Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Tuesday, June 26, 2012

Hệ thống tiền tệ và hình thức chuyển dịch tài chính quốc tế


NỘI DUNG
I) LỚI GIỚI THIỆU
II ) HỆ THỐNG TIỀN TỆ
1.       CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
2.       CÁC THIẾT CHẾ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
3.       HỆ THỐNG ĐIỀU CHỈNH
III) CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN DỊCH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1.       ĐẦU TƯ LIÊN QUỐC GIA
2.       CHUYỂN DỊCH QUA HỆ THỐNG THANH TOÁN VÀ MUA BÁN NGOẠI HỐI
3.       CHUYỂN DỊCH TÀI CHÍNH LIÊN NGÂN HÀNG
IV) NỢ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÂU LẠC BỘ LONDON-PARIS
V) KẾT LUẬN
VI) TÀI LIỆU THAM KHẢO

=========================================

I. GIỚI THIỆU

Khi nghiên cứu về tài chính và tiền tệ, người nghiên cứu bắt buộc phải tìm hiểu Tài Chính Quốc Tế, hệ thống tiền tệ và hình thức chuyển dịch tài chính quốc tế là những căn bản trong nghiên cứu tài chính quốc tế, nó cung cấp cho người đọc về hệ thống các công cụ về tài chính quốc tế để các tổ chức, chính quyền thực hiện chuyển dịch và trao đổi tài chính quốc tế. Hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế cho ta thấy các công cụ tài chính, các thiết chế, và hệ thống điều chỉnh sự vận động và sử dụng luồng tài chính quốc tế. Ngày nay chuyển dịch tài chính cấp quốc tế không còn đơn thuần thể hiện bởi sự di chuyển công cụ tài chính như ngoại tệ, trái phiếu, SDR ….Từ chủ thể nầy sang chủ thể khác mà dần sang hình thức không công cụ. Ví dụ như kết toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế, vay mượn và thanh toán qua mạng, cho vay dự trữ hoặc cho vay ngoại tệ qua đêm giữa các tổ chức tài chính quốc tế… Nếu phân loại theo chủ thể tham gia ta thấy có ba hình thức chuyển dịch tài chính quốc tế đó là: chuyển dịch đa phương, chuyển dịch song phương, chuyển dịch không đối tác (chuyển dịch nội bộ). Nếu phân loại theo cách thức duy chuyển ta có bốn hình thức chuyển dịch phổ biến đó là:
  • Đầu tư liên quốc gia
  • Thanh toán và mua bán ngoại hối
  • Tài chính thương mại quốc tế
  • Chuyển dịch tài chính của khu vực chính quyền.
Khi giao dịch tài chính quốc tế nợ nước ngoài của các nước đang phát triển và kém phát triển tăng lên vượt quá khả năng chi trả nên xin xoá nợ hoạc ân hạn nợ, khất nợ, hoặc hoãn thanh toán dịch vụ và khủng hoảng nợ tài chính xảy ra (con nợ tuyên bố xù nợ, phá sản và không thanh toán) do vậy câu lạc bộ Paris là một nhóm các nước chủ nợ và câu lạc lạc bộ London là nhóm của các ngân hàng đại diện các nước chủ nợ để chuyển đổi con nợ, khoanh nợ, giảm nợ và xoá nợ để tránh khủng hoảng tài chính. Hệ thống tiền tệ và tài chính chuyển dịch như thế nào? Vai trò và nguyên tắc hoạt động của câu lạc bộ London, Paris ra sao?  Đó là nội dung của bài viết dưới đây.

II. HỆ THỐNG TIỀN TỆfincom.jpg

Hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế là hệ thống các công cụ về tài chính quốc tế để các tổ chức chuyển dịch và trao đổi tài chính quốc tế. Hệ thống nầy có những thành tố sau
  • Công cụ tài chính
  • Các thiết chế
  • Hệ thống điều chỉnh.
1) Công cụ tài chính Quốc tế:

Có 2 dạng Tiền tệ và công cụ khác tiền: Tiền Quốc tế có thể là vàng, kim loại quý và các hình thức trái phiếu

a/ Vàng:
  • Mỗi quốc gia điều lưu hành một loại tiền riêng theo luật pháp của nước họ, trong hệ thống lấy vàng làm cơ sở thanh toán tiền tệ quốc tế thì mỗi quốc gia xác định lượng vàng trong tiền giấy của họ và tỉ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác lập thông qua vàng.
  • Do khủng hoảng kinh tế các nước lâm vào lạm phát và thiếu hụt vàng nên các chính phủ lần lượt bỏ qui định bảo chứng vàng cho tiền giấy phát hành của mình. tiền giấy có thể mua vàng chứ không đổi vàng được nữa, và lượng giá đồng tiền nước nầy qua nước khác qua đồng USD.
b/ Các công cụ tài chính  và các hình thức trái phiếu:

