Đồng Không Kiếp Hỏa Linh: u mê, nghèo khỏ, sống qua ngày, ăn mày
- Đồng Nguyệt ở Tý, Hổ, Khốc, Riêu: đàn bà đẹp nhưng bạc phận, khóc chồng
- Đồng Kỵ ở Tuất: rất xấu, trừ phi tuổi Đinh thì phú quý.
7. Ý nghĩa của thiên đồng ở các cung:
a. ở Phu Thê: Gia đạo tốt đẹp nếu Đồng Lương đồng cung hay Đồng Nguyệt đồng cung ở Tý: - sớm lập gia đình - vợ chồng xứng đôi và giàu có - thường có họ hàng với nhau - riêng với Nguyệt thì vợ giàu, nể vợ, nhờ vợ Gia đạo kém tốt nếu Đồng ở Mão hay đồng cung với Nguyệt ở Ngọ: - chậm hôn nhân mới sum họp lâu dài - vợ đẹp và hiền thục Gia đạo xấu nếu Đồng ở Dậu (bất hòa, xa cách), ở Tỵ (dễ gặp, dễ xa), ở Thìn Tuất (hay cãi vã, ly cách) và nhất là Cự đồng cung (bỏ nhau, xa cách rất lâu) hay Riêu đồng cung (ngoại tình)
b. ở Tử: - Rất tốt nếu Đồng ở Mão (đông con), đồng cung với Lương, Nguyệt ở Tý (đông con, con quý hiển) - Kém tốt nếu ở Dậu (ít con, thay đổi chỗ ở luôn mới có nhiều con), ở Tỵ Hợi (hai con, nếu có nhiều con thì mất một số, con cái ly tán, chơi bời). - Xấu nếu Đồng ở Thìn Tuất (hiếm con) và nhất là đồng cung với Cự (ít con, con khó nuôi, bất hòa, ly tán, có thê có con riêng).
c. ở Tài: Chỉ tốt nếu Đồng ở Mão hay gặp Nguyệt ở Tý (tay trắng làm giàu, càng về già càng nhiều của) hoặc đồng cung với Lương (giàu có vì buôn bán, có tiền làm phúc) Nếu Đồng ở Dậu thì tiền bạc khi có khi thiếu; ở Ngọ thì chật vật lúc kiếm tiền, về già mới của của; ở Tỵ Hợi thì dễ kiếm tiền nhưng hao tán và tha phương làm ăn; ở Thìn Tuất thì túng thiếu; đồng cung với Cự thì thất thường, túng thiếu, thường bị kiện tụng vì tiền bạc, phải ly hương mới có tài sản.
d. ở Quan: Tốt nhất là Đồng ở Mão, Tý và đồng cung với Lương: - văn võ kiêm toàn và hiển đạt - có tài tham mưu, can gián thượng cấp - riêng với Thiên Xương thì đặc sắc về sư phạm, y khoa và chính trị Kém tốt nếu Đồng ở Tỵ Hợi (phú quý bất thường, hay thay đổi công việc, công việc có tính cách lưu động) hoặc ở Dậu (muộn công danh, chức nhỏ, hay thay đổi). Xấu nếu gặp Cự đồng cung (công danh vất vả, hay bị dèm pha, kiện cáo, cạnh tranh).
e. ở Hạn: Nếu sáng sủa thì hưng thịnh về tài, danh, may mắn. Nếu xấu xa thì vận hạn xấu (hao của, bị kiện tụng, bị đổi chỗ ...)
Tiêu bản:Tử vi đẩu số
Lấy từ «
http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Thi...E1%BB%93ng »
Thiên Lương
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THIÊN LƯƠNG Nam đẩu tinh . âm . mộc
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Ngọ, Thìn, Tuất - Vượng địa: Tý, Mão, Dần, Thân - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Dậu, Tỵ, Hợi
2. Ý nghĩa tướng mạo: Cung Mệnh có Thiên Lương tọa thủ thì thân hình thon và cao, da trắng, vẻ mặt thanh tú, khôi ngô. Ngoài ra, Thiên Lương vốn là phúc tinh cho nên bao hàm sự phúc hậu, sự hiền hòa của tướng mạo.
3. Ý nghĩa bệnh lý: Vì là thọ tinh, Thiên Lương không có ý nghĩa bệnh lý nào. Trái lại, đây là một sao giải bệnh rất hiệu lực, như Tử Vi, Thiên Phủ, Tuần hay Triệt khi đóng ở cung Tật. Nếu gặp bệnh thì chóng khỏi hoặc bệnh không nặng hoặc được danh y mát tay cứu vớt kịp thời. Sao này tượng trưng cho phúc đức về sức khỏe, cho dù có hãm địa cũng không đáng quan ngại. Đi cùng với các sao bệnh họa khác, Thiên Lương có tác dụng chế giải nhiều sự bất lợi của các sao đó gây nên.
4. Ý nghĩa tính tình:
Dù đắc hay hãm địa, đặc tính nổi bật nhất của Thiên Lương là sự nhân hậu, lòng từ thiện, tính khoan hòa, chiều chuộng, nhẫn nhục, sự khôn ngoan, sự mềm mỏng khi xử thế, nết khiêm cung, hiền lành. Do đó, Thiên Lương nói lên cốt cách từ bi, nho phong đạo cốt, tâm địa bác ái, nhân từ của nhà tu, của người hiền triết, của người chất phác, của bậc chính nhân quân tử, lấy lễ đãi người, dùng sự thành thật, khiêm cung để xử thế.
a. Nếu Thiên Lương đắc địa: - thông minh, sắc sảo, tinh tế trong trực giác và suy luận - có nhiều mưu cơ - thích bàn xét về chiến lược, chính lược.
Đi chung với Thiên Cơ, hai sao này rất nổi bật về năng khiếu giáo khoa, sư phạm, khả năng nghiên cứu tìm tòi, khảo sát các bộ môn văn học, nghệ thuật hay chính trị, chiến lược. Đó là bộ sao tham mưu rất xuất sắc (giống như Cự Môn, Thiên Cơ đắc địa). Càng đi với các sao về văn học như Xương, Khúc, Khoa thì nhất định năng khiếu phán đoán càng bén nhạy hơn, có sáng tác các công trình nghiên cứu cao thâm về nhiều ngành.
b. Nếu Thiên Lương hãm địa: - kém thông minh - nông nổi, hay thay đổi chí hướng - không bền chí - hay bị nhầm lẫn trong công việc - thích chơi bời, phóng đãng, ăn tiêu rất lớn - thích phiêu lưu, du lịch, giang hồ - đàn bà thì dâm dật và rất ghen tuông
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thiên Lương đắc địa: Được hưởng phú quý lâu dài, người có văn tài lỗi lạc, thường giỏi về khoa sư phạm, có uy danh lớn, đàn bà thì vượng phu ích tử. Ngoài ra, vì Thiên Lương là phúc tinh nên nếu đi với bộ sao y dược thì sẽ là bác sĩ, dược sĩ có danh tiếng, trị bệnh mát tay.
b. Nếu Thiên Lương hãm địa: - lận đận trong nghề nghiệp, hay đổi nghề, khó kiếm tiền - phải tha phương lập nghiệp, xa cách gia đình - hay bị tai họa, cô đơn - yểu tướng - dễ đi vào đường tu hành - đàn bà thì muộn chồng hay lẽ mọn hoặc ưa việc ong bướm trăng hoa, khắc chồng hại con Càng gặp nhiều sát tinh, càng gặp nhiều bất lợi.
6. Ý nghĩa của thiên lương và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Lương Nhật đồng cung: phú quý tột bậc, suốt đời hanh thông
- Lương ở Tý, Nhật ở Ngọ hội Xương Lộc (hay Lương ở Tý chiếu Mệnh ở Ngọ có Nhật gặp Xương Lộc): rất thông minh, hiển đạt, có danh tiếng lớn lao. Cách này càng tốt đối với 3 tuổi Đinh, Kỷ, Quý.
- Lương Đồng ở Dần Thân: tính nhân hậu, từ thiện, bác ái, quân tử. Người này sẽ không gặp tai họa nào hung hãn, được thần linh che chở, được người đời giúp đỡ. Thông thường, cách này được thêm Cơ Nguyệt hợp chiếu và là một cách phú và quý.
- Lương ở Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ gặp Nguyệt Linh hội chiếu: người có nhiều tài năng, hiển đạt.
- Lương đắc địa gặp Văn Xương đồng cung: người lịch duyệt khoan hòa, danh giá. Tương tự như vậy nếu gặp Văn Khúc.
- Lương Lộc: người bác ái hay đem của bố thí cho thiên hạ hoặc dùng của vào việc thiện.
b. Những bộ sao xấu: - Lương Nguyệt hãm hội chiếu: con người giang hồ, phiêu bạt, không có định sở, tha phương lập nghiệp
- Lương Đồng ở Tỵ, Hợi: đàn ông thì phóng đãng, giang hồ; đàn bà thì dâm dật. Cả hai cùng hay thay đổi chí hướng, làm việc gì cũng hay bỏ dở nửa chừng, không bền chí, không cả quyết.
- Lương ở Tỵ gặp Nhị Hao, sát tinh: khó tránh nạn binh đao súng đạn, chết thê thảm.
- Lương ở Tỵ, Hợi gặp Thiên Mã đồng cung: như Lương Đồng ở Tỵ, Hợi. Riêng phụ nữ lại hết sức dâm đãng và đê tiện.
7. Ý nghĩa của thiên lương ở các cung:
a. ở Phu Thê: - Lương Đồng ở Dần Thân: sớm gia đạo, vợ chồng có họ hàng với nhau, cả hai đều đẹp và giàu - Lương Nhật ở Mão: rất tốt đẹp về mọi mặt, cả về hạnh phúc gia đình lẫn tiền bạc công danh - Lương Cơ đồng cung: vợ chồng hiền lương, lấy nhau dễ dàng, có họ hàng với nhau. Có nhiều hạnh phúc gia đạo suốt kiếp. Rất kén vợ/chồng và rất ghen tuông. - Lương ở Tý Ngọ: sớm gia đạo, dễ lập gia đình. Cả hai đều danh giá, thường người hôn phối là con trưởng. - Lương ở Tỵ, Hợi: dễ gặp nhau lại dễ xa nhau, vợ chồng chóng chán và hay thay đổi gia đạo.
b. ở Tử: - Lương Đồng ở Dần Thân hay Lương ở Tý Ngọ: đông con, có quý tử, hiếu thảo - Lương Nhật ở Mão: đông con, khá giả - Lương Cơ: đông con, khá giả, có quý tử, có con riêng - Lương ở Tỵ, Hợi: ít con, sinh nhiều nuôi ít. Con ly tán, hoang đàng, bụi đời. - Lương Nhật ở Dậu: muộn sinh, 3 con. Sớm sinh thì khó nuôi, khổ sở vì con.
c. ở Tài: - Lương ở Tý Ngọ (hay đồng cung với Nhật ở Mão, với Đồng ở Dần Thân): rất giàu, dễ giàu, ngày càng giàu. - Lương ở Tỵ, Hợi: dễ kiếm tiền nhưng cung dễ tiêu tiền, khó giữ của lại phải lưu động kiếm tiền. - Lương Nhật ở Dậu: kiếm tiền rất chật vật, sau mới khá giả.
d. ở Di: Được nhiều người kính nể, giúp đỡ, hay gặp quý nhân, được bước chân vào chỗ quyền quý nếu Thiên Lương ở những vị trí sau: - Lương Đồng ở Dần Thân - Lương Nhật ở Mão - Lương Cơ đồng cung - Lương ở Tý Ngọ Riêng ở Sửu Mùi thì bình thường còn ở Tỵ Hợi thì lang thang và chết ở xa nhà.
e. ở Quan: Thích hợp trong ngành văn. Được quý hiển về công danh, có năng tài về sư phạm hoặc chính trị, chiến lược hoặc y dược, y khoa nếu Thiên Lương ở những vị trí sau: - Lương Đồng ở Dần Thân (rất tốt về nhiều ngành) - Lương ở Tý Ngọ - Lương Cơ đồng cung (rất tốt về tham mưu, sư phạm) - Lương Nhật ở Mão Tại Sửu Mùi thì bình thường còn ở Tỵ Hợi thì thất thường, hay thay đổi công việc, làm việc lưu động, làm việc chóng chán, bất toại chí.
f. ở Điền: Tương tự như ở cung Tài.
g. ở Phúc: Được hưởng phúc thọ, tránh được tai họa, có họ hàng danh giá nếu Thiên Lương ở những vị trí sau: - Lương Đồng ở Dần Thân - Lương Nhật ở Mão - Lương Cơ đồng cung - Lương ở Tý, Ngọ Tại Sửu Mùi thì bình thường còn ở Tỵ Hợi thì có nhiều tai họa, họ hàng ly tán, tha phương lập nghiệp, con trai bụi đời, con gái dâm dật, khắc chồng con.
i. ở Phụ: Nếu Thiên Lương ở 4 vị trí đẹp kể trên thì cha mẹ nhân đức, thọ và hiển. Nếu ở Sửu Mùi thì bình thường còn ở Tỵ Hợi thì phụ mẫu bất hòa, chia rẽ, chia ly, không đồng cư với con cái.
k. ở Hạn: - Nếu Thiên Lương ở vị trí tốt, không bị Tuần Triệt, sát tinh thì hạn tốt, hưng thịnh công danh tài lộc, ít bệnh tật, nếu có tai họa cũng được qua khỏi. - Nếu hãm địa thì bất lợi về sức khỏe, tiền bạc. Tại Tỵ Hợi phải có thay đổi công việc. - Nếu gặp sát tinh có thể phá sản, đau nặng.
Tiêu bản:Tử vi đẩu số
Lấy từ «
http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Thi...B0%C6%A1ng »
Thiên Cơ
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THIÊN CƠ Nam đẩu tinh . âm . mộc
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Thìn, Tuất, Mão, Dậu - Vượng địa: Tỵ, Thân - Đắc địa: Tý, Ngọ, Sửu, Mùi - Hãm địa: Dần, Hợi
2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Thiên Cơ đắc địa thì "thân hình cao, xương lộ, da trắng, mặt dài nhưng đầy đặn". Nếu hãm địa thì "thân hình nở nang, hơi thấp, da trắng, mặt tròn".
