Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Saturday, January 30, 2010

Xúc động chuyện bà lão đi ăn mày nuôi cháu học đại học

Chuyện một bà lão ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học

Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm tận tình dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà cho".
Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu, chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2, làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách... Ánh đèn điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ, cái giường tre trải chiếu manh thì thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".
Bà Nguyệt có một tấm lòng nhân ái đáng quý.
Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết gì về hoàn cảnh hai bà cháu nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà thì bà chỉ cần tiền đi xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.

Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng vì tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi còn chẳng dám ăn.

Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.

Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đã không được nhìn mặt mẹ, bố lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào Nam từ những năm 1945, sau này bà cũng chỉ nghe được rằng bố bà đã mất trong chiến tranh. Còn hai người anh trai của bà thì một người đi tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi phục viên thì đã thất lạc và đến tận bây giờ bà vẫn không có tin tức gì. Còn một anh trai thì lưu lạc ra nước ngoài sống cùng vợ con. Chỉ còn một mình bà ở lại, sơ tán từ Hà Nam lên Nam Định, tìm thuê nhà để ở và bắt đầu đi bán xôi kiếm sống qua ngày.

Khi đã bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đã đến, cuộc sống cô đơn buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích nhìn chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ý đến một đứa bé cứ sáng là bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.

Những hôm nhà trẻ nghỉ thì đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố, mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi chân tay tái đi vì lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó. Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho". Ông bố đồng ý, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 nghìn đồng gọi là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm thì trong một lần mang con đến gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó thì thôi, nó trẻ con thì biết gì thương với nhớ!".

Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tròn 15 tháng tuổi.

Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo là người gốc mãi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đã bỏ vào miền Nam kiếm sống.

Bà sống một mình, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả gì nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành lòng, anh trai của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà tìm cách trả lại đứa trẻ, nếu không thì từ mặt, không còn anh em gì nữa. "Tôi thì chẳng nghĩ được gì nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang thang thì tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như mình ngày xưa nữa. Thôi thì mình cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về tìm".

Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu mủ ruột thịt nhà mình: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên cũng ít khi khóc quấy hay đòi gì cả".

Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn vì sợ cháu đi học đói. Nhắc tới những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ vì tôi nghèo quá nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng có thịt cá gì, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".

Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lý do hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà thì ngày một già yếu đi, cái lưng cứ còng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ tình thương của xóm giềng - khi khỏe lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.

Bà bắt đầu ra các bến xe buýt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đã ra khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít thì bà chỉ dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương, nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn tiện nuôi cháu.

Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an phường Trần Hưng Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật gì không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi xin anh em có gì lại chủ động mang đến cho.

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà không khóc vì cơ cực mà khóc vì nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt thòi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo thì bà mới thấy vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường, tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của trường tức là cháu mình học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu còn thừa tận 5 điểm rưỡi đấy".

Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở Nam Định vì đi xa bà chẳng có tiền. Nhưng Thảo cứ nài nỉ bà cho lên Hà Nội với quyết tâm nếu bà không có đủ tiền chu cấp thì cô sẽ tìm việc làm thêm ngoài giờ như rửa bát, dạy thêm để có tiền đi học. Thế rồi trong những ngày hè nóng bức năm 2009, những người dân ở xóm lao động nghèo lại thấy cái cảnh một học sinh ngồi bàn học còn một bà lão lưng còng ngồi sau dùng quạt nan quạt cho cháu ôn thi.

Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc vì mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở mãi, rồi thì làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng bà cũng gom được 7-8 trăm nghìn đồng để đưa cháu lên Hà Nội.

Bà ơi, đừng khóc...

Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ còn thừa một phòng. Thương hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ trường cấp 1 và kèm cho em học.

Vì cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa, Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến trường và trưa thì ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng cô chú.

"Ngày đầu bà đưa lên nhập học thì cháu vui lắm vì lớp có nhiều bạn để chơi, nhưng đến tối ngủ một mình và buổi trưa không có cơm ăn thì cháu bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ Nam Định lên Hà Nội nhập học.

Phóng viên gặp Thảo trong căn phòng trọ nhỏ trên tầng 5, khu tập thể cũ đường Phương Mai, Hà Nội. Đôi mắt buồn, đầy tự ti và ái ngại - có lẽ, ở tuổi 18, cô bé đã bắt đầu cảm nhận được hoàn cảnh khó khăn của mình.

Những ký ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những chuyện bà Nguyệt đã kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức đêm trông cho học... Chỉ những chuyện bình dị đó thôi nhưng đã nói lên ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô cùng bình dị.

"Đến 4-5 tuổi là bà đã chẳng giấu gì nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rõ để nhỡ khi bà ốm đau già yếu có làm sao thì còn biết nguồn gốc của mình".

- Nếu có một ngày bố mẹ cháu tìm về đón cháu thì cháu có về ở với họ không?

- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà vì bà già rồi. Bà thương cháu lắm.

Thảo còn kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo vì đi học bị điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những ký ức tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:

- Thế nhớ bà thì Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà cũng khóc đấy.

- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà thì cố mà học thật giỏi để bà vui!

Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở Nam Định, chúng tôi ngoái lại nhìn cái bóng người già lưng còng trong túp lều lụp xụp mà lòng như thắt lại. Và nếu có ai đó đã mất niềm tin vào tình thương trên cõi đời này khi nghe về câu chuyện này, mong rằng sẽ cảm nhận được cuộc đời này còn nhiều yêu thương lắm.

Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết nghĩa "Thái Sơn" của lòng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: tình thương xuất phát từ trái tim của bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương thì luôn rung lên những điều kỳ diệu nhất

Thursday, January 28, 2010

THAM LANG ngôi sao tham vọng.

THAM LANG luôn luôn có THẤT SÁT tả hợp, PHÁ QUÂN hữu hợp nằm trong nhóm SÁT PHÁ THAM thuộc chòm THIÊN PHỦ. Hành Mộc âm tính (tuy nhiên 1 số sách cho hành thủy THAM LANG là tay chân của PHÁ QUÂN, nên THẤT SÁT kim sinh PHÁ QUÂN thủy sinh THAM LANG mộc, tạo thành cái thế tương sinh liên tục. Ví von cho dễ hiểu: THẤT SÁT thấy cái gì đó không rõ ràng, báo cho PHÁ QUÂN, ông nầy sai THAM LANG đến do thám).

Nhị hợp với THAM LANG luôn luôn có THIÊN ĐỒNG.

LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT SAU:

A. SĂN LÙNG, SĂN BẮT, TÌM KIẾM, THĂM DÒ, TÊN THÁM TỬ, THÁM BÁO, THAM KHẢO, THÁM HIỂM…

Săn lùng là THAM LANG. Bắt và thả là PHÁ QUÂN. Giết hoặc không là THẤT SÁT

THAM LANG chủ săn lùng như săn thú, săn bắt cá, săn bắt kẻ cướp...cho đến săn gái, săn trai. Săn lùng kho báu, thăm dò tìm hiểu, săn tin, săn ảnh… Còn bạn ham mê Tin Học có thể đang săn lùng tư liệu, phần mềm ưa thích. Điều quan trọng là thành hay bại, điều đó tốt hay xấu, quan trọng hay không, dễ hay khó? Điều quan trọng là săn lùng cái gì?

Kẻ săn lùng nhiều khi trở thành là kẻ bị săn nhất là có LIÊM TRINH dò xét ngầm đâu đó.

Ví dụ: Chào thám tử ông làm cái gì đó? Tui đang do thám lão Tham khảo kia kìa. Lão đang săn tìm mấy con côn trùng làm gì nhỉ. Nghi quá đi hay là ông ấy giả bộ để khám phá có lối đột nhập vào nhà thằng ‘thăm dò thị trường’ kia. Anh Đình có hiểu không? Không hiểu chi hết, có chăng mấy từ anh nói là ngôi sao THAM LANG đó.