Hệ thống tỉ giá trao đổi cố định (Bretton Woods)

  • Là thoả thuận hướng về giữ giá đồng tiền các nước theo giá vàng, chống lạm phát và giữ giá vàng ổn định làm cơ sở thương mại và thanh toán quốc tế thuận lợi
  • Bretton woods thiết lập cái khung về giá trị mà đồng tiền các nước phải dựa vào
  • Do sự phá giá đồng USD và các đồng tiền khác nên tháng 3 năm 1973 chế độ tỉ giá cố định theo vàng và USD bị sụp đổ.
Hệ thống tiền tệ với tỉ giá thả nổi

Sau hệ thống tỉ giá cố định sụp đổ mỗi quốc gia đều có quyền chọn một chế độ tỉ giá riêng thích hợp cho mình, Nhằm thúc đẩy hỗ trợ những thanh toán quốc tế IMF đã tạo ra thêm một loại trái phiếu của nó như một loại tiền tệ bổ sung cho hệ thống tiền tệ với hệ thống thả nổi

SDR

Là một công cụ tài chính toàn cầu, loại trái phiếu nầy có giá trị được tạo thành từ giá trị đóng góp của 5 đồng tiền (theo nguyên lý rổ tiền tệ) USD, Mark,Yen, Pound, Franc. Giá trị của SDR được IMF tính hàng ngày theo nguyên tắc rổ tiền giữa giá trị USD với 4 đơn vị tiền còn lại theo tỷ giá tại thời điểm tính.

ECU
  • Là một trái phiếu của EU do quỹ EMS (quỹ tiền tệ Châu Âu) tạo thành, mỗi thành viên của quỹ nầy gởi 20% dự trữ ngoại hối của họ vào rồi nhận về một lượng ECU tương đương. Quỹ nầy được EMS sử dụng để can thiệp khi cần ổn định giá trị của ECU, và của các đơn vị tiền của các quốc gia thành viên. Ngày 01-01-1999 nó được gọi là đồng EURO
  • Hiện nay EURO được xem là dự trữ tài chính thứ 3 toàn  cầu sau USD va DM trong đó: USD và các đồng tiền của các nước công nghiệp phát triển (OECD) đómg vai trò rất quang trọng

Đồng USD: là một công cụ tài chính quốc tế và dự trữ quan trọng nhất vì
  • Nước Mỹ sản xuất hàng hoá, bán hàng và đầu tư khắp nơi, và hầu như nước nào cũng có quan hệ thương mại với Mỹ. Do vậy, cần USD để thanh toán các giao dịch với Mỹ.
  • Nước Mỹ mua vật tư hàng hoá của nước ngoài rất nhiều, sử dụng USD cho tiên thanh toán.
  • Hệ thống ngân hàng và đại lý của ngân hàng có mặt hầu hết các nơi trên thế giới nên việc chuyển đổi đồng USD sang bản tệ một cách dễ dàng.
  • Đồng USD là đồng tiền tương đối ổn định về tỉ giá

hedge2.jpgCác đơn vị tiền của các nước phát triển:

Trong khối OECD là các nước có nền kinh tế mạnh, thương mại các nước này chiếm 80% giao dịch toàn cầu do vậy phần còn lại của thế giới vẫn có nhu cầu sử dụng đồng tiền nầy để thực hiện một số giao dịch quốc tế, ngoài ra một số nước có lãnh thổ và tỉ trọng thương mại lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan cũng có cũng có đóng góp vào công cụ tài chính quốc tế.