3. Ý nghĩa bệnh lý:
Thiên Cơ đóng ở Tật thì hay có bệnh ngoài da hoặc tê thấp. Những bệnh điển hình gồm có:
- Cự Cơ đồng cung: bệnh tâm linh, khí huyết - Cơ Lương đồng cung: bệnh ở hạ bộ - Cơ Nguyệt: có nhiều mụn nhọt - Cơ Kình hay Đà: chân tay bị yếu gân - Cơ Khốc, Hư: bệnh phong đờm, ho ra máu - Cơ Hình Không Kiếp: bệnh và tai nạn bất ngờ - Cơ Tuần, Triệt: cây cối đè phải chân tay, bị thương
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thiên Cơ đắc địa: - nhân hậu, từ thiện - rất thông minh, khôn ngoan - có nhiều mưu trí, hay bàn về chính lược, chiến lược. Thiên Cơ đắc địa là vì sao phúc hậu, chỉ người vừa có tài vừa có đức, một đặc điểm hiếm có của con người. - có óc kinh doanh, biết quyền biến, tháo vát - có hoa tay, khéo léo về chân tay như họa, may, giải phẫu. Nếu đi liền với các bộ sao của những nghề này thì đó là những họa sĩ giỏi, nhà may khéo, giải phẫu có tiếng Riêng Thiên Cơ bảo đảm năng khiếu về thủ công, dù có hãm địa hay bị sát hung tinh xâm phạm, năng kiếu đó cũng không giảm.
b. Nếu Thiên Cơ hãm địa: - kém thông minh - có óc kinh doanh - đa mưu, gian xảo - đa dâm (đối với phái nữ), bất chính - ghen tuông
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thiên Cơ đắc địa: thì được hưởng giàu sang và sống lâu, nhất là khi hội tụ với nhiều cát tinh. Đặc biệt ở Thìn Tuất thì khả năng nghiên cứu rất cao, nhất là trong ngành chính trị, chiến lược. Tại Mão Dậu, đồng cung với Cự Môn, người đó có tài tham mưu, kiêm nhiệm cả văn lẫn võ. Tài năng và phú quý rất hiển hách. Riêng phụ nữ thì đảm đang, khéo léo, lợi chồng ích con, được hưởng phú quý và phúc thọ song toàn.
b. Nếu Thiên Cơ hãm địa: thì lận đận, bôn ba, làm nghề thủ công độ nhật, hoặc bị tàn tật, hoặc gặp nhiều tai nạn, yểu. Riêng phụ nữ thì vất vả, muộn gia đạo, thường gặp cảnh lẽ mọn hoặc nghịch cảnh chồng con, đau đớn vì tình. Nếu gặp sát tinh, Hóa Kỵ, Thiên Hình thì tai họa, bệnh tật rất nặng và chắc chắn không thọ.
6. Ý nghĩa của thiên cơ và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Cơ Lương ở Thìn Tuất: có tài năng, đức độ, mưu trí, phú quý song toàn, có năng khiếu về chiến lược, chính lược.
- Cự Cơ ở Mão Dậu: ý nghĩa như trên nhưng nổi bật nhất ở chỗ rất giàu có, duy trì sự nghiệp bền vững
- Cơ Vũ Hồng (nữ mệnh): có tài năng về nữ công, gia chánh
- Cơ Nguyệt Đồng Lương: nếu đắc địa thì người đó có đủ đức tính của một bậc nho phong hiền triết. Nếu có sao hãm thì thường làm thư lại, công chức.
b. Những bộ sao xấu: - Thiên Cơ sát tinh đồng cung: trộm cướp, bất lương.
- Cơ Lương Thìn Tuất gặp Tuần Triệt hay sát tinh: gặp nhiều gian truân, trắc trở lớn trên đường đời, có chí và có số đi tu. Nếu gặp Kình, Đà, Linh, Hỏa hội họp, có Tướng xung chiếu thì là thầy tu hay võ sĩ giang hồ
- Cơ Nguyệt đồng cung ở Dần Thân gặp Xương Riêu: dâm đãng, đĩ điếm, có khiếu làm thi văn dâm tình, viết dâm thư.
7. Ý nghĩa của thiên cơ ở các cung:
a. ở Bào: - Cự Cơ đồng cung: có anh chị em dị bào, thường là cùng mẹ khác cha - Cơ đơn thủ: ít anh chị em
b. ở Thê: - Tại Tỵ Ngọ Mùi: sớm lập gia đình, vợ chồng lấy nhau lúc còn ít tuổi, hoặc người hôn phối nhỏ tuổi hơn mình khá nhiều - Tại Hợi Tý Sửu: vợ chồng khắc tính, thường chậm gia đạo - Cơ Lương đồng cung: lấy con nhà lương thiện, vợ chồng hòa hợp, thường quen biết trước hoặc có họ hàng với nhau. Gia đạo thịnh - Cơ Cự đồng cung: vợ chồng tài giỏi, có danh chức nhưng vì ảnh hưởng của Cự Môn nên hai người thường bất hòa, thường phải hai lần lập gia đình. - Cơ Nguyệt ở Dần Thân: gia đạo tốt nhưng trai thì sợ vợ (nếu Nguyệt ở Thân) - Cơ Riêu Y: vợ chồng dâm đãng - Cơ Lương Tả Hữu: gái kén chồng, trai kén vợ. Cả hai đều rất ghen tuông.
c. ở Tử: - Cơ Lương hay Nguyệt: từ 3 đến 5 con - Nếu đơn thủ: ít con - Cự Cơ (hay Cơ Nguyệt ở Dần Thân): có con dị bào Thông thường bộ sao Cơ Nguyệt Đồng Lương ở cung Tử là chỉ dấu về con dị bào, dù không đủ bộ
d. ở Tài: - Cơ Cự hay Cơ Lương hay Thiên Cơ ở Ngọ Mùi: phát tài, dễ kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền. Riêng với Cự thì phải cạnh tranh chật vật hơn. - tại các cung khác: làm ăn chật vật, thất thường. Duy chỉ có đồng cung với Nguyệt ở Thân thì tự lực lập nên cơ nghiệp khá giả. - Nếu có Lộc Mã: đại phú
e. ở Di: - Tại Tỵ Ngọ Mùi hay Cơ Lương đồng cung hay Cơ Nguyệt đồng cung ở Thân: nhiều may mắn về buôn bán ở xa, được quý nhân phù trợ, trong đó có người quyền quý (Lương) hay chính vợ (Nguyệt) giúp đỡ mình rất nhiều - Cơ Cự: cũng giàu nhưng bị tai tiếng, khẩu thiệt vì tiền bạc - Tại Hợi Tý Sửu: bất lợi khi xa nhà. - Cơ Tả Hữu: được người giúp đỡ
f. ở Nô: - Cơ Lương Tả Hữu: có tôi tớ, bạn bè tốt hay giúop đỡ mình, có công lao với mình
g. ở Quan: Vì Thiên Cơ chủ sự khéo léo, tinh xảo chân tay, lại có mưu trí, tháo vát, thêm sự khôn ngoan học rộng nên đóng ở Quan thường rất có lợi. Những bộ sao tốt ở Mệnh của Thiên Cơ, nếu đóng ở Quan thì cũng có nghĩa giống nhau. - Cơ Lương đồng cung hay Cơ Cự: văn võ kiêm toàn, có năng khiếu về chính trị, quân sự, tham mưu, dạy học, thủ công, doanh thương, kỹ nghệ, cơ khí. - Cơ Nguyệt ở Dần Thân: có khiếu và có thời trong nghề dược sĩ, bác sĩ. - Cơ Riêu Tướng: làm bác sĩ rất mát tay
i. ở Điền: - Cơ Lương đồng cung, Cự Nguyệt ở Thân hay Cự Cơ ở Mão: có nhiều nhà đất - Tại Hợi, Tý, Sửu, Dần: nhà đất bình thường - Tại Tỵ, Ngọ, Mùi: tự tay tạo dựng sản nghiệp - Cơ Cự tại Dậu: phá sản hay lìa bỏ tổ nghiệp, nhà đất ít
k. ở Phúc: - Tại Hợi, Tý, Sửu: bạc phúc, họ hàng ly tán - Tại Tỵ, Ngọ, Mùi: có phúc, họ hàng khá giả - Cự Lương đồng cung hay Cơ Nguyệt tại Thân: thọ, họ hàng khá giả - Tại Dần: kém phúc, bất toại chí. Đàn bà con gái trắc trở về chồng con hoặc lẳng lơ hoa nguyệt
l. ở Phụ: - Tại Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân: cha mẹ khá giả - Tại Dần: cha mẹ giàu nhưng có thể sớm xa cách mẹ - Cơ Lương đồng cung: cha mẹ giàu và thọ - Cơ Cự: cha mẹ xa cách, thiếu hòa khí
m. ở Hạn: - Cơ, Thương, Sứ: đau ốm, tai nạn, đánh nhau - Cơ Tang Khốc: tang thương đau ốm - Cơ Lương Tang Tuế: té cao ngã đau - Cơ Khốc Hỏa Hình: trong nhà thiếu hòa khí - Cơ Kỵ Hỏa Hình Thương Sứ: tang thương đau ốm, khẩu thiệt quan tụng.
Thái Dương
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THÁI DƯƠNG Nam đẩu tinh . dương . hỏa
1. Vị trí ở các cung:
- Miếu địa: Tỵ, Ngọ - Vượng địa: Dần, Mão, Thìn - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý
Thái Dương đóng ở các cung ban ngày (từ Dần đến Ngọ) thì rất hợp vị, có môi trường để phát huy ánh sáng. Đóng ở cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì u tối, cần có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài mới sáng.
Riêng tại hai cung Sửu, Mùi cần có Tuần Triệt hay Hóa Kỵ mới thêm rực rỡ (ở Sửu tốt hơn ở Mùi). Nhật chính vị ở các cung Dương, phù hợp với các tuổi Dương. Nhật càng phù trợ mạnh hơn cho những người sinh ban ngày, thích hợp cho những người mệnh Hỏa, mệnh Thổ và mệnh Mộc, hợp với trai hơn gái.
2. Ý nghĩa cơ thể:
Nhật, Nguyệt là cặp mắt. Nhật chỉ mắt trái, Nguyệt chỉ mắt phải. Độ sáng của Nhật, Nguyệt quyết định độ sáng của mắt.
Ngoài ra, Thái Dương tượng trưng cho trí tuệ, bộ óc, mức độ thông minh, đồng thời cũng chỉ thần kinh hệ. Càng sáng, Thái Dương biểu hiện cho thần kinh bén nhạy linh mẫn, với những hậu quả hay, dở của nó.
Thái Dương còn chỉ thận của nam phái, phần dương tính của đàn ông.
3. Ý nghĩa bệnh lý:
a. Thái Dương đắc địa trở lên: Chỉ riêng bộ thần kinh bị ảnh hưởng vì ánh sáng mạnh của sao gây căng thẳng tinh thần, biểu lộ qua các trạng thái: - sự ưu tư, lo âu quá mức - tính nhạy cảm quá mức - sự mất ngủ và các hậu quả - sự tăng áp huyết vì thần kinh Đi với các sao Hỏa (Hỏa, Linh) hay đóng ở cung hỏa vượng (Thìn, Ngọ), có thể bị loạn thần kinh đi đến loạn trí. Những bệnh trạng này cũng xảy ra nếu Nhật hãm địa bị Tuần Triệt án ngữ.
b. Thái Dương hãm địa: Không bị sát tinh xâm phạm, Thái Dương hãm địa chỉ trí tuệ kém linh mẫn, mắt kém. Nếu bị sát tinh, bệnh trạng sẽ nặng hơn. - Nhật Kình (Đà) Kỵ: đau mắt, tật mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị) có thể mù, kém thông minh. - Nếu có thêm Hình, Kiếp Sát: có thể bị mổ mắt
4. Ý nghĩa tướng mạo:
a. Thái Dương đắc, vượng và miếu địa: người này "thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt vuông vắn đầy đặn, có vẻ uy nghi, mắt sáng, dáng điệu đường hoàng bệ vệ, đẹp nói chung."
b. Thái Dương hãm đĩa: người này "thân hình nhỏ nhắn, hơi gầy, cao vừa tầm, da xanh xám, mặt choắt, có vẻ buồn tẻ, má hóp, mắt lộ, thần sắc kém."
5. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thái Dương đắc, vượng và miếu địa: - rất thông minh - thẳng thắn, cương trực; phụ nữ thì đoan chính, có tác dụng chế giải tính chất lả lơi hoa nguyệt của Đào, Hồng, Riêu, Thai và có giá trị như Tử, Phủ, Quang, Quý, Hình. Nếu được thêm các sao này hỗ trợ, mức độ ngay thẳng càng nhiều: đó là đàn bà đức hạnh, trung trinh, khí tiết, hiền lương. - hơi nóng nảy, háo quyền, chuyên quyền - nhân hậu, từ thiện, hướng thượng, thích triết, đạo lý Hai đức tính nổi trội hơn hết là sự thông minh và đoan chính.
b. Nếu Thái Dương hãm địa: - kém thông minh - nhân hậu, từ thiện - ương gàn, khắc nghiệt - không cương nghị, không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Thân và Mùi (mặt trời sắp lặn) - riêng phái nữ thì đa sầu, đa cảm - thích đua chen, ganh tị
6. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
a. Nếu Thái Dương đắc địa: Tùy theo mức độ cao thấp và tùy sự hội tụ với Thái Âm cùng các cát tinh khác, người có Thái Dương sáng sẽ có: - uy quyền, địa vị lớn trong xã hội (quý) - có khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều - có tài lộc vượng, giàu sang (phú) Vì vậy, Thái Dương đóng ở cung Quan là tốt nhất. Đó là biểu tượng của quyền hành, uy tín, hậu thuẫn nhờ ở tài năng.
b. Nếu Thái Dương hãm địa: - công danh trắc trở - khoa bảng dở dang - bất đắc chí - khó kiếm tiền - giảm thọ Nếu Thái Dương hãm ở các cung dương (Thân, Tuất, Tý) thì không đến nỗi xấu xa, vẫn được no ấm, chỉ phải không giàu, không hiển đạt. Tuy nhiên, dù hãm địa mà Thái Dương được nhiều trung tinh hội tụ sáng sủa thì cũng được gia tăng tài, quan. Trường hợp Thái Dương ở Sửu Mùi gặp Tuần, Triệt án ngữ thì người này có phú quý như cách Thái Dương vượng hay miếu địa. Nếu thêm Hóa Kỵ đồng cung thì càng rực rỡ hơn nữa.
7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa:
Bệnh tật, tai họa chỉ có khi: -Thái Dương hãm địa - Thái Dương bị sát tinh (Kình Đà Không Kiếp Riêu Hình Kỵ) xâm phạm dù là miếu địa.
Ngoài ra, có thể bị: - tật về mắt hay chân tay hay lên máu - mắc tai họa khủng khiếp - yểu tử - phải bỏ làng tha phương mới sống lâu được
Riêng phái nữ, còn chịu thêm bất hạnh về gia đạo như: muộn lập gia đình, lấy lẽ, lấy kế, cô đơn, khắc chồng hại con.
8. Ý nghĩa của thái dương và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Nhật Đào Hồng Hỷ (tam minh): hiển đạt.
- Nhật Khoa Quyền Lộc (tam hóa): rất quý hiển, vừa có khoa giáp, vừa giàu có, vừa có quyền tước
- Nhật sáng Xương Khúc: lịch duyệt, bác học.
- Nhật sáng Hóa Kỵ: làm tốt thêm.