Trên là những từ tốt vô hại khi nói về ngôi sao nầy. Ghét người ta nói khác. Nói sao? Đồ loài chó săn chõ mũi vào nhà của bà, cái đồ mọt sách chứ tham với khảo cái ngữ gì? Bà phanh phui cho mà thấy, đừng mơ ước chuyện tìm hiểu con gái của bà. Lá ngọc cành vàng đấy!

B1. HAM MUỐN, HÁM, HẠM, HAM THÍCH, MONG MUỐN, MƠ ƯỚC, ƯỚC MUỐN, MÊ, ĐAM MÊ, ƯNG, THAM VỌNG, HY VỌNG, KHÁT VỌNG…

HY VỌNG là THAM LANG, THẤT VỌNG là THẤT SÁT khi xấu.

Ham muốn có những ham muốn tốt và ham muốn xấu, như đam mê học hành còn gọi là hiếu học, đam mê quyền lực, mong muốn làm giàu chân chính. Có nhưng mơ ước nhỏ nhoi, có những ước mong đôi khi rất tầm thường, rất dễ thương… có khi lại không thực hiện được. Như mong được yên thân, mong có tấm chồng, mong có dâu hiền, rễ thảo, con ngoan mong muốn được ăn no ngủ yên, được ở nơi mình thích. Thế thôi, mấy ai mơ ước thiên đàng. Vẽ chi lắm chuyện. Điều quan trọng là ham muốn ấy tốt hay xấu có làm hại thanh danh lợi ích người khác không? Vì vậy THAM LANG cần thiết gặp TUẦN để biến ham muốn thành chính đáng, gặp TRIỆT để trừ bỏ ham muốn xấu xa. Nếu có cả TUẦN và TRIỆT càng hay vì 2 sao nầy chỉ cái đúng cần theo, cái sai cần bỏ hay nhất và hợp nhất với THAM PHÁ.

Đáng nói khi đạt cái ước muốn nầy, lại mong cái khác thành ra cả đời con người không bao giờ hết mơ ước nguyện cầu. Cho nên có người than rằng:

Chúng ta có quá nhiều ước muốn, lắm khi ước muốn nầy mâu thuẫn với ước muốn khác”.

Vì thế mỗi người trong chúng ta không ai giống ai khi bày tỏ lòng ham muốn. Có giống nhau chăng là chỗ đa phần vô hại.

B2. BẨM BÁO, TÂU BÀY, TON HÓT, THAM MƯU, CỐ VẤN.… THAM GIA, THAM DỰ, CAN THIỆP, CHEN VÀO, CAN DỰ VÀO

Tuỳ cách, tùy tình cảm mà dùng từ. Tốt là Tham Mưu, Cố Vấn giỏi...

Ví dụ: Mắc chi anh can dự vào việc gia đình tôi. Không ai muốn anh chen vào khi tôi nói. Mỹ can thiệp vào IRAQ …THAM LANG là sao luôn có THIÊN ĐỒNG nhị hợp. Ưa can dự vào việc người khác cho nên dễ mang tiếng ton hót, nịnh bợ. Như trường hợp THAM gặp TẤU THƯ. Tốt là được quyền, được mời tham gia tham kiến, tham mưu, tham tấu, tham dự… xấu là ton hót. Lôn xộn là ai bảo anh can thiệp, can dự vào, chen vào…

B3. THAM NHŨNG, ĐÀN HẶC, SÁCH NHIỄU, NHŨNG NHIỄU

Đi với sao xấu như TANG MÔN là tham ô, đi với HÀ SÁT là tham nhũng, rất cần gặp TUẦN và TRIỆT chế ngự. Một THAM LANG ngộ THIÊN KHÔNG dù có đắc địa cũng mất tác dụng, phản tác dụng. Đây là trường hợp THAM LANG là kẻ tham ô, tham nhũng, hạch sách để kiếm ăn

B4. DỊ THIỆN, DỊ ÁC:

THAM LANG là sao dễ dàng sa ngã gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Cho nên nói đến THAM LANG ta dễ bắt gặp một con người dễ tốt làm việc nghĩa nhưng đồng thời cũng là con người xấu làm việc ác, như một con sói tham lam. Người có mặc cảm với THAM LANG gọi nó là sài lang (theo người viết sài là con sói, lang là con beo. Nhưng theo 1 số từ điển cả 2 từ nầy đều chỉ chó sói). Vì lý do tam hợp với THAM LANG luôn luôn có SÁT PHÁ thôi thúc. Vì vậy cần nhất một THAM LANG thấy TRIỆT và cả SÁT PHÁ cùng thấy TRIỆT để trừ bỏ đi những tham vọng sai lầm.

C. GẢ TRUNG NIÊN.:

THAM LANG là gả trung niên có nhiều tham vọng đang khám phá, đối lập với LIÊM TRINH cô gái trong sáng, liêm khiết. Mỗi ngôi sao nhất là chính tinh. Điều mang trên mình nó những động thái như mục A, một tình cảm như mục B và một hình tượng về người hoặc đồ vật như mục C và năng khiếu như mục D

D. KHÉO, GIỎI.

THAM LANG là sao chủ khéo, giỏi trong nhóm SÁT PHÁ THAM mà khả năng đặc biệt của THAM LANG đã đề cập ở trên như tham mưu, ăn nói, tìm hiểu... (SÁT PHÁ vụng về trong ăn nói, có nói chẳng qua là THAM LANG nói). Nếu đi với cát tinh THAM LANG là tay trung niên tài năng đầy mình kinh nghiệm. Vì vậy cách THAM VŨ rất hay chủ: gả trung niên tài năng.

LƯƠNG THỰC, LƯƠNG TIỀN:

Là sao chăm lo lương thực, lương tiền cho nhóm SÁT PHÁ THAM. Cũng như THIÊN LƯƠNG lo cho nhóm CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG, VÚ KHÚC cho nhóm TỬ PHỦ VŨ TƯỚNG. Đây là những điều mới nghe qua cho là lạ lùng nếu không có THAM LANG lấy lương thực, lương tiền đâu mà ăn. Bên nầy Lương thực nhị hợp bên kia THIÊN ĐỒNG là cái bụng. Và THAM LANG hay THAM LƯƠNG đều là một. Thế là hết thắc mắc.

SO SÁNH nét Tương Đồng của 3 sao:

THIÊN ĐỒNG là đồng minh của ai đó, luôn luôn kề cận với ai đó. Bên cạnh THIÊN ĐỒNG thường có 1 người, bạn bè, anh em con cái để trò chuyện. THAM LANG là kẻ tham gia, kẻ tham chiến nhưng nhất thiết không phải có người bên cạnh như THIÊN ĐỒNG.

THIÊN TƯỚNG luôn luôn có một đối tượng để làm việc, có thể là đối tác, địch thủ, hoặc kẻ mình thương để công việc tiến hành. Từ đồng minh chỉ có với THIÊN ĐỒNG. THAM LANG với THIÊN TƯỚNG chỉ dùng từ có thể. Đó là nét so sánh của 3 sao ĐỒNG, THAM, TƯỚNG. Khi Hạn hay MỆNH đứng ở 1 trong 3 sao nầy, Hạn đến 1 trong 3 sao kia tính chất đồng minh, tham gia, tương trợ rất mạnh.

THAM LANG cần gặp và kị gặp

v THAM LANG HỢP VỚI CÁC SAO:

HOẢ TINH: Chủ phát phú, giàu rất nhanh

LINH TINH:Chủ phát quí ưa thích quyền lực nhất là có thêm HOÁ QUYỀN.

HOÁ KHOA nhất là có thêm QUYỀN học nghiệp tinh thông.