- Nhật Cự ở Dần: giàu sang hiển vinh ba đời
- Nhật (hay Nguyệt) Tam Hóa, Tả Hữu, Hồng, Khôi: lập được kỳ công trong thời loạn
- Nhật, Tứ linh (không bị sát tinh): hiển hách trong thời bình.
b. Những bộ sao xấu: - Nhật hãm sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, suốt đời lao khổ, bôn ba, nay đây mai đó.
- Nhật Riêu Đà Kỵ (tam ám): bất hiển công danh
- Nhật hãm gặp Tam Không: phú quý nhưng không bền
c. Thái Dương và Thái Âm: Nhật Nguyệt bao giờ cũng liên hệ nhau mật thiết vì thường ở vị trí phối chiếu hoặc đồng cung ở Sửu Mùi. Hai sao này tượng trưng cho hai ảnh hưởng (của cha, của mẹ), hai tình thương (cha, mẹ), hai nhân vật (cha mẹ hoặc chồng vợ), hai dòng họ (nội, ngoại).
9. Ý nghĩa của thái dương ở các cung:
a. ở Mệnh: Cung Mệnh có Nhật sáng sủa tọa thủ rất tốt nhưng còn kém hơn cung Mệnh được Nhật sáng sủa hội chiếu với Nguyệt. Nếu giáp Nhật, Nguyệt sáng cũng phú hay quý.
+ Các cách tốt của Nhật, Nguyệt: - Nhật ở Ngọ, Tỵ, Thìn, Mão (biểu tượng của Sấm Sét): đều tốt về nhiều phương diện. - Mệnh ở Sửu được Nhật ở Tỵ, Nguyệt ở Dậu chiếu: phú quý tột bậc, phúc thọ song toàn, phò tá nguyên thủ. - Mệnh ở Mùi được Nhật ở Mão, Nguyệt ở Hợi chiếu: ý nghĩa như trên - Mệnh vô chính diệu được Nhật Nguyệt sáng sủa hội chiếu: người rất thông minh, học 1 biết 10, nếu có Tuần Triệt thủ mệnh thì càng rực rỡ hơn nữa. - Mệnh ở Thìn có Nhật gặp Nguyệt ở Tuất xung chiếu hay ngược lại: suốt đời quý hiển, duy trì địa vị và tiền tài lâu dài. - Mệnh ở Sửu hay Mùi Ngọ Nhật Nguyệt Triệt hay Tuần: cũng rất rạng rỡ tài, danh, phúc thọ.
+ Các cách trung bình của Nhật Nguyệt: - Mệnh ở Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung: no cơm ấm áo nhưng không hiển đạt lắm. - Mệnh có Nhật ở Hợi gặp Cự ở Tỵ xung chiếu: công danh tiền bạc trắc trở buổi đầu, về già mới khá giả.
+ Các cách xấu của Nhật, Nguyệt: - Nhật Nguyệt hãm địa - Nhật ở Mùi Thân: không bền chí, siêng năng buổi đầu về sau lười biếng, trễ nải, dở dang - Nhật ở Tý: người tài giỏi nhưng bất đắc chí (trừ ngoại lệ đối với tuổi Bính Đinh thì giàu sang tín nghĩa) - Nhật Tuất Nguyệt Thìn: rất mờ ám. Cần gặp Tuần Triệt án ngữ hay Thiên Không đồng cung mới sáng sủa lại. - Nhật Nguyệt hãm gặp sát tinh: trộm cướp, dâm đãng, lao khổ, bôn ba.
b. ở Phu Thê: - Nhật, Đồng, Quang, Mã, Nguyệt Đức: có nhiều vợ hiền thục - Nhật, Nguyệt miếu địa: sớm có nhân duyên - Nhật Xương Khúc: chồng làm quan văn - Nguyệt Xương Khúc: vợ học giỏi và giàu
c. ở Tử: - Nhật ở Tý: con cái xung khắc với cha mẹ - Nhật, Nguyệt, Thai: có con sinh đôi
d. ở Tài: - Nhật Nguyệt Tả Hữu Vượng: triệu phú - Nhật Nguyệt sáng sủa chiếu: rất giàu có
e. ở Tật: - Nhật Nguyệt hãm gặp Đà Kỵ: mù mắt, què chân, khản tiếng. - xem mục bệnh lý
f. ở Di: - Nhật Nguyệt Tam Hóa: phú quý quyền uy, người ngoài hậu thuẫn kính nể, giúp đỡ, trọng dụng - Nhật Nguyệt sáng gặp Tả Hữu Đồng Tướng: được quý nhân trọng dụng, tín nhiệm
g. ở Nô: - Nhật Nguyệt sáng: người dưới, tôi tớ lạm quyền - Nhật, Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ai ở
i. ở Phụ: - Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt: cha mẹ mất sớm - Nhật Nguyệt đều sáng sủa: cha mẹ thọ - Nhật sáng, Nguyệt mờ: mẹ mất trước cha - Nhật mờ, Nguyệt sáng: cha mất trước mẹ - Nhật Nguyệt cùng sáng: sinh ban ngày - mẹ mất trước, sinh ban đêm - cha mất trước - Nhật Nguyệt cùng mờ: sinh ban ngày - cha mất trước, sinh ban đêm - mẹ mất trước - Nhật Nguyệt đồng cung ở Sửu Mùi: không gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày - mẹ mất trước, sinh đêm - cha mất trước; gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày - cha mất trước, sinh đêm - mẹ mất trước.
k. ở Hạn: - Nhật sáng: hoạnh phát danh vọng, tài lộc - Nhật mờ: đau yếu ở 3 bộ phận của Thái Dương, hao tài, sức khỏe của cha/chồng suy kém. Nếu gặp thêm Tang, Đà, Kỵ nhất định là cha hay chồng chết. - Nhật Long Trì: đau mắt - Nhật Riêu Đà Kỵ: đau mắt nặng, ngoài ra còn có thể bị hao tài, mất chức. - Nhật Kình Đà Linh Hỏa: mọi việc đều trắc trở, sức khỏe của cha/chồng rất kém, đau mắt nặng, tiêu sản - Nhật Kỵ Hình ở Tý Hợi: mù, cha chết, đau mắt nặng. - Nhật Cự: thăng chức - Nhật Nguyệt Không Kiếp chiếu mà Mệnh có Kình Đà: mù hai mắt
Thái Âm
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THÁI ÂM Bắc đẩu tinh . âm . thủy
1. Vị trí ở các cung:
Đóng ở các cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì rất hợp vị. Đóng ở các cung ban ngày thì cần phải có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài đồng cung mới sáng lại.
Riêng tại hai cung Sửu, Mùi, Thái Âm cần phải có Tuần, Triệt án ngữ mới thêm rực rỡ. Bằng không, phải có sao Hóa Kỵ. Tại Mùi, Thái Âm tốt hơn ở Sửu.
Ngoài ra, vốn là sao Âm nên Thái Âm sẽ chính vị ở cung âm, nhất là rất phù hợp với những người tuổi âm, nhất là sinh từ 10 đến 20 âm lịch (thượng huyền).
Thái Âm sẽ phù trợ đắc lực cho những người mạng Thủy, Mộc và Kim. Miếu địa: Dần, Tuất, Hợi Vượng địa: Thân, Tý Đắc địa: Sửu, Mùi Hãm địa: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ
2. Ý nghĩa tướng mạo:
Thái Âm đắc địa trở lên: thì "thân hình to lớn, hơi cao, da trắng, mặt vuông vắn (đúng hơn là mặt tròn) đầy đặn, mắt sáng, đẹp đẽ."
Thái Âm hãm địa thì người có thân hình nhỏ, hơi cao, mặt dài, mắt kém, thần sắc u tối.
3. Ý nghĩa bệnh lý: Xem sao Thái Dương. Riêng phái nữ, Nguyệt hãm còn có nghĩa kinh nguyệt bất thường.
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thái Âm miếu, vượng và đắc địa: - rất thông minh - tính nhu thuần, nhân hậu, từ thiện - nổi bật nhất là năng khiếu văn chương, mỹ thuật Các đặc tính này làm cho đương sự rất dễ bị xúc cảm, dễ sa ngã, nhất là khi gặp các sao đa sầu, lãng mạn, đa dâm khác. Nếu đi với Xương Khúc thì khuynh hướng lãng mạn, tình từ càng nổi bật. Nếu đi với Thiên Đồng thì càng nông nổi, hay thay đổi, thích mới bỏ cũ.
b. Nếu Thái Âm hãm địa: - kém thông minh - tính ương ngạnh, bướng bỉnh, ngoan cố - thích ngao du chơi bời - ưa chuộng thi văn, du lịch - không ham danh lợi, an phận thủ thường - đa sầu, đa cảm, lãng mạn, mơ mộng viển vông - không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Sửu, Dần (trăng tàn)
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
Thái Âm là phú tinh nên có nhiều ý nghĩa tài lộc nhất. Nếu đắc địa, vượng địa và miếu địa và tùy sự hội chiếu với Thái Dương và cát tinh khác, người có Thái Âm sáng sẽ có: - dồi dào tiền bạc, điền sản - có khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều - có danh tiếng, quý hiển Thái Âm đóng ở cung Tài hay Điền thì tốt nhất. Thái Âm sáng mà bị Tuần Triệt coi như bị hãm địa, trừ phi ở Sửu Mùi thì tốt.
Nếu hãm địa thì: - công danh trắc trở, không quý hiển được - lập nghiệp phương xa, bôn ba - khoa bảng dở dang - bất đắc chí - khó kiếm tiền, nghèo khổ, vất vả Các trường hợp này cũng xảy ra nếu Thái Âm miếu, vượng hay đắc địa mà gặp nhiều sao mờ ám, nhất là sát tinh Riêu, Đà, Kỵ, Hình.
Nếu Nguyệt hãm địa ở cung Âm thì cũng hưởng được lợi ích của luật âm tương hợp: tuy không quý hiển nhưng cũng đủ ăn và ít phiền muộn. Nếu được nhiều cát tinh hội chiếu thì sẽ được quý hiển, có danh vọng, tài lộc.
Cũng như đối với Thái Dương, Thái Âm ở Sửu Mùi gặp Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng hay, sẽ được vừa phú, vừa quý như được miếu địa. Tại hai cung này, Thái Âm còn sáng hơn cả Thái Dương đồng cung vì tọa thủ nơi cung Âm hợp vị. Danh tài càng về già càng hiển đạt vì Thái Âm sáng ăn về hậu vận.
6. Ý nghĩa của thái âm và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Thái Âm và Thái Dương: xem mục 8 nói về Thái Dương
- Thái Âm sáng gặp Lộc Tồn: rất giàu có, triệu phú. Trong trường hợp này, Thái Âm có giá trị như sao Vũ Khúc sáng sủa, chủ về tài lộc.
- Thái Âm đắc địa gặp Hóa Kỵ: càng thêm rực rỡ thêm
- Thái Âm sáng gặp Tam Hóa: rất tốt đẹp, vừa giàu, vừa sang, vừa có khoa bảng
- Thái Âm sáng gặp Xương Khúc: rất thông minh, lịch duyệt, từng trải, lịch lãm, tài hoa
- Thái Âm sáng gặp Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái): hiển hách.
- Thái Âm, Thiên Đồng gặp Kình ở Ngọ: rất có nhiều uy quyền
- Thái Âm sáng gặp Đào Hồng: rất phương phi, đẹp đẽ, được người khác phái mến chuộng, tôn thờ. Đây là bộ sao của minh tinh, tài tử nổi danh. Tuy nhiên, bộ sao này có thể có nhiều bất lợi về tình duyên, có thể đưa đến sự sa ngã, trụy lạc, lăng loàn.
b. Những bộ sao xấu: - Nguyệt hãm gặp Thiên Lương chiếu: dâm đãng, nghèo hèn (đối với phái nữ)
- Nguyệt hãm gặp Tam ám (Riêu Đà Kỵ): bất hiển, bị tật mắt, lao khổ, nghèo, họa vô đơn chí, hao tài, bị tai họa liên tiếp, ly tông, bệnh hoạn triền miên. Phụ nữ có thể hiếm con.
- Nguyệt hãm gặp sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, lang thang nay đây mai đó, lao khổ
- Nguyệt hãm gặp Tam Không: phú quý nhưng không bền
- Nguyệt Đồng ở Tý gặp Hổ Khốc Riêu Tang: đàn bà rất đẹp nhưng bạc mệnh, đa truân, suốt đời phải khóc chồng, góa bụa liên tiếp.
- Nguyệt Cơ ở Dần gặp Xương Riêu: dâm đãng, đa tình, sa đọa, hay làm thi văn dâm tình.
7. Ý nghĩa của thái âm ở các cung:
a. ở Mệnh: xem sao Thái Dương mục 9-a.
b. ở Bào: Nhật Nguyệt giáp Thai: có anh chị em song sinh
c. ở Thê: - Nguyệt Nhật miếu, vượng địa: sớm có gia đình - Nguyệt Xương Khúc: vợ đẹp, có học (giai nhân) - Nguyệt Quyền ở Thân: sợ vợ
d. ở Tử: - Nguyệt Thai Hỏa: có con cầu tự mới nuôi được - Nhật Nguyệt Thai: có con sinh đôi
e. ở Tài: - Nguyệt sáng gặp Sinh Vượng: rất giàu có, kiếm tiền rất dễ dàng và phong phú - Nguyệt sáng gặp Vũ chiếu: giàu có lớn - Nguyệt Tuất, Nhật Thìn: đại phú
f. ở Tật: - Nguyệt hãm gặp sát tinh: gặp nhiều bệnh hoạn triền miên ở mắt, thần kinh, khí huyết, kinh nguyệt - Nguyệt Trì Sát: hay đau bụng
g. ở Di: Nhật Nguyệt sáng gặp Tam Hóa: được nhiều người quý trọng tôn phục, giúp đỡ, hậu thuẫn.
i. ở Nô: - Nhật Nguyệt sáng: tôi tớ lạm quyền, có học trò giỏi, người phò tá đắc lực. - Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ở lâu bền.
k. ở Quan: - Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi không gặp Tuần Triệt: bất hiển công danh, bất đắc chí - Nguyệt hãm gặp Tả Hữu: làm mụ có tiếng
l. ở Điền: - Nguyệt sáng: điền sản rất nhiều - Nguyệt hãm: ít của, không có của
m. ở Phúc: - Nguyệt sáng sủa: thọ, hưởng âm đức bên mẹ, vợ, mẹ thọ
n. ở phụ: Xem mục Thái Dương, cung Phụ Mẫu.
o. ở hạn: - Nguyệt sáng: tài lộc dồi dào, có mua nhà, đất, ruộng vườn, gặp việc hên, sinh con - Nguyệt mờ: hao tài, đau yếu (mắt, bụng, thần kinh), bị kiện vì tài sản, bị lương tâm cắn rứt, sức khỏe của mẹ/vợ kém. - Nếu thêm Đà Tuế Hổ: nhất định mất mẹ - Nguyệt Đà Kỵ: đau mắt nặng, mất của. - Nguyệt Hỏa Linh: đau yếu, kiện cáo. - Nguyệt Hình: mắt bị thương tích, phải mổ. - Nguyệt Cự: đàn bà sinh đẻ khó, đau đẻ lâu.