VĂN XƯƠNG: Quyết tâm làm bằng được

TUẦN: Định hướng tham vọng đi đúng nơi, tham vọng lớn

TRIỆT: Có thể là hay cũng có thể là dỡ mang ý TRỪ BỎ THAM VỌNG tức là không ham thích gì cả rất hợp với lá số tu hành. Các lá số TỬ VI nỗi danh đa phần THAM LANG bất kiến TRIỆT có tham vọng mới làm nên đại sự

v THAM LANG KỊ GẶP CÁC SAO:

KỊ DIÊU: Dễ gặp thuỷ tai, ăn chơi.

HÌNH phong lưu ăn đòn.

ĐÀ nhất là tại Dần cung

THÁI TUẾ đảo điên

ĐỊA KIẾP: Tại mệnh bấp bênh như thuyền trên sóng dựa vào câu:

‘’MỆNH trung ngộ KIẾP THAM do vi lãng lý hành thuyền.

THAM LANG khi tốt và khi xấu

v KHI TỐT:

Là tham mưu, cố vấn, vạch đường chỉ lối cho PHÁ QUÂN, THẤT SÁT hành động. Đi với Văn tinh là tham khảo là Thám Hoa (sau Trạng Nguyên, Bảng Nhỡn). Đi với Võ tinh lân bang cũng khiếp sợ (HOẢ KÌNH).

Lòng ham muốn làm những điều tốt đẹp, sẳn lòng tham gia không ngại, chia xẻ khó khăn với đồng minh.

Muốn là được.

Là kẻ ngao du đó đây vui chơi thoả lòng học hỏi

Là kẻ biết từ bỏ thói hư tật xấu, biết đâu đúng đâu sai

Là kẻ biết tìm ra cho mình một lối đi đúng hướng. Biết theo ai, biết bỏ ai.

v KHI XẤU:

Là sài lang hám ăn, ham uống, thích vui chơi, ăn ngon mặc đẹp, khoác lác, đảo điên. Lòng tham không đáy, lòng dâm vô độ. Thấy ăn là ăn, thấy uống là uống… Tên y là Thích Đủ Thứ.

Là kẻ tham ô của công, tham nhũng của dân, đàn hặc sách nhiễu kẻ cô thế. Để kiếm cái ăn

Là kẻ ton hót đặt điều, kiếm chuyện để nịnh bợ, nịnh trên nạt dưới, đem cái ngu dốt, cái đen tối, cái xấu xa để bày vẻ, cố vấn cho người, vạch lá tìm sâu...

Là kẻ lang bạt đó đây, màn trời chiếu đất

Là kẻ sẳn sàng tham dự mà không ai mời, can thiệp mà không ai muốn, tham gia mà không ai thích...

Có muốn cũng không được.

Đây là bài viết để chuẩn bị cho các bộ chính tinh quan trọng của THAM LANG như THAM VŨ, THAM LIÊM, TỬ THAM… sẽ được bàn trong thời gian tới.

Để làm sáng tỏ bộ LA VÕNG theo yêu cầu của một bạn đọc. Mà trong bài viết đề cập quá ít khi tốt của LA VÕNG là thấy Cát tinh, Hỉ tinh… tụ tập tại đấy nhiều có nghĩa là đã tốt rồi lại vu thêm tốt quá. Ví dụ ta thấy người đó có tài rồi ta còn vẽ thêm cho họ nữa, như vẽ rắn thêm chân, cọp thêm cánh… Đó cũng là lý do làm cho những người có tài nằm ở La Võng ngỡ như mình thần thánh Hitler đòi chinh phục cả thế giới, chẳng qua là một đống đàn em của Đức quốc xã bồi vào mà LINH XƯƠNG LA VŨ nghe lời ấy mang họa. Như Vương Mãn sợ gì mà không làm khi tài năng có đủ, kẻ xúi chắc chắn được hưởng sái rồi.

Hôm nay Đình có TẤU THƯ HỒNG LOAN (tức thiệp hồng ăn cưới) của một ĐƯỜNG PHÙ (tức người bà con). Buồn cười là vừa đính xong ĐƯỜNG PHÙ lên blog, xuống nhà gặp ngay người bà con đang đợi. Vì thế ngày hôm nay khá bận rộn với đám ĐƯỜNG PHÙ từ ta về tham dự.

Tăng Cường Vận Đào Hoa Năm 2009


Người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi trọng Hoa Đào. Hoa Đào luôn được coi là biểu tưởng cho ý chí kiên cường, trải xuốt một mùa đông băng giá ấp ủ một sức sống mãnh liệt bên trong để ngay khi những làn gió xuân về, cái lạnh giá còn chưa tan hết nó bừng lên sức sống. Những câu thành ngữ như “Đạp tuyết tầm mai” hay câu thơ Đường “Đào Hoa y cựu tiếu đông phong” đều là cơ ngợi cái sắc hồng thắm trên nền phong cảnh còn đầy trắng tuyết của một mùa đông vừa đi qua.
Trong cuộc sống, hoa Đào được ví với sắc đẹp của người con gái, âm thầm mà mãnh liệt. Cao hơn nữa trong triết lý nhân sinh của người Trung Hoa và các nước lân cận (Gồm cả Việt Nam) Đào Hoa được dùng để chỉ sức lôi cuốn người khác, bằng sự lịch lãm, phong cách sang trọng, trí tuệ hơn người. Đào Hoa ở đây đã được nâng lên thành một phẩm chất của con người nói chung. Ở cô gái người ta có thể gọi là “Duyên”, ở một chàng trai là “Đào Hoa”. Đào Hoa không chỉ có lợi cho nhân duyên tình cảm. Mà nó còn là lợi khí sắc bén trong giao dịch làm ăn, trong thăng tiến sự nghiệp…


Bởi thế từ rất lâu các bộ môn học thuật nhân sinh cổ đại của Á Đông đã nghiên cứu làm mọi cách để tăng cường tố chất này ở mỗi con người. Phong Thủy Học với tư cách là một bộ môn nghiên cứu về môi trường sống cho con người cũng đã không đứng ngoài cuộc.
Năm 2009 muốn thành công trong sự nghiệp và tình cảm, việc tăng cường Đào Hoa vận là một bước trọng yếu. Tăng cường Vận Đào Hoa không đòi hỏi chúng ta phải tốn nhiều thời gian, cũng không phải tốn kém nhiều tiền bạc. Song ngược lại chúng ta lại được rất nhiều điều tốt. Nó không chỉ phát huy các ưu thế phái tính của bạn, nó còn giúp cho nhân duyên và quan hệ giao tế của bạn có những cải thiện lớn.
Phong Thủy Học chủ chốt nhất là nghiên cứu về Nhà Cửa, bộ môn này quan niệm Khí Trường của một căn nhà tốt hay xấu có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh cá nhân bạn. Nếu như bạn ở trong ngôi nhà bất lợi một thời gian dài, tự nhiên thân thể, tinh thần bạn sẽ suy kém và đương nhiên vận trình cuộc sốngsẽ bị ảnh hưởng. Như vậy rõ ràng nếu bạn sống ở một ngôi nhà mà Khí Trường bất lợi về tính chất Đào Hoa (Hay còn gọi là Đào Hoa Sát) đương nhiên bạn sẽ hay bị bệnh tật hoặc tinh thần không cảm thấy rung động (lãnh cảm), rất sợ phải giao tiếp với người khác.
Có hai cách tìm vị trí Đào Hoa tại nhà (Hoặc phòng riêng) của bạn: - Một là căn cứ theo tuổi con Giáp của bạn, căn cứ vào tuổi đó mà tìm ra phương vị Đào Hoa. Đây là phương vị cố định. Xin nói qua về các tính để các bạn tiện dùng. Các tuổi: Thân – Tý – Thìn vị trí Đào Hoa ở tại chính Tây. Hợi – Mão – Mùi vị trí Đào Hoa ở tại chính Bắc. Dần – Ngọ - Tuất vị trí Đào Hoa ở chính Đông. Tỵ - Dậu – Sửu vị trí Đào Hoa ở phía chính Nam. Nếu phối hợp hệ thống Khí Trường biến đổi hàng năm (Tức Lưu Niên Phi tinh) thì nên trang trí như sau: Chính Bắc nên đặt gà trống bằng đồng, hoặc tiền mai hoa đồng. Chính Đông nên dùng một bình gốm hoặc pha lê đen đổ đầy nước luôn cắm một bông hồng màu đỏ, mỗi khi hoa héo là thay ngay(Không dùng hoa giả). Chính Nam nên trải một tấm thảm đỏ, hay thắp một ngọn đèn màu hồng phấn. Chính Tây nên treo một Hồ Lô bằng đồng hoặc tiền mai hoa bằng đồng.