Thiên Phủ
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THIÊN PHỦ Nam đẩu tinh . dương . thổ
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân, Tý, Ngọ - Vượng địa: Thìn, Tuất - Đắc địa: Tỵ, Hợi, Mùi - Bình hòa: Mão, Dậu, Sửu
Thiên Phủ không có hãm địa.
2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Thiên Phủ "thân hình đầy đặn, da trắng, vẻ mặt thanh tú, răng đều và đẹp". Gặp Tuần Triệt hay Không Kiếp thì "cao và hơi gầy, da dẻ kém tươi nhuận". Riêng phụ nữ có Phủ thủ mệnh thì "vẻ mặt tươi đẹp như hoa mới nở, người có cốt cách phương phi".
3. Ý nghĩa Tính tình:
Thiên Phủ rất kỵ Tuần Triệt hay Không Kiếp. Xa lánh các sao này, Thiên Phủ có nghĩa: - khoan hòa, nhân hậu, ưa việc thiện - đoan chính, tiết hạnh - có nhiều mưu cơ để giải quyết công việc khó khăn
Nếu gặp những sao trên thì: - tính bướng bỉnh, ương ngạnh - tính phóng túng (ăn hoang, tiêu rộng, chơi bời ...) - thích phiêu lưu, du lịch - hay mưu tính những chuyện viển vông - gian trá, hay đánh lừa, nói dối
4. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
Thiên Phủ là tài tinh và quyền tinh và là sao chính quan trọng bậc nhì cho nên có nhiều ý nghĩa phú quý và thọ.
Nhưng nếu bị Tuần, Triệt, Không hay Kiếp xâm phạm thì hiệu lực kém sút nhiều: túng thiếu, bất đắc chí, tuổi thọ bị giảm, phá di sản lại hay bị tai họa. Nếu đi tu mới yên thân và thọ.
Riêng phụ nữ thì phải lao tâm khổ trí, buồn bực vì chồng con.
Dù sao, Thiên Phủ vẫn là sao giải trừ nhiều bệnh tật, tai họa.
5. Ý nghĩa của thiên phủ và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Tử Phủ đồng cung - Tử Phủ Vũ Tướng cách Hai cách này tốt toàn diện về mọi mặt công danh, tài lộc, phúc thọ
- Phủ Tướng: giàu có, hiển vinh
- Phủ Vũ: rất giàu có. Càng đi chung với các sao tài như Hóa Lộc, Lộc Tồn thì càng thịnh về tiền bạc.
b. Những bộ sao xấu: Thiên Phủ rất kỵ các sao Không, Kiếp, Tuần, Triệt, Kình, Đà, Linh Hỏa vì uy quyền, tài lộc bị chiết giảm đáng kể. Tuy nhiên, Phủ chế đựoc hung tinh của các sát tinh hạng vừa như Kình, Đà, Linh hay Hỏa nhưng nếu gặp cả 4 sao thì không thể chế nổi mà còn bị chúng phối hợp tác họa mạnh mẽ.
6. Ý nghĩa của thiên phủ ở các cung:
a. ở Phu Thê: Tại Tỵ Hợi, hoặc đồng cung với Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh thì vợ chồng giàu có, hòa thuận, ăn ở lâu dài với nhau. Tại Sửu Mùi Mão Dậu: vợ chồng sung túc nhưng hay bất hòa.
b. ở Tài, Điền: Hầu hết các vị trí của Phủ ở Tài/Điền đều rất đẹp, đặc biệt là ở Tỵ Hợi, hay đồng cung với Tử, Vũ, Liêm. Tại Sửu Mùi Mão Dậu thì kém hơn một chút.
c. ở Tật: Thiên Phủ là sao giải rất mạnh, giúp né tránh hay giảm được nhiều tai họa, bệnh tật.
d. ở Quan: Đồng cung với Tử, Vũ, Liêm thì công danh rất rức rỡ, phú quý song toàn, có nhiều thành tích. Nếu đi với Vũ thì thường làm quan coi về tài chính, kinh tế. Tại Sửu Mùi Mão Dậu thì quan trường không lâu dài nhưng nếu buôn bán thì thành đạt.
e. ở Phúc: Đồng cung với Tử, Vũ, Liêm và riêng ở Tỵ Hợi thì tốt phúc, họ hàng hiển vinh. Tại Sửu Mùi Mão Dậu thì kém hơn, phải lập nghiệp xa nhà, họ hàng giàu nhưng ly tán.
f. ở Hạn: Chỉ tốt nếu không gặp Tam Không. Nếu gặp Tam Không thì bị phá sản, hao tài, mắc lừa, đau yếu.
Thiên Tướng
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THIÊN TƯỚNG Nam đẩu tinh . dương . thủy
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân - Vượng địa: Thìn, Tuất, Tý, Ngọ - Đắc địa: Sửu, Mùi, Tỵ, Hợi - Hãm địa: Mão, Dậu
2. Ý nghĩa cơ thể: Thiên Tướng là mặt, diện mạo, khí sắc từ vẻ mặt phát ra. Thiên Tướng gặp Nhị Hao thì mặt nhỏ, má hóp. Thiên Tướng, Thiên Hình thì mặt có sẹo.
3. Ý nghĩa tướng mạo: Có Thiên Tướng đắc địa thì vẻ mặt đẹp đẽ, uy nghi, có tinh thần và khí sắc, "thân hình nở nang, cao vừa tầm, da trắng, mặt đẹp đẽ, uy nghi".
Nếu hãm địa thì "thân hình cũng nở nang nhưng thấp".
Thiên Tướng, Hóa Lộc: có nam tính, đẹp trai, thu hút phụ nữ.
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thiên Tướng đắc địa: - rất thông minh - ngay thẳng, thành thật, hiền lành - can đảm, dũng mãnh, cứng cỏi, bất khuất - có lòng trắc ẩn, thấy việc bất công không nhịn được, có khí tiết - đam mê - ưa thanh sắc bề ngoài, háo danh - thích ăn ngon mặc đẹp
b. Nếu Thiên Tướng hãm địa: - dễ đam mê, thích ăn chơi - không biết lo xa, hay bất đắc chí - tính liều lĩnh, hay lầm lẫn, ương ngạnh, bướng bỉnh
Nói chung, đàn ông có Tướng đắc địa thủ mệnh có đủ đặc tính của phái nam do đó rất có hấp lực đối với phái nữ. Đàn bà có Tướng đắc địa ở Mệnh thì lại có nam tính nhiều hơn nữ tính như can đảm, dũng mãnh, bạo tợn nhưng rất ghen tuông. Do đó, Tướng hợp với nam hơn nữ.
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
Thiên Tướng là quyền tinh và dũng tinh nên rất lợi về công danh, nhất là khi tọa thủ ở Mệnh, Quan.
Nếu đắc địa thì được phú quý, phúc thọ, có uy quyền lớn, có danh tiếng. Đàn bà thì rất đảm đang, tháo vác, cũng được phú quý, phúc thọ. Những lợi điểm này chỉ có khi Thiên Tướng không gặp sát tinh (Không, Kiếp, Kình, Hình) hay Tuần, Triệt và khi hội tụ với nhiều sao tốt.
Nếu hãm địa thì bất đắc chí, phải chật vật vì sinh kế, hay bị tai họa, bệnh tật ở mặt.
Nếu gặp hai trường hợp sau thì rất nguy hiểm, dù Tướng đắc hay hãm địa:
a. Gặp Tuần hay Triệt án ngữ: "Suốt đời khổ cực, công danh trắc trở, tiền tài khó kiếm, lại hay mắc tai họa khủng khiếp, nhất là về gươm đao súng đạn, không thể sống lâu được và dĩ nhiên phải chết một cách thê thảm." Cách này hầu như đúng cho cả hai phái nam, nữ.
b. Gặp Hình đồng cung: Rất khó tránh tai họa về binh đao và chắc chắn là đầu mặt bị thương tàn, hay bị tử trận, chết không toàn thây.
Võ cách gặp hai trường hợp này rất hung nguy, hầu hết là những người chết trận.
6. Ý nghĩa của thiên tướng và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt:
- Tử Phủ Vũ Tướng cách: uy dũng, hiển đạt.
- Tướng ấn hay Cáo: võ tướng có danh, quân nhân được nhiều huy chương, có công trạng lớn
- Tướng Mã: anh hùng, tài giỏi, can đảm
- Tướng Y: bác sĩ. Nếu đi với Tả Hữu, Thiên Quan, Thiên Phúc thì thầy thuốc rất giỏi, mát tay.
- Tướng Hồng: có vợ giàu sang, đảm đang, có chồng phú quý.
- Thiên Tướng và Tướng Quân: bất khuất, dũng khí, rất hiển hách về võ: tài ba, đảm lược, cả đối với phái nữ.
- Thiên Tướng và Liêm Trinh: Tướng vốn đôn hậu nên chế được tính nóng nảy, khắc nghiệt của Liêm Trinh.
- Thiên Tướng đắc địa và sát tinh (Phá, Tham, Phục, Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không Kiếp): tướng cầm quân, có sát nghhiệp. Tuy nhiên, mối hung họa vẫn tiềm tàng và có thể sinh nghề tử nghiệp.
b. Những bộ sao xấu:
- Tướng Hình: xem mục 5
- Tướng Tuần Triệt: xem mục 5
- Tướng Kình: bị hiểm tai đe dọa thường trực.
- Tướng Liêm Hình: hay bị tù tội
- Tướng Khúc Mộc Cái Đào: đàn bà rất đẹp nhưng rất dâm đãng, có thể làm đĩ sang, với các người có tai mắt, nổi tiếng.
7. Ý nghĩa của thiên tướng ở các cung:
a. ở Phụ: Cha mẹ thọ. Ngoài ra, nếu Tướng ở Tỵ Hợi Sửu Mùi hay đồng cung với Tử, Liêm, Vũ thì cha mẹ khá giả, ở các cung khác thì bình thường.
b. ở Phúc: Cũng với sự kết hợp với Tử, Liêm, Vũ và ở tại Tỵ Hợi Sửu Mùi, Thiên Tướng có ý nghĩa phúc đức cho dòng họ và vinh hiển may mắn cho mình. Tại các cung khác thì kém phúc lúc còn trẻ.
c. ở Quan: Đi với Tử Vi, Liêm Trinh, Vũ Khúc và tọa thủ ở Sửu Mùi, Thiên Tướng có nghĩa thịnh đạt về văn và võ nghiệp, đặc biệt là với Tử Vi thì có tài, có thủ đoạn nhưng hay á quyền. Tại Tỵ Hợi thì tầm thường, ở Mão Dậu thì kém.
d. ở Tài: Các cách hay giống như ở Quan, đặc biệt là khi Tướng đồng cung với Tử, Vũ, Liêm. Tại những cung khác thì bình thường.
e. ở Tử: Cùng với Tử Vi và ở Tỵ Hợi Sửu Mùi, Thiên Tướng có 3 con trở lên. Nhưng đi với Liêm và Vũ cũng như Tướng ở Mão Dậu thì ít con, muộn con.
f. ở Phu Thê: Thiên Tướng là sao cứng cỏi, cương nghị nên tọa thủ ở Phu Thê thì có nghĩa chung là nể vợ, nể chồng, người này hay lấn át người kia. Do đó, gia đạo thường có cãi vã. Cùng với Tử và Vũ thì vợ chồng giàu có, phú quý. Nhưng với Liêm thì bất hòa nặng, hoặc sát hoặc chia ly. Tại Tỵ Hợi Sửu Mùi cũng tốt nhưng dễ bất hòa, chia ly, trừ phi muộn gia đạo. Tại Mão Dậu thì hôn nhân trắc trở, phải chậm vợ chồng mới tốt.
g. ở Hạn: Nếu sáng sủa thì hạn đẹp về danh, tài bất ngờ. Nếu xấu xa thì không tốt. Nhưng kỵ nhất là Tướng gặp Hình, Tuần, Triệt, Không, Kiếp sẽ bị tai họa, bệnh tật nói ở trên.
Thất Sát
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THẤT SÁT Nam đẩu tinh . dương . kim
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Dần, Thân, Tý, Ngọ - Vượng địa: Tỵ, Hợi - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Mão, Dậu, Thìn, Tuất
2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Thất Sát ở Mệnh thì "thân hình nở nang, hơi cao nhưng thô xấu, da xám hay đen, mặt thường có vết, mắt to và lồi."
3. Ý nghĩa bệnh lý: Thất Sát không chỉ đích danh một bộ phận nào trong cơ thể nhưng đóng ở Tật thường bất lợi.
- Sát Vũ đồng cung: bộ máy tiêu hóa xấu, thường bị trĩ, nếu không chân tay bị thương tích - Sát Không Kiếp: bị ho lao, phổi yếu, sưng phổi có mủ - Sát Kỵ Đà: bệnh tật ở tay chân - Sát Hao Mộc Kỵ: bệnh ung thư
Tùy theo Sát đi với bộ phận nào thì nơi đó bị tật. Mức độ nặng nhẹ còn tùy sự hội tụ với hung sát tinh khác.
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: tiêu biểu nhiều cho võ tính, đặc biệt là: - sự can đảm - sự uy dũng, oai phong - tính cương nghị, nóng nảy - hiếu thắng - có mưu cơ, có tài quyền biến Tuy nhiên, muốn được hiển hách phải đi cùng với cát tinh. Nếu gặp hung, sát tinh thì: - tàn nhẫn, bất nhân - đa sát, khát máu, gieo nhiều tai họa, án mạng. Nếu hung sát tinh đắc địa thì là tướng tài, có khả năng thu phục cường đồ. Nếu hãm địa thì rất hung bạo, làm loạn, đảo chính, tà phái.
b. Nếu Thất Sát hãm địa: - tính tình hung bạo, làm càn, nóng nảy - gian xảo, độc ác - đàn bà thì bạc tình Gặp thêm hung, sát tinh, người đó là hạng chọc trời khuấy nước, làm loạn thiên hạ
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ:
a. Nếu Thất Sát đắc địa: - được hưởng phú quý, nhất là đối với 4 tuổi Giáp, Canh, Đinh, Kỷ gặp Thất Sát thủ mệnh ở Dần Thân thì phú quý rất cao. Các tuổi khác thường gặp nhiều khó khăn, thăng trầm. - hiển đạt về võ nghiệp, có biệt tài về quân sự, giỏi về tác chiến - đàn bà thì tài giỏi, can trường, đảm lược, được phú quý. Nhưng sao Sát không mấy tương hợp với phụ nữ nên dù đắc địa, cũng gặp nhiều bất hạnh trong gia đạo (muộn chồng, khắc chồng ...) Nếu gặp sao xấu và nhất là sát tinh, Thất Sát đắc địa đưa đến nhiều nghịch cảnh như: - có nhiều bệnh tật - thường bị tai nạn khủng khiếp vì súng đạn - thường bị bắt bớ, hình tù - giàu sang cũng không bền - có giàu sang cũng giảm thọ
b. Nếu Thất Sát hãm địa: Những bất lợi về công danh tài lộc phúc thọ cũng tương tự nhưng những chính tinh hãm địa khác: - cô độc - khốn khó - phiêu bạt nơi xa quê hương - bị bệnh nan y - bị ngục tù - bị tai nạn khủng khiếp - yểu tử Đặc biệt, vì Thất Sát là võ tinh nên tai họa do Thất Sát hãm địa khủng khiếp hơn các sao khác. Đa số cái chết và cách chết của Thất Sát hãm địa rất thê thảm, từ việc bị bom đạn, đao súng, ám sát cho đến tai nạn cực kỳ nặng nề. Riêng phụ nữ thì khắc chồng, sát phu, hại con hay nhiều lần bị điêu đứng vì tình - phải chịu cảnh góa bụa, lẽ mọn hoặc đa truân.
6. Ý nghĩa của thất sát và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Sát, Tử Vi ở Tỵ: phú quý, uy quyền.
- Sát Liêm đồng cung ở Sửu Mùi, mệnh ất, Kỷ, Âm Nam: anh hùng quán thế, can đảm, thao lược
- Sát Hình đồng cung hay hội chiếu: liêm chính, ngay thẳng, chính trực, vô tư, hiển đạt về nghiệp võ, rất uy nghi lẫm liệt, nhưng tính nóng nảy khiến thiên hạn phải khiếp sợ.
b. Những bộ sao xấu: - Sát Tử Hỏa Tuyệt: người háo sát, giết người không gớm tay, không bị lương tâm cắn rứt.
- Sát Liêm ở Sửu Mùi: chết ở ngoài đường vì tai nạn xe cộ hay vì đao súng (ám sát).
- Sát hãm địa (hay Phá hãm địa): tha phương lập nghiệp, người lắm nghề nhưng không tinh thục
- Sát Phá Tham, nữ mệnh tuổi Tân Đinh gặp Văn Xương: góa bụa, nghịch cảnh vì gia đạo, làm lẽ, sát phu, muộn chồng.
- Sát gặp Tứ Sát (Kình Đà Linh Hỏa): bị tật, chết trận rất thê thảm
- Sát Kình ở Ngọ: chết vì đao súng, không toàn thây nhất là đối với tuổi Bính, Mậu. Ngoại lệ đối với hai tuổi Giáp, Kỷ (anh hùng tái thế).
- Sát ở Tý Ngọ gặp Kiếp Riêu: ghét đàn bà, thích sống độc thân. Đàn bà thì đa tình, đa mang, đau khổ nhiều lần.
- Sát hãm gặp Hỏa Kình: nghèo, làm nghề sát sinh
7. Ý nghĩa của thất sát ở các cung:
Có 4 vị trí rất đẹp cho Thất Sát: ở Dần Thân Tý và Ngọ. Bốn vị trí này đảm bảo phú quý tột bậc cho người đó.
a. ở Phu Thê: Vợ/chồng thường là con trưởng. Chỉ trừ ở Dần Thân thì vợ chồng tài cán, đảm đang, danh giá, vợ hay ghen, chồng nóng nảy. Tại các cung khác thì hình khắc chia ly, phải sát phu, sát thê, lập gia đình nhiều lần, cho dù đi với chính tinh tốt. - Tại Tý Ngọ: tuy có danh giá nhưng hình khắc - Sát Tử Vi đồng cung: phải trắc trở buổi đầu, về sau mới tốt, phải muộn lập gia đình mới phú quý. Bằng không, phu thê gián đoạn, hình khắc. - Sát Liêm hay Vũ đồng cung: bắt buộc phải hình khắc nhất là với Vũ Khúc, sao chủ về cô độc và góa bụa. - Sát, Quyền: rất sợ vợ
b. ở Tử: Thất Sát cũng bất lợi vì hiếm con, con chết, con khó nuôi, muộn con, con bệnh tật, xa con. Trừ phi ở Dần Thân thì được 3 con, khá giả, quý tử. Gặp thêm nhiều sao xấu hay hiếm muộn có thể bị tuyệt tự.
c. ở Tài: - Sát ở Dần Thân: kiếm tiền dễ dàng, nhất là từ trung niên trở đi - Sát ở Tý Ngọ: tiền bạc thất thường, hoạnh tài - Sát, Tử ở Tỵ: dễ kiếm tiền, dễ làm giàu - Sát Liêm đồng cung: thất thường, khi có khi hết nhưng không thiếu, chậm giàu. - Sát Vũ đồng cung: lập nghiệp được nhưng tự lực, vất vả buổi đầu. - Tại Thìn Tuất: thiếu thốn
d. ở Di: - Tại Dần Thân hoặc Tử Vi đồng cung: có người lớn giúp đỡ ngoài đời, được nhiều người tôn phục, ở gần các nhân vật quyền thế. - Tại Tý Ngọ: có ý nghĩa trên nhưng may rủi đi liền nhau, dễ bị tai nạn, chết xa nhà. - Vũ Sát: được người tin phục nhưng hay bị nạn, bị chết ở xa nhà. - Liêm Trinh đồng cung: bị tai nạn vì ám sát ở xa nhà - Tại Thìn Tuất: ra ngoài bất lợi, chết xa nhà.
e. ở Quan: Giống như Thất Sát ở Mệnh, đóng ở Quan, Thất Sát thường là quân nhân. Nếu đồng cung với Tử Vi hay ở vị trí triều đẩu (Dần Thân) hay ngưỡng đẩu (Tý Ngọ) thì rất đẹp: văn võ đều giỏi, uy quyền lớn, trấn áp được muôn người nhưng ở Tý Ngọ thì may rủi liền nhau. - Sát Liêm đồng cung: quân nhân nhưng sự nghiệp thăng trầm, may rủi liền nhau. Nếu bỏ được võ nghiệp làm doanh thương thì tốt. - Vũ Sát: hiển đạt võ nghiệp nhưng thất thường và thăng trầm, thường trấn nhậm ở xa. - Tại Thìn Tuất: quân nhân nhưng sớm được giải nghiệp vì họa hại, tai nạn, tàn phế
f. ở Điền: Thường gặp bất lợi về điền sản hoặc chậm có của, hoặc không có di sản, không hưởng di sản, hoặc phải bán điền sản, hoặc phải bị mất điền sản (truất hữu), hoặc phải tự lập mới khá. - Tại Dần Thân: ít di sản. Nếu tự lập mới dồi dào. - Tại Tý Ngọ: mua vào bán ra thất thường. Phá di sản. Tự lập thì mới bền vững. - Sát Tử: di sản nhiều nhưng phá sản - Sát Liêm: chậm điền sản, vất vả buổi đầu. Sau về già mới có nhà cửa. - Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: không điền sản, rất ít điền sản, nhà nhỏ lúc về già
g. ở Phúc: - ở Triều đẩu và Ngưỡng đẩu: đắc phúc nhưng phải ly hương lập nghiệp. Họ hàng khá giả về võ nghiệp nhưng ly tán (ở Tý Ngọ) - Sát Tử đồng cung: phải ly hương lập nghiệp mới thọ. Họ hàng danh giá, hiển đạt về võ nhưng tha phương. - Sát Liêm hay Sát Vũ hay Sát ở Thìn Tuất: giảm thọ, vì bạc phúc, xa gia đình, xa họ hàng, lao tâm khổ trí, họ hàng yểu, ly tán, nghèo.
i. ở Phụ: Bất luận ở đâu, cha mẹ cũng xung khắc hoặc không hợp tính với con. Tuy nhiên, cha mẹ quý hiển và thọ nếu Sát ở Dần Thân; kém thọ nếu Sát ở Tý Ngọ; vất vả, bị bệnh tật, yểu, xung khắc với con nếu ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm, Vũ. Trừ phi đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ phú quý mà bất hòa, gia đình ly tán, khắc tính với con cái.
k. ở Hạn: Nhập hạn ở vị trí Triều đẩu, Thất Sát rất hưng vượng về nhiều mặt tài, quan, gia đạo. Gặp sát hung tinh hoặc khi hãm địa thì hay bị tai nạn, hình tù, súng đạn. - Sát Liêm Hỏa: cháy nhà (nếu Hạn ở Điền thì càng chắc chắn) - Sát Kình Hình ở Ngọ: ở tù, chết - Sát Hình Phù Hổ: tù, âu sầu - Sát Phá Liêm Tham Không Kiếp Tuế Đà: kiện, tù, chết (nếu đại hạn xấu) - Sát Hao: đau nặng - Sát Kỵ: bệnh, hay mang tiếng xấu
Vũ Khúc
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
VŨ KHÚC Bắc đẩu tinh . âm . kim
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - Vượng địa: Dần, Tân, Tý, Ngọ - Đắc địa: Mão, Dậu - Hãm địa: Tỵ, Hợi
2. Ý nghĩa cơ thể: Vũ Khúc chỉ hai bộ phận: vú và nốt ruồi
- Sát, hao và bại tinh xâm phạm Vũ Khúc: có thể ảnh hưởng đến bộ ngực của phụ nữ - Vũ Khúc Đào hay Hồng: có nốt ruồi son
3. Ý nghĩa bệnh lý:
- Vũ ở Mão dù là đắc địa: thường bị bệnh thần kinh hay khí huyết
- Vũ ở Dậu: bị nội thương khó chữa
- Vũ Tướng đồng cung ở Tật: có ám tật
- Vũ Tham Xương Khúc đồng cung: có nhiều nốt ruồi, hay mắc bệnh có liên quan đến lông, tóc
- Vũ Sát đồng cung: bệnh ở bộ máy tiêu hóa
- Vũ Long đồng cung: có nốt ruồi đỏ
- Vũ Riêu đồng cung: bệnh tê thấp hay phù chân tay
- Vũ Riêu Việt Toái: câm
4. Ý nghĩa tướng mạo:
a. Vũ Khúc đắc địa: Người có thân hình nở nang, cao vừa tầm, đầu và mặt dài, vẻ mặt uy nghi, tiếng nói to, có nốt ruồi ở chỗ kín
b. Vũ Khúc hãm đĩa: Người nhỏ bé, thấp, hơi đen, có nhiều ngấn vết, tóc rậm và xấu
5. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Vũ Khúc đắc địa: - thông minh - có chí lớn, hay mưu đồ đại sự - có óc kinh doanh, có tài buôn bán - tính mạnh bạo, quả quyết, cương nghị, thẳng thắn - hiếu thắng
Với phụ nữ, các ý nghĩa kể trên không thay đổi: người tài giỏi, đảm đang, gan dạ, can trường.
b. Nếu Vũ Khúc hãm địa: - kém thông minh - tham lận, thiếu lương thiện - hà tiện, bủn xỉn - ương ngạnh
Những ý nghĩa trên càng sâu sắc nếu gặp thêm sát tinh. Riêng phụ nữ thì: tham lận, bạo tợn, hay lấn át chồng, bạo ngược lăng loàn (nếu gặp sát tinh).
6. Ý nghĩa công danh, tài lộc:
a. Nếu Vũ Khúc đắc địa: - suốt đời giàu sang, tiền bạc dư dả, được nắm giữ tiền bạc - có uy danh lừng lẫy, sự nghiệp lớn lao.
b. Nếu Vũ Khúc hãm địa: - bất đắc chí, công danh trắc trở - tiền bạc khó kiếm - thường phá tán tổ nghiệp - thường phải ly hương tự lập, không nhờ được người thân
c. Nếu Vũ Khúc ở Sửu Mùi: Lúc thiếu thời thì no ấm nhưng còn bất đắc chí về công danh và tiền bạc. Sau 30 tuổi và càng về già càng tốt.
7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa: Đối với cả hai phái, dù là đắc hay hãm địa, Vũ Khúc là sao cô độc, thường cách biệt với người thân, ít bè bạn; nếu không khắc cha mẹ, anh em, tất phải khắc vợ hay chồng, khắc con hay hiếm con.
Sao này ví như Cô Thần, Quả Tú: cho dù có đủ vợ/chồng, đủ con, người đó vẫn cảm thấy lẻ loi, cô độc hoặc chịu những bất hạnh của chồng ngoại tình hay dang dở, của con bất mục, chưa kể trường hợp không chồng nếu Vũ hãm đi liền với Phúc, Mệnh, Thân xấu.
Cũng có nghĩa cô độc, ít hạnh phúc gia đình và xã hội nếu Vũ Khúc đi liền với Cô, Quả, Đẩu Quân, Thái Tuế.
a. Nếu Vũ đắc địa: - hưởng phúc - sống lâu
b. Nếu Vũ hãm địa: - lao tâm khổ trí - nữ thì ưu phiền vì gia đạo, khắc chồng hại con - bị bệnh tật, tai họa - yểu tử Nếu thêm sát tinh, các ý nghĩa này càng chắc chắn và mạnh mẽ hơn.
Riêng ở Mão thì khó tránh tai nạn về xe cộ, dao súng, điện lửa. Tại Dậu thì hay mắc tai nạn xe, chưa kể các bệnh tật khả hữu liệt kê ở mục bệnh lý.
8. Ý nghĩa của vũ khúc và một số sao khác:
a. Những cách tốt: - Vũ Khúc, Văn Khúc đắc địa: thông minh, học rộng, có tài năng, biết cả văn lẫn võ, làm việc bán văn bán võ, nếu là võ nghiệp thì làm ở văn phòng, tham mưu, thiết kế.
- Vũ, Khôi, Việt: làm giám quan tài chính, coi việc xuất, nhập kho tàng.
- Vũ Lộc Mã: lập nghiệp ở xa quê hương nhưng rất thịnh vượng. Nếu ở Dần thì sự nghiệp rất lớn ở tha phương.
- Vũ Lộc Quyền ở Dần Thân: hết sức giàu có (như Vũ Tướng ở Dần Thân)
- Vũ Quyền nữ mệnh: đàn bà khôn ngoan tần tảo, gây dựng tất cả sự nghiệp cho chồng, chồng phải nể sợ.
- Tử Phủ Vũ Tướng: phú, quý và thọ
- Vũ Tấu Đào Hồng Hỷ: cả sĩ, kịch sĩ giỏi, thợ may khéo
- Vũ Hình Riêu Tấu: thợ mộc giỏi.
b. Những cách xấu và thường: - Vũ Phá Tỵ Hợi: tham lận, bất lương; lập nghiệp ở xa, suốt đời vất vả, lao khổ; không giữ được nghiệp tổ mà phải phá tán cho hết.
- Vũ, Sát, Phá, Liêm ở Mão: bị tai nạn về điện lửa, sấm sét và bệnh thần kinh; cô đơn, bần hàn.
- Vũ, Kình, Đà, Phá: bị khốn hại vì tiền
- Vũ hãm, Kiếp Sát đồng cung, Kình chiếu: rất gian ác bất lương, giết người không gớm tay, khát máu
c. Vũ ở Sửu Mùi: Nếu Mệnh Thân an ở Sửu Mùi có Vũ Tham đồng cung thì trước nghèo sau giàu, càng về già càng phú quý. Nếu gặp Kiếp đồng cung thì luận đoán đảo ngược.