Phương pháp thứ hai là chỉ căn cứ theo Trường Khí biến đổi mỗi năm – tức không chỉ dùng bốn hướng chính là Đông, Tây, Nam, Bắc. Theo lý thuyết về Huyền Không Phong Thủy thì có hai ngôi sao mà được coi là hỗ trợ cho Đào Hoa vận mạnh nhất gồm:
1. Tham Lang Nhất Bạch Tinh cũng còn được gọi là Đào Hoa Tinh, năm 2009 nó nằm ở Tây Bắc, rất vượng vì nó được vị trí này sinh dưỡng cho. Tham Lang Tinh chủ về vẻ cuốn hút, hấp dẫn người khác phái đặc biệt phù hợp với người mệnh Thủy, mệnh Mộc. Phương pháp thúc đẩy Đào Hoa vận là tại vị trí Tây Bắc của phòng bày một con chuột bằng đồng (Sao Tham Lang vị trí vốn ở chính Bắc - ứng vói cung Tý là chuột). Dưới con chuột bày một chén đượng nước sạch (tốt nhất là chén bằng đồng). Cũng có thể bày ở góc Tây Bắc này các viên đá màu phấn hồng.
2. Nếu Sao Tham Lang chủ về sức hấp dẫn với người khác phái thì Cửu Tử Hỏa Tinh lại được coi là sao có lợi cho hôn nhân cưới hỏi. Bởi vậy sao này còn được gọi là Hỷ Khánh Tinh – Sao Vui Mừng. Năm 2009 sao này đi vào khu vực trung tâm của nhà hoặc phòng, bởi vậy muốn cho có có được sự hỗ trợ của Trường Khí do sao này tạo ra, tại khu vực này chúng ta nên bày một tấm thảm đỏ, treo các hình ảnh, dây treo đèn lồng màu đỏ. Cũng có thể bày một cây Đào (bằng gốm cũng được) tại ví trí này để thúc đẩy hôn nhân, hỗ trợ tình cảm ân ái của vợ chồng.

Cuộc sống là hàm số tổng hợp của đau khổ và hạnh phúc. Đức Phật khi xưa đã từng nói : “Hỡi ôi nước mắt thế nhân đã đầy như biển cả!”. Tuy nhiên có trải qua cay đắng mới biết quý trọng giá trị hạnh phúc. Cuộc sống mỗi chúng chìm nổi theo năm tháng, sức hấp dẫn, sự thành đạt, cuộc sống của mỗi con người phần lớn phụ thuộc vào chính các nỗ lực học hỏi của chúng ta. Mỗi kinh nghiệm của người đi trước để lại cho chúng ta những bài học bổ ích. Phong Thủy Học không là gì khác, đó chính là những kỹ năng sống mà cha ông ta đã đúc kết để tạo cho cuộc sống của chúng ta đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Và yêu thương nhau hơn.

A Tư Tiểu Khang tổng hợp

A Macroeconomic View of the Current Economy

Executive Summary:

Concerned or confused by the economic environment? Take some lessons from history and concepts from macroeconomics to get a better understanding of how the economy works. A Q&A with HBS professor David A. Moss, author of A Concise Guide to Macroeconomics: What Managers, Executives, and Students Need to Know. Key concepts include:

  • Macroeconomics involves thinking about the economy as a whole, rather than the actions of individual actors.
  • The three pillars of macroeconomics: output, money, and expectations.
  • A good grasp of macroeconomics will help readers make better sense of the business news and trends.
  • We can use the long history of financial markets and institutions in figuring out how to prevent another financial crisis.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member David A. Moss

David A. Moss is the John G. McLean Professor of Business Administration at Harvard Business School.

If they didn't understand it already, executives and corporate managers have learned one huge lesson over the past couple of years: macroeconomics matters.

Interest rates. Exchange rates. Trade deficits. The Gross Domestic Product. Inflation. All of these can affect a company's bottom line by influencing the cost and availability of money, goods, and services. Macroeconomic forces can conspire to make business more difficult, but they can also present opportunities to executives who know how to, for example, read a country's national income accounts and balance of payments.

For explanations on how the economic system works and what history teaches us, business readers might turn to A Concise Guide to Macroeconomics: What Managers, Executives, and Students Need to Know, by Harvard Business School professor David A. Moss, who holds graduate degrees from Yale in economics and history. The book, which grew out of background notes Moss wrote for his MBA students, is a nontechnical, accessible explanation of broad concepts such as "output," "money," and "expectations"—as well as more specific ones ranging from real exchange rates to total factor productivity. Moss also includes numerous tools for interpreting big-picture economic developments.

We asked Moss to talk about the book and some of the events now taking place on the macroeconomic horizon.

Sean Silverthorne: What's the definition of macroeconomics?

David Moss: It involves thinking about the economy as a whole. Micro is about firms and individual actors and how they behave; macro is about aggregate performance of the economy: overall GDP, trade surplus or deficit, inflation.

In principle, we should be able to get rid of the (macro/micro) distinction because all micro behavior—all the firms and individuals—add up to the aggregate economy. But it turns out that we're not there yet. There's still a great deal we don't fully understand. We see patterns at the macro level that are sometimes hard to disaggregate and pinpoint exactly where they came from at the micro level. So as a result, we separate macro and micro. Someday, if we ever figured everything out, these things would come together. That's true in many areas of study.

Q: What will executives and other business readers learn from the book?

A: One of the most important things is they're going to be able to read the Financial Times, the Wall Street Journal, and The Economist much more effectively than they could before. Those publications integrate macroeconomics with what we know about business and markets, often in the very same articles. Without some background in macroeconomics, much of that goes past the reader.

What exactly does it mean that the real interest rate has moved, or the real exchange rate has moved this way or that? There are different types of productivity—labor productivity, capital productivity, and total factor productivity. Which is the right one to look at in a particular context?

There's a lot of information out there—particularly in the business press. If these aren't familiar terms, and if one doesn't have a way of putting it all together, then you can't process all of this information as effectively as possible.

I think another thing readers will learn is that they can look at big developments at the macro level and start to think about what they mean—how these developments might come back and affect their bottom line.

Let's take exchange rates. Exchange rates fluctuate widely, and anybody who tells you they know what the exchange rate is going to be tomorrow either has godlike powers or is putting you on. But there are patterns over time. For example, countries that are running large and ongoing current account deficits tend to see their currencies depreciate over time. This doesn't mean that the currency of a country running consistent current account deficits is going to depreciate tomorrow or next week or even next month. But over time, you expect it to depreciate. So if you're a business manager, you probably want to be fairly well hedged against this possibility, either by making use of certain financial instruments or by carefully spreading out your real investments across various countries.

Q: You mentioned that you can't predict exchange rates. But are there rules of thumb managers can practice when thinking about exchange rates and how to play them?