9. Ý nghĩa của vũ khúc ở các cung:
a. ở Tài: Vũ là sao tài, đóng ở Tài, tất mang lại tiền bạc. Tài lộc dồi dào hay không còn tùy vị trí đắc hay hãm địa của Vũ và sự hội tụ với cát tinh. Các sao hợp với Vũ về tài lộc gồm: Chính tinh (Thiên Phủ, Âm Dương sáng sủa, Tử Vi, Thiên Tướng), trợ tinh (Hóa Lộc, Lộc Tồn, Sinh, Vượng, Thai Tọa, Quang Quý, Tả Hữu, Long Phượng, Đẩu Quân, Cô Thần, Quả Tú, Thiên Mã, Hóa Quyền). Các sao khắc với Vũ Khúc về tài lộc gồm: Phá Quân đồng cung (chính tinh), Đại, Tiểu Hao, Tuần Triệt, Không Kiếp, Kình Đà, Phục Binh, Hóa Kỵ (trợ tinh).
b. ở Điền: Tương tự như ở Tài.
c. ở Tật: Xem mục bệnh lý của Vũ Khúc. Nếu hợp Mệnh lại đắc địa thì khí huyết tốt, mạnh khỏe luôn. Nếu hãm địa và khắc Mệnh thì hay có bệnh phong hãy trĩ. Ngoài ra, người mệnh Kim và Thủy cũng ít bệnh. Trái lại, nếu mệnh Mộc và Hỏa thì nhiều bệnh hơn.
d. ở Di: Mệnh Thủy, Thổ và Kim gặp Vũ đắc địa lại thêm cát tinh hội chiếu thì ra ngoài buôn bán, làm giàu rất dễ dàng. Nếu hãm địa và mệnh khắc thì là tiểu thương hoặc khó kiếm tiền. Dù sao Vũ ở Di tất phải đi xa làm ăn.
e. ở Quan: Ba loại mệnh Thổ, Thủy, Kim gặp Vũ đắc địa ở quan lộc và thêm cát tinh hội chiếu thì sự nghiệp công danh vô cùng hiển đạt. - Vũ Phủ đồng cung: công danh hoạnh đạt, có tài kiêm văn võ, có chức vụ liên quan đến kinh tế, tài chính. - Vũ Tướng đồng cung: quan trường hay thương nghiệp đều đắc lợi. - Vũ Sát đồng cung: võ hiển, thường lập chiến tích ở xa nhưng thăng giáng thất thường. - Vũ Phá đồng cung: võ nghiệp nhưng vất vả, không bền; xoay nghề buôn thì phát. - Vũ Tham đồng cung: buôn bán làm giàu, nhưng phải sau 30 tuổi. Tùy sự hội tụ với các sao nhỏ, ý nghĩa sẽ uyển chuyển đi.
f. ở Hạn: - Vũ Lộc Mã Cơ Hỷ Loan: thành gia thất - Vũ Cự Quyền: được lệnh trấn nhậm biên cương
Liêm Trinh
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
LIÊM TRINH Bắc đẩu tinh . âm . hỏa
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Thìn, Tuất - Vượng địa: Tý, Ngọ, Dần, Thân - Đắc địa: Sửu, Mùi - Hãm địa: Tỵ, Hợi, Mão, Dậu
2. Ý nghĩa tướng mạo: Người có Liêm Trinh tọa thủ có "thân hình cao lớn, xương to và lộ, mặt hơi dài, sớm có nếp nhăn, vẻ mặt không được tươi nhuận, mắt lồi, sáng, lông mày rậm, lộ hầu".
3. Ý nghĩa bệnh lý: Liêm Trinh không chỉ danh bộ phận cơ thể nào nên ý nghĩa bệnh lý của sao này không rõ ràng lắm. Có người cho rằng Liêm Trinh đóng ở Tật thì bị tỳ vết ở chân tay hay ở lưng.
4. Ý nghĩa tính tình: a. Nếu Liêm Trinh đắc địa: những đặc tính trội yếu là: Chính trực quan, Đào hoa tinh, Tù tinh - sự ngay thẳng, chính trực, đứng đắn, thanh cao - sự liêm khiết - sự nóng nảy, ương ngạnh, nghiêm nghị, đôi khi khắc nghiệt, cứng cỏi - can đảm, cương quyết, dũng mãnh Với đức tính nóng nảy, can đảm và dũng mãnh, Liêm Trinh là 1 trong 4 sao võ cách và hợp với Thất Sát, Phá Quân và Tham Lang thành bộ sao võ, nhấn mạnh võ tính và võ nghiệp của đương số. - có số đào hoa (gọi là Đào Hoa thứ hai). Tuy nhiên, vì chính trực cố hữu nên Liên Trinh chỉ có nghĩa như sức thu hút, quyến rũ đối với người khác phái, không bao hàm ý nghĩa lẳng lơ, hoa nguyệt. Tuy nhiên, nếu Liêm Trinh đi đôi với Tham Lang thì chủ sự tham dục. Phái nữ gặp hai sao này thường bất lợi, nhất là nếu hãm địa.
b. Nếu Liêm Trinh hãm địa: - khắc nghiệt, nóng nảy - ngoan cố, ương ngạnh - thâm hiểm, ti tiện, ác tính, lòng lang dạ thú - có óc kinh doanh - khéo tay, giỏi về thủ công nghệ - thích đua chen, ganh tị
5. Ý nghĩa công danh, tài lộc, phúc thọ: a. Nếu Liêm Trinh đắc địa: Đương sự được phú quý và thọ. Đặc biệt có tài kiêm nhiệm cả văn võ, rất thao lược và quyền biến. Nếu được thêm Xương Khúc đồng cung thì là bậc anh hùng.
b. Nếu Liêm Trinh hãm địa: - suốt đời lận đận - bị nhiều bệnh tật, sức khỏe suy kém - hay bị tai nạn - phải ly tổ lập nghiệp - giảm thọ
Đặc biệt, vì Liêm Trinh là tù tinh nên khó tránh họa ngục hình, nếu đi đối với sao dữ (Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh, Kỵ, Hình), có thể chết thê thảm. Không cần phải hội đủ bộ các sát tinh mà thường chỉ cần 1 hay 2 sao nói trên cũng bị ngục hình. Nữ thì khắc chồng hại con, bệnh tật, chết dữ, chưa kể sự lăng loàn hoa nguyệt.
6. Ý nghĩa của liêm trinh và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Liêm, Tướng: dũng mãnh, oai quyền, danh giá, thường là quân nhân. Thiên Tướng đi với Liêm Trinh có tác dụng khắc chế nóng tính của sao Liêm.
- Liêm, Hồng, Khôi, Xương, Khúc: mưu sĩ giỏi, đắc dụng
- Mệnh được Cự Nhật đồng cung chiếu: cũng được tốt đẹp như Cự, Nhật tọa thủ.
- Liêm Xương Khúc: có tài thao lược, quyền biến.
- Liêm Hình đắc địa: quan võ giỏi, thẩm phán sắc nhưng cách này rất dễ bị hình tù.
b. Những bộ sao xấu: - Liêm Phá Hỏa hãm địa: tự tử (thắt cổ, tự trầm, uống độc dược, thuốc ngủ), trong đời chắc chắn có lần tự tử.
- Liêm Phá Kỵ Tham: chết cháy
- LIêm Kiếp Hình ở Mão Dậu: bị hình tù, bị ám sát (như Liêm Kình Đà Hỏa Linh)
- Liêm Kiếp ở Tỵ Hợi: tự ải trong tù
7. Ý nghĩa của liêm trinh ở các cung:
a. ở Phu Thê: rất bất lợi cho gia đạo, thể hiện qua: - việc muộn lập gia đình. Trường hợp gặp Thiên Phủ đồng cung thì vợ chồng đều cứng cỏi, danh giá, sung túc nhưng phải muộn gia đạo mới tốt. - lập gia đình nhiều lần (ở Dần Thân hoặc Tham, hoặc Sát, hoặc Phá, hoặc Tướng đồng cung) - lấy vợ/chồng nghèo - bị hình khắc gia đạo nếu gặp Sát, Phá, Tham hay Tướng Liêm Trinh bất lợi về gia đạo như các sao Phá Quân, Thất Sát, Tham Lang, đặc biệt là đối với phái nữ.
b. ở Tử: - sự chậm con - sự ít con (trừ phi đồng cung với Thiên Phủ) - sự sát con (trường hợp gặp Sát, Phá) - sự khó nuôi con (trường hợp gặp Tướng, Phá, Sát, Tham đồng cung) - con không hiển đạt (nếu gặp Phá, Sát, Tham) trừ trường hợp nếu có Phủ và Tướng đồng cung
c. ở Tài: Rất tốt nếu gặp Phủ hay Tướng đồng cung: giàu có lớn, giữ được của. Tốt nếu Liêm Trinh ở Dần Thân: phải cạnh tranh mới được tiền, làm giàu chậm nhưng chắc chắn Nếu Sát đồng cung: thất thường Nếu Phá đồng cung: tiền bạc đi liền với tai ương Nếu Tham đồng cung: túng bấn, khổ vì tiền, bị kiện vì tiền
d. ở Tật: Xem mục 5b và 6b.
e. ở Di: Rất tốt nếu đơn thủ ở Dần Thân, hoặc đồng cung với Phủ hay Tướng: được quý nhân giúp đỡ, được kẻ dưới trọng vọng, tài lộc dễ kiếm, có danh giá, trấn áp được tiểu nhân (Tướng đồng cung). Ngoài ra, rất bất lợi vì: - may rủi đi liền nhau (Phá đồng cung) - gặp nhiều tai nạn gươm đao (Sát đồng cung) - bị hình tù, ám hại (Tham đồng cung)
f. ở Nô: Thường hay bị nói xấu, làm ơn nên oán.
g. ở Quan: Rất tốt vì Liêm Trinh rất hợp với quan lộc tại Dần Thân, hoặc đồng cung với Phủ hay Tướng: võ nghiệp vinh danh, kiêm nhiệm cả chính trị, có uy quyền, được người kính nể. Với các sao khác thì: - thăng giáng thất thường và chậm thăng, chậm công danh (Sát đồng cung), may rủi liền nhau. Nếu bỏ quan trường thiên về kinh doanh, kỹ nghệ thì tốt hơn. - bất toại chí trong quan trường (Phá đồng cung) - công danh thấp, bị hình ngục (Tham đồng cung)
i. ở Điền: Tại Dần Thân hoặc có Tham đồng cung: tổ nghiệp di sản bị phá tán hoặc không được hưởng, rất bực mình vì điền sản, về già cũng không có nhà ở cố định Đối với các trường hợp khác thì: - hoặc được hưởng của di sản mà không giữ được (trường hợp Phủ đồng cung) - hoặc tự lập, vất vả ban đầu, sau mới khá giả (Sát hay Phá đồng cung) - hoặc nhà đất trước ít, sau nhiều (Tướng đồng cung) Nói chung, Liêm Trinh nói lên sự khó khăn buổi đầu, ôn hòa hơn về sau.
k. ở Phụ: Đồng cung với Phủ hay Tướng thì cha mẹ khá giả. Tại Dần Thân, Tham đồng cung: cha mẹ nghèo Sát, Tham đồng cung: mồ côi sớm Tại Dần Thân, Phá đồng cung: khắc cha mẹ Phá Tham đồng cung: cha mẹ bị tai nạn
l. ở Hạn: - Liêm Tham Tỵ Hợi: bị tù hình. Gặp Hóa Kỵ hay Tuần Triệt thì giải được - Liêm Tham Sát Phá: bị đau, bị oán trách - Liêm Phá đồng cung bị Kiếp Kình: kiện, tù, ám sát - Liêm Kình hay Đà: rủi ro nhiều, ưu tư lắm - Liêm Hình, Kỵ, Kình hay Đà: bị ám sát, lưu huyết thanh toán
Cự Môn
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
CỰ MÔN Bắc đẩu tinh . âm . thủy
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Mão, Dậu - Vượng địa: Tý, Ngọ, Dần - Đắc địa: Thân, Hợi - Hãm địa: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Tỵ
2. Ý nghĩa cơ thể: Về cơ thể, Cự Môn là cái miệng. Nếu gặp Hỏa hay Linh thì miệng méo. Tuy nhiên, nếu cung tật có Cự Môn thì bệnh tật lại liên quan đến bộ phận sinh dục.
3. Ý nghĩa tướng mạo: Dù đắc hay hãm địa, Mệnh có Cự Môn thì "thân hình đẫy đà, thấp, da trắng, mặt vuông vắn, đầy đặn, mắt lộ".
4. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Cự Môn đắc địa: - thông minh, có khả năng phán xét tinh vi - nhân hậu - mưu trí - có tài hùng biện - đặc tính trội nhất. Đi với nhiều sao chỉ về ngôn ngữ (Hóa Khoa, Xương, Văn Khúc, Thái Tuế, Lưu Hà), năng khiếu này càng sắc bén. Người có Cự Môn tọa thủ ở Mệnh có năng khiếu về chính trị, tư pháp và ngoại giao, đặc biệt là khi đi kèm với các sao chủ về chính trị và tư pháp như Tang, Hổ, Thái Tuế, Quan Phù, Khốc, Hư. Đặc biệt, sao Cự Môn có hai vị trí rất đẹp ở Tý và Ngọ chỉ học lực cao rộng, tài cao, đồng thời với đức độ. (cách Thạch Trung ẩn Ngọc). Tuy nhiên, muốn đắc thời phải có một trong những điều kiện: Hóa Lộc đồng cung, Tuần/Triệt án ngữ, Đại/Tiểu Hao đồng cung - người rất rực rỡ về tài, đức, phú và quý. Nếu không được một trong những điều kiện trên mà phải đồng cung với Lộc Tồn thì là người đa học, đa năng nhưng không gặp thời.
b. Nếu Cự Môn hãm địa (Cự ám hay ám Không): - kém thông minh, hay nhầm lẫn - ăn nói vụng về, khoác lác nên hay bị miệng tiếng, cãi vã - đặc tính nổi bật - không thích giao thiệp, ít bạn bè. - hay thay đổi thất thường - đa nghi, gian quyệt, tham lam - bất đắc chí, bất mãn Riêng đối với phái nữ, còn có thêm ý nghĩa: - điêu ngoa lắm điều - đố kỵ, ghen tuông - đa dâm Tuy nhiên, có ngoại lệ với hai tuổi Quý và Tân. Gặp hai tuổi này dù Cự Môn hãm địa, những tính xấu kể trên bị giảm nhẹ đi nhiều, đặc biệt là có óc thông minh.