A: I'll mention several.

First, as I just suggested, it makes sense to look at a country's current account deficit or surplus. For countries that are running large current account surpluses, like China and Japan, you'd expect their currency to appreciate over sustained periods of time. I can't say for sure that Japan's currency is going to appreciate over time, but in all likelihood, it will. I would be very surprised if China's doesn't appreciate over time.

Another thing you want to look at is inflation. If a country has a higher inflation rate than its trading partners, you should expect that its currency is likely to depreciate over time as well.

Maybe I can put this in some perspective. Over the long term, a main driver of a country's exchange rate is probably its current account deficit or surplus. In the medium term, you probably want to look at inflation rates. But at the day-to-day level, changes in short-term interest rates seem to be a key driver. For example, if the European Central Bank suddenly (and unexpectedly) raises its key short-term interest rate tomorrow, you're probably going to see the euro appreciate, almost immediately. If the central bank of the United States—the Fed—unexpectedly lowers its interest rate, the dollar may well depreciate a bit that same day. You tend to see these very quick fluctuations associated with interest-rate changes. But over the longer term, the current account balance is probably far more important.

Q: What is the current account deficit, and why is it important?

A: The current account deficit just means that you (as a country) are consuming, or spending, more than you actually produce. Think about a household. If you earn $100,000 a year and spend $106,000, you're going to have to borrow $6,000 (or draw down your assets) to make up the difference. The same is true for a country.

Between business spending, government spending, and consumer spending—consumer spending being the biggest—the United States consistently spends more than 100 percent of its GDP (as high as 106 percent in 2005 and 2006). But of course we produce only 100 percent of GDP, so we need to borrow the difference. How do we do that? Well, we ask the Japanese, the Chinese, and some others for their goods, and they give them to us. And then they lend us the money to buy them. We are both borrowing—literally borrowing in financial terms from, particularly, the Asians—and getting their goods (imports). Someday, they're going to want us to repay, which means they're going to have a claim on our output. And someday, we're probably going to have to run a current account surplus, where we're producing more than we spend, and we're shipping off the rest (the surplus) to our current creditors.

Q: Your book centers on the three pillars of macroeconomics: output, money, and expectations. Can you talk generally why these are important to understand?

A: When you think about these three things, output should be in big letters, and the other ones in smaller letters. Output is really the center of macroeconomics, and the key measure is the GDP, that is, total aggregate output, the market value of all final goods and services produced.

In a sense, all that you (as a country) have is the total output that you produce in a year—your GDP. Sometimes people think if everyone owned lots of stocks and bonds, we could all retire happy, regardless of the GDP. But if the nation's total output in future years is not sufficiently large, then all those stocks and bonds are going to end up being worth a lot less than expected. Total output is the key to how much we can consume, not little pieces of paper called stocks and bonds.

As a result, economists worry a lot about how a country can increase its GDP growth rate, how higher growth of output can be achieved over the long term, and how we can make sure that in the short term total output isn't unduly volatile (with unsustainable booms and busts).

Q: The second pillar of macroeconomics is money.

A: In some sense money is just another asset, but it turns out to be a rather special asset. One of the reasons it is special is that there seems to be a relationship between people's holdings of that particular asset and their current consumption or spending. And that's because money is an asset that you can use to buy things, right now. It's the ultimate form of liquidity. But another thing that's important about money is that its supply is largely controlled by the government. Depending on which type of money supply you look at, the government has either a complete monopoly or a partial one. By their control over the money supply, central bankers can essentially set interest rates, especially short-term interest rates.

And that's the basis of monetary policy. It's because of that control over the money supply—either increasing or decreasing the money supply—the government can set short-term interest rates. And that short-term interest rate is what central bankers use to try to control inflation and moderate the business cycle.

Q: And what about expectations? Why are expectations the third pillar?

A: Expectations are extremely interesting because they represent a connection between the present and the future. Current decisions are affected by what people expect the future to bring. For example, business managers set the prices of their products—at least in part—based on expectations. More broadly, if people expect the price of a good (say, wheat) is going to be higher in the future, then the price is going to start rising today.

Although expectations of all sorts are important, one particular set of expectations—about the state of the overall economy and one's own future income—is especially important from a macroeconomic perspective. If people believe the economy is going to falter, even if their reasons are wrong, in the short term the economy may well falter. If consumers believe that they'll soon be in economic trouble, they will reduce their consumption and start scaling back on purchases. And what are businesses going to do? If they see people reducing their consumption (or even just planning to reduce their consumption), business managers may decide to scale back on their own operations, so as not to produce a lot of output that no one's going to buy. Firms will start laying off workers. And then, of course, the negative expectation becomes self-fulfilling. You can even get stuck there for a long time—in a recession.

That's why in some cases you need either a very aggressive monetary policy or large-scale deficit spending, which is what we've seen this past year. Both aggressive monetary easing (lower interest rates) and large-scale deficit spending send the signal that demand will increase, and thus both aim to break the cycle of negative expectations about the economy.

Q: What's a good way to think about foreign direct investment in the United States? Are we selling too much of our core assets to foreign investors?

A: Look, this is a political decision, and it's above my pay grade. There may be some strategic assets that we (as Americans) don't want to sell to foreigners. Congress is going to have to decide which ones those are. It may be that we don't want to sell certain elements of our media to foreigners, or perhaps certain strategic assets that are important for building critical military equipment.

One can be too cautious about reliance on foreigners. In the early 19th century, the British thought their grain supply was strategic, and they protected it aggressively. Eventually, however, with the repeal of the Corn Laws, the British decided to move toward free trade in wheat. It was a controversial move. Skeptics feared that other countries that supplied wheat to Britain could use it as a weapon, by threatening to starve Britain. But it turned out that nothing of the sort ever happened, and Britain was almost certainly better off after it repealed its Corn Laws.

The broader thing to think about with regard to foreign investors buying assets in the United States is that if we as a country are going to spend more than we produce—if we're going to run a current account deficit—year after year, then there's in fact no alternative to foreigners buying our assets, either debt or equity. As I said, if you're earning $100,000 and you're spending $106,000, you're going to have to borrow or draw down your assets to make up the difference. So that's what we're doing as a country. The problem is not fundamentally that foreigners are buying too many American assets, but that Americans are spending too much.

The right way to fix this, of course, is by increasing the American savings rate. Up until the economic crisis, household savings were essentially zero, business was saving in the vicinity of 15 percent (through retained earnings), and the government was dissaving (because of its budget deficit) by a few percent of GDP each year. Once the crisis struck, household savings rose, and government dissaving (deficits) rose by about the same amount.

Over the long term, we'll need to find a way to save more across the board. We'll need to increase our national savings rate quite substantially. That's ultimately the only way we're going to turn around our current account deficit and ultimately stimulate the kind of growth longer term that we'd all like to see.

So what does that mean? We need to figure out how to encourage households to increase their savings, especially once the recession is clearly behind us. I think that will have to be front and center. Also, once the recession is over, we'll definitely need to get our budget deficits under control—most likely by controlling spending and raising taxes. We'll certainly need to prepare for the retirement of the baby boomers.

Q: The Federal Reserve Board and its chairman, Ben Bernanke, have tremendous influence on the business environment, particularly on interest rates. If you're a manager and interest rates affect your business, how do you think about this?

A: It's worth putting yourself in the shoes of Ben Bernanke and trying to imagine how he thinks about it. That's going to be helpful in assessing what he might do.

As a central banker, Mr. Bernanke has to worry about a number of different things: inflation, unemployment, GDP growth, exchange rates, the stability of the financial system, and so on.

In more normal economic times, he would likely focus mainly on maintaining a low and stable rate of inflation—perhaps around 2 percent. He has written and spoken in the past about his belief in inflation-targeting. The basic idea is that if the central bank manages to keep inflation within the target range (again, around 2 percent), then everything else will tend to fall into place: low unemployment, relatively stable GDP growth, and so on.