5. Ý nghĩa tài lộc: Nếu đắc địa, Cự Môn chỉ sự giàu sang, có uy danh. Đàn bà thì tài giỏi, đảm đang, lợi chồng. Nếu hãm địa thì vất vả, khổ sở, nhất là khi Cự Môn tọa thủ ở Thìn Tuất. Tuy nhiên, có ngoại lệ đối với hai tuổi Quý và Tân gặp Cự Môn hãm địa ở Thìn Tuất và hai tuổi ất, Bính gặp Cự Môn hãm địa ở Sửu Mùi thì đều hiển đạt, khá giả.
6. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa
Nếu đắc địa, Cự Môn có ý nghĩa phúc thọ.
Nếu hãm địa, ý nghĩa xấu rất nặng nề: - hay bị khẩu thiệt, miệng tiếng - hay bị kiện cáo, tù tội - hay bị tai nạn - hay bị bệnh nan y (nhất là ở bộ phận sinh dục) - yểu tử, nếu không bỏ quê nhà tha phương cầu thực - đàn bà thì khắc chồng hại con
Cũng có ngoại lệ đối với bốn tuổi Quý, Tân, ất và Bính: tai họa sẽ bị chiết giảm đi nhiều.
Cự Môn rất kỵ sao Hóa Kỵ, dù là đắc địa. Nếu hai sao này đồng cung sẽ gặp nạn chết đuối, đụng xe hay tai nạn trinh tiết.
Ngoài ra, Cự Môn hãm địa có thêm các sát tinh như Kình, Đà, Không, Kiếp, Linh, Hỏa và hình tinh như Thiên Hình thì tai họa bệnh tật rất nặng và thường phải yểu tử và chết thảm.
7. Ý nghĩa Cự Môn và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Cự, Nhật đồng cung ở Dần: vinh hiển và danh giá suốt ba đời (ông, cha, mình). Nếu ở Thân thì không bằng ở Dần, chỉ khá giả thôi, trước có công danh, sau mới có tiền bạc.
- Nếu thêm Quyền, Phượng: sự tốt đẹp tăng thêm. Tuy nhiên, nếu gặp Lộc Tồn thì xấu: suốt đời bất đắc chí.
- Mệnh được Cự Nhật đồng cung chiếu: cũng được tốt đẹp như Cự, Nhật tọa thủ.
- Cự Cơ ở Mão và Dậu: có quan chức lớn, tài lộc dồi dào (đại phú). ở Dậu thì kém hơn ở Mão. Đặc biệt bốn tuổi ất, Kỷ, Bính, Tân thì càng thịnh đạt về cả hai mặt phú và quý.
- Nếu có thêm Đại, Tiểu Hao: rất giàu có và uy quyền, danh tiếng lừng lẫy, nhưng tính tình phóng đãng, ăn tiêu hoang phí.
- Cự Khoa ở Thìn Tuất: có biệt tài về ăn nói, có khả năng du thuyết
- Tuổi Tân, Mệnh ở Tứ Mộ, Cự tọa thủ: vẫn khá giả dù Cự hãm địa. Nếu thêm Tả, Hữu thì tai họa bị chiết giảm nhiều dù cho có Hóa Kỵ đồng cung.
b. Những bộ sao xấu: - Cự hãm, Kình, Đà: người yếu đuối, bị bệnh nan y. Nếu không bệnh thì trộm cắp, đàng điếm, phá hoại; nữ thì lăng loàn.
- Cự, Hỏa, Linh: rất xấu, có thể bị chết thảm nếu hạn xấu.
- Nếu thêm Kình hay Đà: có thể tự tử bằng cách tự trầm hay thắt cổ. Nếu không, chân tay bị tàn tật, bỏng nặng.
- Cự ở Tý Ngọ gặp Lộc Tồn đồng cung: có học, có tài nhưng bất đắc chí vì không gặp thời.
- Cự ở Hợi Tý gặp Lộc Tồn đồng cung: không phát huy được tài năng, người có cao vọng nhưng bất toại chí.
- Nữ mệnh có Cự Kỵ: con gái thì thất trinh, đàn bà thì thất tiết.
- Cự Tham Hao: bị tù tội
8. Ý nghĩa của Cự Môn ở các cung:
a. ở Tật: - Cự Kỵ: chết đuối (hay Cự Tham Riêu) - Cự, Kình, Hỏa đồng cung: bệnh do tửu sắc gây nên. Về mặt bệnh lý, Cự Môn ở Tật thì có bệnh ở hạ bộ, mặt thường có vết, lúc ít tuổi có nhiều mụn nhọt.
b. ở Di: - Cự Môn: bị khẩu thiệt, thị phi - Cự, Hỏa, Linh: chết đường vì tai nạn nguy hiểm Nếu đắc địa, ra ngoài được vì nể, tín nhiệm, dễ kiếm tiền
c. ở Nô: - Cự Môn: tôi tớ, bạn bè hay nói xấu, oán trách - Cự Môn hãm địa: bị phản bội
d. ở Điền: - Cự Cơ ở Mão Dậu: rất nhiều nhà cửa
e. ở Phúc: - Cự Cơ: được hưởng phúc thọ, phú quý, họ hàng giàu có quý hiển. - Nếu Cự hãm: giảm thọ, suốt đời chật vật, bất toại, hay mắc tai nạn, kiện tụng, tha phương cầu thực.
f. ở Phụ: - Cự Môn: cha mẹ bất hòa dù đắc hay hãm địa - Tại Hợi, Tý, Ngọ: cha mẹ giàu nhưng khắc tính với con - Tại Tỵ: cha mẹ xa cách nhau, nếu không cha hay mẹ chết sớm. - Tại Thìn Tuất: cha mẹ bỏ nhau - Tại Dần: cha mẹ giàu có, quý hiển, sống lâu
g. ở Phu Thê: - Cự Môn ở Tý, Ngọ, Hợi: vợ chồng đẹp đôi, quý hiển nhưng hay bất hòa. - Tại Thìn, Tuất, Tỵ: vợ chồng bỏ nhau. Trai hay gái phải nhiều lần lập gia đình.
i. ở Tử: - Cự Cơ: có con dị bào, cùng mẹ khác cha - Cự, Phá, Quả: sát con
k. ở Tài: - Tại Hợi, Tý, Ngọ: phát tài, tay trắng làm nên - Tại Dần: giàu có lớn, dễ kiếm tiền. - Tại Thân: vất vả hơn nhiều so với tại Dần - Tại Thìn Tuất: tiền tài khi vào khi ra, bị mất của vì kiện tụng (như Cự Đồng đồng cung). - Cự Cơ: kinh doanh buôn bán nên rất giàu có.
l. ở Quan: - Tại Tý Ngọ: văn võ kiêm toàn. Có nhiều tài năng, nhất là khoa ăn nói, mưu trí, tài tổ chức, được người trọng vọng vì lời nói. - Tại Hợi: có công danh nhưng có cao vọng - Tại Tỵ: công danh trắc trở, chức nhỏ, hay gặp tai nạn - Tại Thìn Tuất: sự nghiệp về sau mới phát. Có tài xét đoán, lý luận nhưng thường bị thị phi, oán trách.
m. ở Hạn: - Cự Kỵ: tai nạn dưới nước hay xe cộ - Cự Môn: bị tai tiếng, kiện tụng - Nếu sáng sủa: Cự là quyền tinh, tất dễ thăng tiến, được tín nhiệm, có kiện tụng cũng thắng. Riêng tại Hợi gặp Lộc thì có nhiều tiền của nhưng có thể bị hao hụt nếu mưu đại sự. - Nếu xấu xa: bị thị phi, tai tiếng, hao tài, đau yếu, có tang; có thể bị bãi chức và bị tai nạn xe cộ. Nếu đại hạn cũng xấu thì chết. - Cự Tang Hỏa Linh: đau ốm, tán tài, có tang, có thể bị cháy nhà.
Tham Lang
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
THAM LANG Bắc đẩu tinh . âm . thủy đới kim
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Sửu, Mùi - Vượng địa: Thìn, Tuất - Đắc địa: Dần, Thân - Hãm địa: Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu
2. Ý nghĩa cơ thể: Tham Lang là cái nách. Nếu gặp Hóa Kỵ thì hôi nách.
3. Ý nghĩa tướng mạo:
a. Nếu Tham Lang đắc địa: Đương sự có thân hình cao lớn, vạm vỡ, da trắng, mặt đầy đặn, nhiều lông, tóc, râu rậm rạp. Riêng trường hợp miếu địa, có nốt ruồi kín.
b. Nếu Tham Lang hãm địa: Thân hình cao vừa tầm, hơi gầy, da thô, xấu, mặt dài nhưng không đầy đặn, tiếng nói vang, cổ cao.
4. Ý nghĩa bệnh lý: Tham Lang hãm địa chỉ: sức khỏe kém, nhiều bệnh, ở mắt, ở bộ máy tiêu hóa hoặc ở bộ phận sinh dục. Nếu đi cùng với các sao xấu, nhất là sát tinh (Hóa Kỵ, Thiên Hình) thì các loại bệnh nói trên càng thêm chắc chắn.
Tham ở Dần Thân: bệnh ở chân Tham Đà ở Dần Thân: ăn uống sinh bệnh khó chữa Tham ở Tý Ngọ: chơi bời mắc bệnh Tham Kỵ đồng cung: bị thủy tai, chết đuối Tham Riêu: bệnh phong tình, bị thủy tai
5. Ý nghĩa tính tình: Nói chung, hai ý nghĩa nổi bật nhất là lòng tham dục và số đào hoa.
a. Nếu Tham Lang đắc địa: - khá thông minh - trung hậu - hiếu thắng, tự đắc - ưa hoạt động - có óc kinh doanh, có tài tổ chức - lòng tham dục vô bờ bến, hay mưu tính những chuyện to lớn - nóng nảy, làm gì cũng muốn chóng xong, nhưng chỉ chuyên cần siêng năng buổi đầu, rồi về sau sinh lười biếng chán nản, bỏ dở. Tính bất nhất. - thích ăn ngon mặc đẹp, chơi bời cho thỏa chí. Tham Lang vốn là sao đào hoa và sao dâm dục nên nếu kèm thêm Riêu, Mộc, Cái, Đào, Hồng thì đó là hạng play boy/girl rất hỗn tạp.
b. Nếu Tham Lang hãm địa : - gian hiểm, dối trá, ích kỷ, hiểm độc - tham lam, có nhiều dục vọng, hay ghen tuông - không quả quyết, không bền chí, yếm thế (Mão Dậu) - hay chơi bời, se sua, sa đọa, dễ động tình, dâm dật hay lăng loàn, đối với cả nam lẫn nữ. - đa nghi, gian quyệt, tham lam - bất đắc chí, bất mãn
Riêng đối với phái nữ, người có Tham Lang hãm địa rất dễ sa ngã, hư đốn, có chồng mà còn đa mang, ngoại tình. Đi kèm với Liêm, Đào, Hồn, Mộc, Cái, Riêu, Kỵ thì rất có thể là gái giang hồ hoặc ít nhất tính nết hết sức dâm đãng, bạc tình.
Ngoài ra, vì đặc tính tham dục của Tham Lang nên người nào có sao này thủ mệnh thường là kẻ gian, xấu máu về tiền bạc, tửu sắc, quyền hành.
6. Ý nghĩa tài lộc:
a. Nếu Tham Lang đắc địa trở lên thì giàu sang. Vì Tham Lang là sao Bắc đẩu nên càng già càng thịnh vượng, an nhàn, sung sướng. Nếu có thêm cát tinh thì mức tài lộc, công danh càng tăng. Nếu đồng cung với Kỵ thì buôn bán mà giàu có.
b. Nếu Tham Lang hãm địa: có óc kinh doanh, thường chuyên về kỹ nghệ, thương mại, thủ công nhưng tài lộc, công danh chật vật.
Nhưng dù miếu, vượng, đắc hay hãm địa, hoặc gặp Kỵ hay Riêu đồng cung thì thường bị giam cầm (nếu thiếu sao giải) hoặc hay bị tai nạn sông nước.
7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa
Nói chung, Tham Lang đi cùng với ác và sát tinh là phá cách, tai họa nhiều thêm.
Đắc địa thì sống lâu, dù thiếu thời vất vả. Nếu hãm địa thì nhiều bệnh, hay bị giam cầm, nếu không bỏ quê hương cầu thực thì yểu, cô độc.
Riêng Tham Lang ở Mão Dậu là người yếm thế, làm việc gì cũng thất bại và hay gặp sự chẳng lành. Người này chỉ có chí hướng đi tu. Nếu gặp thêm sát tinh hay Kỵ, Hình thì hay bị nạn khủng khiếp, giam cầm và yểu tử.
8. Ý nghĩa của tham lang và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Tham Hỏa đồng cung miếu địa hay Tham Linh đồng cung miếu địa: phú quý tột bực, danh tiếng lừng lẫy. Rất hiển đạt về võ nghiệp. Rất tốt cho hai tuổi Mậu, Kỷ.
- Tham Sinh ở Dần Thân: sống rất lâu.
- Tham Vũ đồng cung ở Tứ Mộ: phát phúc và giàu sang từ 30 tuổi trở đi nhưng phải có thêm cát tinh nhiều ở Mệnh. Nếu thêm cả Hỏa Linh thì rất quý hiển Nhưng nếu cung Thân ở Tứ Mộ có Tham Vũ thì lại là hạ cách, không quý hiển được, nhất là thiếu cát tinh.
- Các cách trên nếu có thêm sao tốt như Khoa, Quyền, Lộc, Xương, Khúc, Tả, Hữu thì rất tốt cả về công danh, tài lộc, phúc thọ, tâm tính.
b. Những bộ sao xấu: - Tham Vũ đồng cung gặp Phá Quân: lụy thânvì sa đọa tửu, sắc
- Tham Liêm đồng cung ở Tỵ, Hợi: con trai đàng điếm, du đãng, con gái dâm dật đĩ thõa, giang hồ. Chỉ có sao Hóa Kỵ hay Tuần Triệt mới hóa giải được bất lợi này.
- Tham Liêm ở Dần Thân gặp Văn Xương đồng cung: phải có phen bị tù hình khổ sở (nếu thiếu sao giải).
- Tham Liêm Tuyệt Linh đồng cung: suốt đời cùng khổ hoặc chết non.
- Tham Liêm Kình Kiếp Không Hư, Mã: như trên
- Tham gặp sát tinh (thiếu cát tinh): hạ cách (đồ tể, hàng thịt, trộm cắp, gian lận vô dụng); đàn bà thì dâm dật, đĩ thõa, suốt đời nghèo khổ (ăn mày).
- Tham Kình (hay Đà đồng cung) ở Tý Hợi: giang hồ, lãng tử, chơi bời lang thang hay hoang đàng. Nếu ở Dần thì còn bị đánh đập vì chơi bời.
- Tham Sát: trai trộm cướp, gái giang hồ; nếu thêm hung tinh thì nguy hiểm càng tăng.