So, once the financial crisis and the recession are well behind us, probably the best way to predict how Bernanke will set interest rates is by looking at where inflation is headed. If inflation is rising above the 2 percent level, he's likely to push the short-term interest rate upward, in order to contain inflation. If inflation is falling below the 2 percent level, he's likely to push the short-term interest rate downward. That would be the best way to predict what he's going to do in normal times.

Of course, these haven't been exactly normal times. With the financial system in serious jeopardy and unemployment surging, Mr. Bernanke put aside inflation-targeting and used just about every weapon in his arsenal to save the economy from collapse. He lowered the federal funds rate to just about zero—the lowest ever—and he developed and employed all sorts of unconventional tools to help stabilize things, including asset purchase programs, large-scale financial guarantees, and direct lending to nonbank financial institutions. My own view is that while he inevitably made all sorts of mistakes (especially in the lead-up to the crisis), his extraordinary actions in the heat of the crisis may well have saved us from a complete financial collapse and a far worse macroeconomic crisis.

Once the biggest dangers are behind us, Mr. Bernanke will have to figure out how to get things back to normal. His aggressive stimulation of the economy could easily prove inflationary if he doesn't bring rates back up in time. But it will be a delicate balancing act if unemployment remains unusually high.

Eventually, if all goes well, we'll get back to standard inflation-targeting, and monetary policy will become far more predictable again. But for the time being at least, the Federal Reserve remains in uncharted waters.

Q: As a field of academic study, where do you think macroeconomists have made the most progress?

A: There's a lot that macroeconomists don't know. But I think in monetary policy they've made a good deal of progress. Had we had the same level of knowledge today that we had in the early 1930s, we might have faced a second Great Depression. Bernanke, of course, was a careful student of the Great Depression; he understood it quite well, particularly from a monetary standpoint. The level of monetary understanding is much better than it was in the past. And that reduces our odds of falling into another Great Depression. Again, it doesn't eliminate those odds, but it reduces them. Macroeconomists deserve a lot of credit for that.

That said, excessively low interest rates during the boom years may well have helped to cause the crisis. So monetary policy, while much better than in the past, is still nowhere near perfect. For example, we still know very little about how to prevent a bubble from becoming a problem in the first place.

Q: In your own field of research, what are you working on these days?

A: Well, I'm working on a number of things. I've spent a great deal of time over the past year thinking about financial regulation and what it should look like, and I've been talking with lawmakers in Washington about this quite a bit.

I've also launched a new second-year course at Harvard Business School on financial history. I started creating the course long before the financial crisis hit, but it's definitely been fascinating to teach about past financial booms and busts—about the history of financial innovation, financial growth and excess, and financial regulation—at this particular moment.

Financial history has truly come alive over the past couple of years. My hope is that we can use that history—the long history of financial markets and institutions—in figuring out how to prevent another financial crisis going forward. That's where much of my work has been focused these days.

Monday, January 25, 2010

Uncompromising Leadership in Tough Times

Executive Summary:

As companies batten down the hatches, we need leaders who do not compromise on standards and values that are essential in flush times. Fortunately, such leaders do exist. Their insights can help other organizations weather the current crisis, says HBS professor Michael Beer. Q&A. Key concepts include:

  • The CEOs in high commitment, high performance (HCHP) organizations are quite different in personality, background, and leadership style. But they are similar in what they see as the purpose of the firm.
  • Among employees at large, there is a danger that commitment to an organization can undermine work-life balance. Successful CEOs are good role models.
  • In addition to open and honest communication and continued investment in HCHP management practices, corporations need to develop an a priori set of policies in advance of the crisis that will minimize damage from restructuring and downsizing and maintain employee dignity and commitment.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Michael Beer

Michael Beer is the Cahners-Rabb Professor of Business Administration, Emeritus, at Harvard Business School.

Economic difficulties need not mean that we lower our standards for leadership. If anything, we should raise our sights.

New work by HBS professor Michael Beer and colleagues shows that there is still a place for what they term uncompromising leadership. Due out this summer, the book High Commitment, High Performance: How to Build a Resilient Organization for Sustained Advantage describes organizations that, Beer says, "are diametrically opposite to the firms we saw fail on Wall Street. The book's perspective also leads to answers to the question of how to manage in tough times in a way that avoids liquidation of human and cultural assets."

The book looks broadly at what it takes to build a high commitment, high performance (HCHP) system inside companies. It asks and answers questions such as: What outcomes must such an organization achieve in order to sustain commitment and performance? What are principled choices its leaders must make if they are serious about building such a firm? What are the means for changing an average company into a HCHP company? What are the key design features of such a firm?

In our email Q&A, Beer reflected on what he is learning from a long-term study of successful CEOs, some of them outlined in the August 2008 Harvard Business Review article, "The Uncompromising Leader," cowritten with Russell A. Eisenstat, Nathaniel Foote, Tobias Fredberg, and Flemming Norrgren. He also offers HBS Working Knowledge readers a preview of the ideas in High Commitment, High Performance: How to Build a Resilient Organization for Sustained Advantage. Says Beer, "CEOs of HCHP companies think very differently about their employees. They see them as an asset and care about them as people." As a result they manage downturns differently from the norm, too.

Martha Lagace: What observations or experiences have driven you and your colleagues to study uncompromising leadership? How and why did you select the CEOs in your study?

Michael Beer: My colleagues and I have been working with many companies to help their leaders improve the effectiveness, commitment, and performance of their organizations over the years. We have realized that the leader can be a limiting factor in a journey to transform an organization into a high commitment, high performance (HCHP) organization. We therefore wanted to study leaders who had demonstrated their capacity to build a HCHP firm and to study them more formally.

My own interest in HCHP companies began at Corning, Inc. I started my career there, after earning my Ph.D. in organizational Psychology, as an internal management researcher and consultant. Shortly after arriving at Corning I received a call from a small manufacturing plant in Medfield, Massachusetts. They had read Douglas McGregor's now classic book The Human Side of Enterprise and wanted to implement, in their relatively new plant, his ideas about how people's energies could be unleashed. Over several years of working with them we were able to create a very different organization—less top down, more participative, one that offered more challenging jobs and informed people about results of the business on a regular basis. That began my intellectual journey.

For this present study we selected CEOs on the basis of two criteria. The company had to have performed in the top half of its industry for a decade before the inception of the study, and we had to have evidence that these leaders had created a high commitment culture. We decided about the latter from articles and informed observers. If our interviews disconfirmed our initial estimate, we dropped the CEO from our sample.

Q: What made these leaders unusual?

A: The CEOs were quite different in personality, background, and leadership style. But they were similar in what they saw as the purpose of the firm. They shared the view that a firm has a larger purpose than simply profit and increasing stock price, though they were all laser-focused on profitability and saw it as essential to achieving their larger purpose for the firm. They had a multi-stakeholder view of the firm as opposed as a shareholder view. The purpose was to add value to employees, customers, community, and society—not just shareholders.

These CEOs operate from deep beliefs and values. Their purpose is to leave a legacy of a great firm. Some were founders but most had arrived in the CEO role much later in the lifecycle of the firm. If they were insiders they had to find a way to carry on the tradition of the firm in changed circumstances. Perhaps the competition was more intense than it had been. In some cases the business was really challenged. In other cases the firm had become global and they had to figure out how to make integrate a much larger company spread over different cultures. In all cases they had to find a way to deal with these circumstances in a way that conformed to their values and high purpose.

By and large the CEOs had a diverse career experience. They had cross-functional and cross-business experience (within their company or at other companies).

Most CEOs rose in their company but a few came from outside. If they came from outside it was generally because the firm was in trouble and needed a turnaround. For example, Allan Leighton took over as chairman of the Royal Mail and materially improved its performance. Doug Conant took over Campbell Soup when it was in trouble and turned it around and sustained improvements over seven or more years.

Q: Firms are economic organizations as well as social institutions, as you write. These days, most every company is hurting as an economic organization. What pressures are subsequently placed on the social institution? How can good leadership strengthen morale as well as the economic side of the organization in times of uncertainty?

A: We interviewed the CEOs before the financial meltdown, so I cannot say how these CEOs have dealt with this crisis. We know from other research, however, that CEOs of HCHP companies think very differently about their employees. They see them as an asset, and care about them as people and work hard to frame the mission of the firm in a way that creates meaning. Consequently they manage downturns very differently. Tom Solso, CEO of Cummings Engine, started the turnaround of the company by first working on values—redefining them and communicating them widely.

First, they do not merely focus on cost cutting and layoffs when a crisis arrives. While they may lay off employees (though with a different process than average companies), they continue to develop the organization and its people. So they do not cut all training and education. Nor do they cut employment without a lot of open communication about why they are doing it, often traveling to all parts of the company to communicate about these matters personally. Some keep people when others are firing and take lower profits, thereby gaining the advantage when the economy turns around.

Below is a short section from my forthcoming book, High Commitment, High Performance: How to Build a Resilient Organization for Sustained Advantage, which describes the attitude and means many such companies employ:

Managing the Inevitable Crisis

The journey to HCHP is not a straight line up. At various stages of the journey the company will face a crisis in performance. How that crisis is dealt with will determine the organization's future HCHP trajectory. Will the company liquidate its investment in high commitment culture and the talented people it took years to develop and impregnate with the company's DNA? Or will the HCHP organization be able to negotiate the crisis without liquidating its social and human capital? These moments of truth define the organization's future much more powerfully than speeches, appeals for better teamwork, and mission or value statements.

Consider the case of Dreyer's Grand Ice Cream, a $1 billion company, whose story was researched and reported by Professor Jennifer Chatman at the University of California, Berkeley.1 In June 1988, unexpected events coincided to make it the most difficult period in the company's history. Investments in the company's expansion took longer, cost more than anticipated, and expected profits were delayed. The price of butterfat, the key ingredient in ice cream, rose to a record level. The company could not raise prices because of aggressive discounting by its chief competitor. Revenue in one of Dreyer's new product lines began to drop. And one of its customers threatened to terminate its long-term distribution contract.

"CEOs recognize that they have to be able to stay objective about the key people so that they can evaluate them and take proper action if they are not performing."

Under these pressures from capital markets, most executives would begin restructuring and cutting costs immediately. Dryer's senior management began with honest and open communication. Gary Rogers and Richard Cronk had spent many years building an open team based culture, one in which they had made themselves accessible, so employees believed them. When they were prepared to announce their restructuring to the financial community, executive committee members were on airplanes to talk with every one of their 400 employees. Cronk observed, "We know our limits and understand the law, but we tend to be very open with our employees, we communicate a lot." "They reassured us," said an account executive, "by calling it straight… they informed us of their game plan and that they needed us… you looked and these [senior managers] and thought, you'd run through a wall for this guy."2

The story does not end there. A 1-800 number was set up so employees could call to hear CEO Rogers's pre-recorded speech about the situation and his plans. The speech was honest and owned up to problems, but also was upbeat. Senior management continued to invest in the Dreyer Leadership University [DLU], demonstrating that they cared about employee development. Cronk and others in senior management thought this was an investment in the future that would pay off. "When people heard that we were investing another million dollars into the [culture] and DLU it created a high degree of comfort and confidence that we're focused on what really matters," observed the VP of Sales."3

The company's revenue, profits and stock price rebounded from this dire situation. By 2001 Dreyer's stock had risen from 9.88 in 1988 to 36. In January 2003 the stock price rose to 71.23. Reflecting on how they handled the crisis, Cronk said, "It was a common trust and of sharing the facts—openness … we weren't sugarcoating anything, putting a Hollywood spin on anything … we were honest and clear … people believed the story and they understood … there was an enormous amount of pride and optimism."4

In addition to open and honest communication and continued investment in HCHP management practices, corporations need to develop an a priori set of policies in advance of the crisis that will minimize damage from restructuring and downsizing and maintain employee dignity and commitment. Wayne Cascio, who has studied companies with a record of stable long-term employment contracts, lists the following policies to preserve the dignity and relationship with survivors and departing employees.5

  • "Use downsizing as a last resort; at the same time, reinvent your business." There are several ways companies have done this.

    – Rely on attrition to right size.
    – Use redeployment and make layoffs a last resort. Hewlett Packard used this strategy extensively throughout the 1980s as it faced intensified competition. Employees were given three months to find a job in HP and were helped to do so. If they could not find an equivalent level job, they were offered a lower level job. If they preferred not to take that job, they were given generous severance packages.
    – Ask for volunteers who want to take extended vacations, a sabbatical, leaves of absence, or a shorter work week.
    – Ask everyone to share the pain by taking a pay cut. Senior management should take a larger one. Hewlett Packard used this approach several times in its early history.
    – Shorten work weeks and offer stock options in return.
    – Lend employees to not-for-profit firms and pay the difference in their wages.
  • "Do everything you can to manage survivors well." Tell survivors exactly how departed employees are being treated.
  • "Generate goodwill, even loyalty, among departing employees" by taking great care with how they are separated. Generous severance packages, outplacement services, and retraining are typical strategies.

A profit sharing compensation policy increases the capability of a HCHP company to retain its employees in a time of crisis. Because 25 percent of employee pay in Japanese companies is based on company profits, a crisis in performance automatically reduces their cost structure and allows them to avoid layoffs. The global economic crisis of 2008, the worst since the Great Depression, may make such policies more attractive to employees as job security becomes more salient for a generation of workers, just as it did after the Great Depression.

Q: Maintaining a professional distance from work, a full life outside of work, and a sense of humor all helped the CEOs in your study. Could you discuss the inevitable tension between commitment to work and the necessity of maintaining a little distance as well, as demonstrated by these CEOs?

A: When we describe maintaining distance while staying close, we are saying that the CEOs recognize that they have to be able to stay objective about the key people so that they can evaluate them and take proper action if they are not performing. This prevents cronyism, the enemy of high performance. To do this they recognize they have to maintain some social distance. But they also know they have to build a tight team. So they manage this paradox.

The question of work-life balance is a different one. Personally we learned that most of them do practice work-life balance within the context of a very demanding job. Their life is not all about work. So they protect some time to be with their family.

As for employees at large, there is a danger that commitment to the organization can undermine work-life balance. Some years ago I studied a HCHP manufacturing plant and found that commitment was so high that there was a rise in family tensions and divorce. This was an organization at the very high end of the commitment continuum. So HCHP firms must work to avoid this. SAS Institute, a software company, limits people to 35 hours a week. In others CEOs go out of their way to let employees know that their own personal goals are to manage work-life balance, thus being a role model others now feel free to emulate. We recently interviewed a CEO who told us that he took his wife and kids to company meetings during the summer when the children were off from school. He told us that managers took note of this and realized that it was now okay from them to manage their work-life balance.

Q: What are you working on next?

A: I am now working with my colleagues to write a book that will go into detail about what HCHP leaders say, think, and do. We have just created a not-for-profit organization called the TruePoint Center for High Commitment and High Performance. This will be a research and education institute intended to increase our understanding of these organizations and educating leaders through conferences and other means. We are funding the Center by contributing 2 percent of TruePoint's revenue to fund the Center. Finally, I plan yet another book that will present the theory and method leading an honest, collective (organization-wide) and public conversation (key people in the company are either involved or are informed about it and the results) about the strengths of the company and barriers to commitment and performance. Such a learning and governance process is essential for building a HCHP organization.