- Tham Sát Tang Hổ ở Dần, Ngọ: bị sét đánh, thú cắn
- Tham Không Kiếp ở Mão Dậu: đi tu phá giới
- Tham Đào, Tham Hồng hay Tham Liêm: dâm đãng, lăng loàn. (Nếu gặp Tuần Triệt thì đoan chính).
c. Vài biệt cách: - Tham Vượng Quyền ở Hợi Tý: rất giàu sang, nhất là đối với hai tuổi Giáp, Kỷ
- Tham Kỵ ở Tứ Mộ: buôn bán đa đoan, xuôi ngược nhưng rất giàu
9. Ý nghĩa của tham lang ở các cung:
a. ở Mệnh: Có Tham ở Tứ Tuyệt (Tý, Ngọ, Mão, Dậu): tất cả đều là hạng trộm cắp, gian xảo Tuổi cung an mệnh Thân, Tý, Thìn Tý Dần, Ngọ, Tuất Ngọ Hợi, Mão, Mùi Mão Tỵ, Dậu, Sửu Dậu
b. ở Phu Thê: Thông thường, vợ là trưởng nữ, tính hay ghen. - Nếu ở Thìn Tuất, vợ/chồng tài giỏi, giàu sang, nhưng gái thì ghen, chồng thì ăn chơi. Có thể hình khắc nếu lập gia đình sớm. - Nếu ở Dần Thân, vợ hay chồng ghen tuông, dâm đãng và bạc tình, hôn nhân rất chóng thành nhưng cũng dễ rã. - Đồng cung với Tử Vi thì tốt nếu muộn gia đạo. - Đi với Liêm thì gia đạo hình khắc, dễ lấy, dễ bỏ, chồng nghèo hay có lần phải bị hình tù. - Đồng cung với Vũ Khúc thì muộn gia đạo hoặc phải lấy người lớn tuổi hơn nhiều, vợ chồng tháo vát nhưng có thể hình khắc nếu sớm hôn nhân.
c. ở Tài: - Nếu ở Thìn Tuất thì chóng phát đạt, nhất là về già. Cùng với Vũ Khúc thì chỉ phát được lúc già, sau 30 tuổi. - Đồng cung với Tử Vi t hì tầm thường. - Đồng cung với Liêm hoặc Tham ở Tý Ngọ thì túng thiếu. Riêng với Liêm thì âu lo về sinh kế, phải bị tai họa vì tiền bạc (tù, kiện tụng).
d. ở Di: Chỉ tốt ở Thìn Tuất: sinh kế dễ dàng nhờ gặp quý nhân. Nếu không, với các sao khác như Tử Vi, Liêm Trinh thì bất lợi hay bị tai nạn vì kiện tụng, tù tội, tiểu nhân. Tại Tý Ngọ và Dần Thân cũng không hay. Đặc biệt với Vũ Khúc thì phát tài nhờ buôn bán, đương sự là phú thương.
e. ở Quan: Tại Tý Ngọ Dần Thân, thường là quân nhân, chức vị tầm thường, công danh nhỏ thấp, thất thường. Tại Tý Ngọ thì tham nhũng, nếu buôn bán thì lại thịnh vượng. Đồng cung với Liêm thì cũng là võ nghiệp nhưng thấp kém lại hay bị hình tù. Với Tử Vi thì bình thường. Nếu đồng cung với Vũ Khúc thì là doanh thương đắc phú, nhất là về hậu vận. Làm viên chức thì không bền.
f. ở Phúc: Tại Thìn Tuất và đặc biệt đi với Vũ Khúc thì tốt đẹp, hưởng phúc thọ, nhất là về già. Họ hàng cũng hiển vinh, nhất là nghiệp võ hay buôn bán, thường tha phương lập nghiệp. Còn ở Dần Thân Tý Ngọ, đồng cung với Tử Vi thì kém và bạc phúc, dòng họ ly tán, sa sút, có khi dâm đãng. Riêng với Liêm thì nhất định yểu, hay họa vì hình tù kiện tụng truyền kiếp, họ hàng ly tán, cơ hàn.
g. ở Tử: Tham Lang ít hợp với tử tức. Cho dù ở Thìn Tuất cũng không đẹp vì con bất mục và xung khẵc. Tại các cung khác thì hư hỏng, phá của, muộn con.
i. ở Hạn: Nếu Tham nhập hạn ở Tứ Mộ thì hoạnh phát tài danh, nhất là khi có thêm Linh Hỏa hội chiếu. - Tham Vũ Lộc Mã: được nhiều tiền và có danh chức. - Tham Hồng Đào: lập gia đình. Nếu Tham hãm địa thì hao tiền, phóng đãng, có thể bị tù hay họa. Gặp thêm sát tinh, càng thêm nguy kịch.
Phá Quân
Bài từ thư viện điện tử mở VLOS.
PHÁ QUÂN Bắc đẩu tinh . âm . thủy
1. Vị trí ở các cung: - Miếu địa: Tý, Ngọ - Vượng địa: Sửu, Mùi - Đắc địa: Thìn, Tuất - Hãm địa: Mão, Dậu, Dần, Thân, Tỵ, Hợi Phá Quân là hung và hao tinh, thích hợp với nam giới hơn là nữ giới. Nói chung, nữ giới gặp sao này thường bị những bất trắc về tình duyên, gia đạo vì Phá Quân chủ về phu thê, hao tán.
2. Ý nghĩa cơ thể: Phá Quân không chỉ một bộ phận nào trong cơ thể. Tuy nhiên, vì là sao hao nên Phá Quân có nhiều ý nghĩa về bệnh lý khi đi song với các sao cơ thể khác.
3. Ý nghĩa bệnh lý: Tọa thủ ở cung Tật, Phá Quân có nghĩa máu nóng, hay bị mụn nhọt, ghẻ lở. - Phá Hao Mộc Kỵ: có ung thư, nếu không cũng phải mắc bệnh cần phải mổ xẻ mới qua khỏi được. - Phá Riêu Hồng: bệnh mộng tinh - Phá Hỏa, nhất là ở cung Ngọ: rối trí, điên
4. Ý nghĩa tướng mạo:
Người có Phá Quân thủ mệnh thì "thân hình đẫy đà, cao vừa tầm, da hồng hào, mặt đầy đặn, mắt lộ, hầu lộ, lông mày thưa"
Nếu hãm địa hay đắc địa thì hơi thấp.
5. Ý nghĩa tính tình:
a. Nếu Phá Quân miếu, vượng và đắc địa: - thông minh - cương nghị, quả cảm - tự đắc, hiếu thắng, ưa nịnh hót - có thủ đoạn, yếm trá, đa mưu - can đảm, dũng mãnh - ham hoạt động, thích đi xa, ham săn bắn
b. Nếu Phá Quân hãm địa: - ương ngạnh, ngoan cố, ngỗ ngược - hiếu thắng - hung tợn, hồ đồ, bạo tính - nham hiểm, bất nhân - có óc kinh doanh - khéo tay. Đàn bà thì dâm dật, độc ác, lăng loàn
6. Ý nghĩa công danh, tài lộc: Nói chung, Phá Quân dù đắc địa cũng còn bản chất phá tán, tiêu hao nên dù cho có ý nghĩa tốt, cái tốt đó cũng thăng trầm, không lâu bền. Vì vậy, Phá Quân đắc địa thì được giàu sang nhưng gặp nhiều thăng trầm thất thường, khi được, khi mất. Riêng đối với các tuổi Đinh, Kỷ, Quý, Phá Quân lại tốt: có phú quý song toàn, uy quyền hiển hách. Còn đối với những tuổi Bính, Mậu, Dần, Thân, Phá Quân miếu địa tuy có hay nhưng hay mẵc tai họa. + Các sao hợp với Phá Quân miếu địa gồm: cát tinh (Xương, Khúc, Tả, Hữu, Tam Hóa), sát tinh đắc địa (Kình, Đà, Không, Kiếp) + Các sao phá hoại Phá Quân miếu địa gồm: sát tinh hãm địa, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình + Các sao phá hoại Phá Quân hãm địa gồm: sát tinh hãm đại, Đại Tiểu Hao, Hổ, Kỵ, Hình
Nếu Phá Quân hãm địa gặp sát tinh đắc địa thì được giàu sang nhưng chóng tàn hay bị tai họa.
Ngoài ra, Phá hãm ở Mão Dậu hợp với tuổi ất, Tân, Quý. Phá hãm ở Dần Thân, hợp với tuổi Giáp, Đinh, Kỷ. Phá hãm ở Tỵ Hợi hợp với tuổi Mậu. Trong ba trường hợp này thì đỡ lo về tai họa và tương đối khá giả. Các sao giải những bất lợi cho Phá Quân hãm địa gồm: Hóa Khoa, Tuần, Triệt, Nguyệt Đức.
7. Ý nghĩa phúc thọ, tai họa
Thông thường, ý nghĩa tai họa nhẹ nhất, dù là Phá miếu địa, là sự thăng trầm, thất thường của công danh tài lộc.
Chỉ riêng trường hợp Phá miếu địa được cát tinh hỗ trợ và sát tinh đắc địa hội chiếu thì mới tốt.
Nếu Phá miếu địa bị các sao khác phá hay Phá hãm địa đi kèm với các sao xấu thì hay mắc nạn, bị tù hình, giảm thọ, bị bệnh hoạn khó chữa, nghèo hèn, cô độc, phiêu bạt, chết thảm.
8. Ý nghĩa phá quân và một số sao khác:
a. Những bộ sao tốt: - Phá ở Tứ Mộ gặp Hình Lộc: uy quyền lớn, danh cao
- Phá, Phá Toái đồng cung: tiếng tăm lừng lẫy
- Phá, Khoa, Tuần, Triệt ở Thìn Tuất: thẳng thắn, lương thiện. Nếu thêm cả Nguyệt Đức càng tốt.
b. Những bộ sao xấu: - Phá ở Tý Ngọ: nsớm xa cách anh em, cha mẹ; nếu không cũng khắc vợ/chồng hoặc hiếm con, nhất là đối với phái nữ.
- Phá Tham Lộc Mã: trai đàng điếm, gái dâm dật. Cả hai đều vô hạnh, tuy có dư dả tiền bạc
- Phá Cái Đào: rất dâm dục, sát chồng, lăng loàn
- Phá Hỏa: phá sản, bán sạch tổ nghiệp
- Phá Hỏa Hao: bị tai nạn khủng khiếp. Nếu thêm Việt Hình thì chắc chắn chết thê thảm vì súng đạn.
- Phá Kình Tả Hữu ở Mão Dậu: người hết sức độc ác, đa sát, loạn thiên hạ, giết người không gớm tay.
- Phá Phục Hình Riêu Tướng Quân: vợ chồng ghen tuông đi đến chỗ giết nhau.
- Phá, Triệt, Cô: chết đường, bất đắc kỳ tử
9. Ý nghĩa của phá quân ở các cung:
a. ở Bào: - hiếm anh em, anh em bất hòa, xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - càng hiếm hơn và anh em ly tán hoặc có tật và bất hòa, nếu Phá ở Thìn Tuất, Dần Thân hay đồng cung với Tử, Liêm, Vũ
b. ở Phu Thê: Phá Quân thường chủ sự hao tán phu thê. Vợ ghen, chồng bất nghĩa. - vợ chồng khá giả tuy chậm phu thê và có thể có lần xa cách nhau nếu Phá ở Tý Ngọ - hình khắc, vì vợ lăng loàn hoặc vì chồng bất nghĩa nếu Phá ở Dần Thân; hình khắc nếu đồng cung với Tử - muộn phu thê hoặc phải chắp nối hai ba lần, nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Vũ. - bất hòa, xa cách, nghèo khó nếu Phá đồng cung với Liêm.
c. ở Tử: Thông thường có nghĩa hiếm con, xung khắc với cha mẹ dù ở cung nào và đi với sao nào.
d. ở Tài: - giàu có dễ dàng bằng kinh doanh táo bạo nếu Phá ở Tý Ngọ - tiền bạc ra vào bất thường nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Liêm - chật vật buổi đầu, về sau sung túc nếu Phá đồng cung với Tử hay Vũ - khó kiếm tiền, thu ít chi nhiều nếu Phá ở Dần Thân
e. ở Di: - được xã hội trong nể, dễ kiếm tiền, nhưng đôi khi mắc nạn nguy hiểm nếu Phá ở Tý Ngọ. - may rủi đi liền nhau, quý nhân và tiểu nhân đều có, nhiều tai ương, chết xa nhà nếu Phá ở Thìn Tuất. - ra ngoài gặp quý nhân, chết xa nhà nếu Phá đồng cung với Tử. - ra ngoài may ít rủi nhiều, chết xa nhà nếu Phá, Vũ, Liêm đồng cung. - hay bị tai nạn xe cộ, vì người ám hại, chết xa nhà, nếu Phá đơn thủ ở Dần Thân
f. ở Quan: - văn võ kiêm toàn, có quyền thế, đa mưu, hay át quyền nếu Phá ở Thìn Tuất - thành công trong nghiệp võ nhưng thất thường, lập thân trong thời chiến, gặp nhiều việc khó, nguy nhưng thành công, đa mưu, can đảm nếu Phá ở Tý Ngọ hoặc đồng cung với Tử Vi. - quân nhân chật vật, chức nhỏ nhưng nếu buôn bán thì đắc lợi nếu Phá ở Dần Thân hoặc đồng cung với Vũ, Liêm.
g. ở Điền: - Không có điền sản nếu Phá ở Dần Thân - có sản nghiệp buổi đầu rồi phá tan, về sau mới giữ của được nếu Phá ở Thìn Tuất hoặc đồng cung với Tử, Liêm, Vũ. - mua nhà đất rất nhanh chóng, nhưng cơ nghiệp sa sút về già, không giữ được di sản nếu Phá ở Tý Ngọ.
i. ở Phúc: Nói chung, đều có nghĩa họ hàng ly tán và riêng mình phải tha phương lập nghiệp. Nếu Phá ở Tý Ngọ thì được phúc, sống lâu; ở Thìn Tuất thì riêng mình không có phúc nhiều nhưng họ hàng quý hiển; ở Dần Thân thì kém phúc, bị họa, họ hàng sa sút; nếu đồng cung với Tử, Liêm hay Vũ thì vất vả, lao khổ, xa quê mới sống lâu.
k. ở Phụ: Chủ về hao tán, Phá ở vị trí nào cũng sớm mất cha hay mẹ, ít ra hai người xa cách hoặc bất hòa. Chỉ trong trường hợp Phá ở Tý Ngọ và đồng cung với Tử Vi thì cha mẹ khá giả. Còn lại thì không tốt.
l. ở Hạn: Nếu Phá sáng sủa thì hạn gặp tài, danh thành đạt. Ngược lại, nếu hãm thì rất nhiều tai họa (tội, tang, mất chức, bệnh) - Phá Tuế Kỵ: lo âu, bực dọc vì cạnh tranh, kiện cáo - Phá Liêm Hỏa: phá sản, bị tù, có thể chết - Phá Việt Linh Hình: bị súng đạn - Phá Tướng Binh Thai Riêu: bị phụ tình, đàn bà thì bị lừa gạt, thất trinh, thất tiết