Giải dáp TỬ VI-TỨ TRỤ HỌC.....

Hỏi: Tôi xem nhiều sách luận về Tử vi, kể cả sách mới xuất bản: Tinh tú với con người cua Thạc sỹ Bùi đức Huynh khảo sát và biên soạn, nhận thấy luận về sao Tham lang, Phá quân không giống như luận đoán của Chuyên gia tôi đã xem trước đây tren trang này, nay gỡ xuống. Đề nghị Chuyên gia phân tích sâu hơn về 2 sao Phá quân và Tham lang trong tương tác quan hệ nhân thân với xã hội của người có lá số gặp 2 sao này thủ MỆNH? (Phương ,Giảng vien DH Quôc gia TPHCM 10-10-2009)
Trả lời: Đúng là có rất nhiều người thắc mắc nhử bạn hỏi. Có nhiều sách luận ( câu phú)như sau:

-Nam bất nhân Phá quân Thìn, Tuất,
-Nữ bạc tình Tham, Sát nhàn cung...
và : Tử vi gặp Phá quân đồng cung là: Đế ngộ hung đồ....
Theo tôi nghiên cứu 40 năm nay : Hoàn toàn sai trái, chưa nắm hết ý nghĩa sâu xa, uyên thâm... của Tử vi...nên mới luận đoán sai lạc như vậy.
Sát-Phá-Liêm-Tham: là thế lớn của Tử vi ,chỉ đứng sau: Tử-Phủ-Vũ-Tướng cách.
-Bản chất của sao Tham lang hoăc Phá quân thủ MỆNH: Siêng năng, chăm chỉ, thông minh, anh hùng,bản lĩnh, quyền biến, quyết đoán( ko găp sao Triệt án ngữ, ko hãm dịa...). Không có dâm tính., lẵng lơ...
Nhiều sách cho rằng: -Phá-Liêm-Tham là hung tinh,dâm tinh...gây cản trở, sao xấu? tôi khẳng định : Hoàn toàn không đúng. -Phá-Liêm-Tham nếu miếu địa, vượng địa, đắc địa mà thủ MỆNH là cực kỳ tôt đẹp: Công danh, sự nghiệp, hoc hành, thi cử đỗ đạt , không hề có dâm tính, chung thủy và đoan trang với người hôn phối.,cang ngày càng khá giả ,giàu sang,suốt đời vinh hiển. Gia đình hạnh phúc., có con cái, vợ chồng sống với nhau đầm ấm, ít khi va chạm, mâu thuẫn... Tuy nhiên nếu tiểu hạn vào cung xấu, có 1 trong các sao xấu sau đây: sao Địa không, Kiếp, Đà la, Phục binh...ở cung tiểu hạn( ko phải cung có Phá-Tham...)đương số vẫn bị tổn thất, rủi ro, mất chức,bị lừa đảo..v.v. nhưng qua vận hạn xấu đó, sẽ làm ăn khá giả, phục hồi lại những gì đã mất...
Diều quan trọng là đương số phải có kiến thức về Tử vi xem vận hạn -tiểu hạn vào cung nào? có các sao tốt, xấu nào, xem sự tương tác, để phòng tránh. Tất nhiên việc xấu vãn có thể xãy ra, nhưng tổn thất ở mưc thấp nhất vì đã chủ động phòng ngừa...
Có 1 số chi tiết tế nhị không tiện trả lời, chỉ trả lời riêng qua e-mail hoạc phone.
Thân chào
nguyen Minh

Saturday, January 23, 2010

Sharpening Your Skills: Managing Teams

Executive Summary:

The ability to lead teams is fast becoming a critical skill for all managers in the 21st century. Here are four HBS Working Knowledge stories from the archives that address everything from how teams learn to turning individual performers into team players.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Teresa M. Amabile

Teresa Amabile is the Edsel Bryant Ford Professor of Business Administration at Harvard Business School.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Max H. Bazerman

Max Bazerman is the Jesse Isidor Straus Professor of Business Administration at Harvard Business School.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Jeffrey T. Polzer

Jeff Polzer is the UPS Foundation Professor of Human Resource Management at Harvard Business School.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Scott A. Snook

Scott Snook is an associate professor in the Organizational Behavior unit at Harvard Business School.

About Faculty in this Article:

HBS Faculty Member Amy C. Edmondson

Amy C. Edmondson is the Novartis Professor of Leadership and Management at Harvard Business School.

Sharpening Your Skills dives into the HBS Working Knowledge archives to bring together articles on ways to improve your business skills.

Questions to be Answered

  • How does a team leader win the confidence of the group?
  • What's the best method for developing team goals?
  • How can individual performers be developed into team players?
  • How do teams learn?

How does a team leader win the confidence of the group?

How Team Leaders Show Support—or Not

What does a team leader do so that employees know they are being supported? A Q&A with HBS professor and creativity expert Teresa Amabile about recent research. Key concepts include:

  • Employees' perceptions of team leader support are more positive when the leader gives timely feedback; supports team member's actions and decisions; recognizes good work privately and publicly; and asks for team members' ideas and opinions.
  • Perceptions of the team leader are more negative when the leader micromanages; provides nonconstructive negative feedback; fails to clarify roles and objectives; and avoids addressing problems.

What's the best method for developing team goals?

When Goal Setting Goes Bad

If you ever wondered about the real value of goal setting in your organization, join the club. Despite the mantra that goals are good, the process of setting beneficial goals is harder than it looks. New research by HBS professor Max H. Bazerman and colleagues explores the hidden cost when stretch goals are misguided. Key concepts include:

  • "Learning or mastery" goals probably lead to better effects than strict "performance" goals.
  • Good people with the best of intentions can focus so much on a stretch goal that they fail to recognize how it leads to unethical behavior and/or excessive risk-taking.
  • Goal setting is easy to implement and measure. But do not underestimate or ignore undesired results.

How can individual performers be developed into team players?

HBS Cases: When Good Teams Go Bad

Know when teamwork doesn't work—and how to fix it. Professors Jeff Polzer and Scott Snook teach "The Army Crew Team" case and the dilemma faced by a rowing coach who has great individual parts but can't get them to synchronize. From HBS Alumni Bulletin. Key concepts include:

  • A potentially great team with strong individual contributors can quickly be undone by issues around trust, conflict, team accountability, and intergroup rivalries.
  • In business, competition between groups can provide motivation, but if competition becomes too strong, it can inhibit cooperation and lead to dysfunction.
  • The best teams are those that not only combine the skills of their members to fit the demands of their task, but also energize team members through the bonding that comes with striving toward a common goal.
  • Solutions can include changing team members, but an event to clear the air can help to relieve frustration and resolve conflict.

How do teams learn?

Working Paper: Three Perspectives on Team Learning: Outcome Improvement, Task Mastery, and Group Process

Organizations increasingly rely on teams to carry out critical strategies and operational tasks. How do teams learn, and what factors are most important to team learning? This paper reports on current perspectives and findings that address these questions, looking at empirical studies on team learning from three areas of research: outcome improvement, task mastery, and group process. Overall, Amy Edmondson and coauthors characterize the nature of research to date and assemble what is known and unknown about the theoretically and practically important topic of team learning. Key concepts include:

  • Team learning has value for organizations; learning in teams is seen as a key mechanism through which learning organizations become strategically and operationally adaptive and responsive.
  • How the learning of individual work teams translates into organizational learning is not well understood.
  • Organizations stand to benefit when ideas are cross-fertilized and diverse individuals learn to work together. "Outsiders" can introduce valuable ideas.
  • Learning and execution are often at odds: Learning by its nature involves uncertainty, false starts, and occasional dead ends. Team learning in organizations must be recognized as a strategy for tolerating forays into the unknown.