2) Các thiết chế của hệ thống tiền tệ thế giới

Nếu ta phân loại có 2 nhóm là: Các thiết chế tài chính thông thường và các tổ chức tài chính quốc tế đầu não.

a/ Các thiết chế tài chính thông thường gồm:
  • Thị trường chứng khoán (ngân hàng đầu tư, Công ty quản lý quỹ, công ty môi giới, cơ quan chủ thể vay, cơ quan chủ thế cho vay)
  • Chủ thể đầu tư (quỹ tiết kiệm, quỹ tương trợ, công ty tài chính).
  • Các thiết chế tiết kiệm theo giao kèo (công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí), Các tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, tổc chức tiết kiệm (hụi,hò), hợp tác xã tín dụng)
  • Các thiết chế tài chính của chính quyền (Kho bạc, công ty tài chính..)
b) Các tổ chức tài chính quốc tế đầu não

Thị trường tiền tệ Châu Âu:

Thị trường nầy phát triển nhanh do các nguyên nhân sau đây
  • Cung cấp các khoản gữi và cho vay với lãi suất hấp dẫn hơn các ngân hàng nội địa ở các nước có đơn vị tiền cần vay mượn
  • Thị trường cực kỳ rộng
  • Lãi suất thả nổi theo thương lượng trên nền Libor, điều chỉnh lãi suất các suất các thị trường khác.
  • Rủi ro được giảm thiểu thấp nhất
  • Các dịch vụ kinh doanh ngân hàng quốc tế đều có thể kết toàn ở thị trường nầy.
  • Nơi mà thị trường tài chính nội địa có thể kế nối với thị trường tài chính toàn cầu.
Ngân hàng phục vụ thanh toán quốc tế:
  • Là diễn đàn họp nhất hoạt động tài chính và tiền tệ quốc tế.
  • Là ngân hàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu
  • Là đại lý tín dụng cho các hoạt động và chương trình tài trợ quốc tế
  • Trung tâm nghiên cứu quản trị tài chính và thanh toán quốc tế
  • Hỗ trợ chương trình thị trường hoá, quốc tế hoá các nền kinh tế chuyển đổi.
Ngân hàng thế giới (WB).

Là một tổ chức tài chính điển hình, tổ chức nầy là một tập đòan gồm 3 thiết chế khác phụ thuộc là:

  • Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển(IBRD)
  • Ngân hàng tài tài chính quốc tế
  • Hiệp hội phát triển quốc tế

Hoạt động chính của ngân hàng thế giới là:
  • Cấp các khoản vay cứng: là các khoản vay có lãi suất thanh toán và đáo hạn không quá 25 năm,
  • Những quốc gia khó khăn về tài chính không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng có thể cơ cấu lại nợ để gia hạn.
  • Hỗ trợ các nước kém phát triển trong các dự án phát triển chiến lược và phát triển dài hạn.
  • Hỗ trợ thương mại và hợp tác quốc tế
  • Cố vấn kỹ thuật tài chính
  • Là gạch nối trong quản trị và thanh toán quốc tế.
Tập đoàn tài chính quốc tế (International Financebank2.jpg Corporation).
  • Là một bộ phận của ngân hàng thế giới nhưng nó có nghĩa vụ là hỗ trợ các nước kém phát triển bằng cách đầu tư cải tạo cơ cấu, hệ thống sản xuất và công nghệ, đặc biệt là các xí nghiệp vừ và nhỏ do vậy nó bổ sung cho ngân hàng thế giới.
  • Nó bán cổ phiếu các công ty vừa và nhỏ ra thị trường tài chính quốc tế, quốc tế hoá công cụ tài chính của các nước kém phát triển.
  • Bán cổ phiếu của công ty vừa và nhỏ trong thị trường nội địa do vậy nó thúc đẩy hoàn thiện thị trường tài chính của các nước LDC.
Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA):

Là thành viên của ngân hàng thế giới nhưng cung cấp các khỏan vay mềm là các khoản vay có thời gian đáo hạn 40 năm và gia hạn nợ là 10 năm. Tính chất của tổ chức nầy là nó huy động tài chính từ các nước phát triển cho các nướ kém phat triển vay rồi chấp nhận thanh toán bằng tiền chuyển đổi kém do vây nó làm quốc tế hoá đồng tiền, tạo dòng chảy tài chính từ nước giàu sang nước nghèo và ngược lại.

IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế)
  • Vốn hoạt động từ các nước thành viên đóng góp theo cổ phần theo Quota, lượng cổ phần phụ thuộc vào tỉ trọng của GDP so với GDP toàn cầu nó tỉ lệ thuận với số phiếu được nắm giữ (tương tự như công ty cổ phần mà thành viên là các nước trên thế giới.
  • Tổ chức nầy hoạt động trong việc cho vay dự án cho các nước là thành viên của tổ chức, được 85% phiếu biểu quyết thuận
  • Hỗ trợ cơ cấu nợ
  • Chống khủng hoảng tài chính
Ngân hàng tái thết và phát triển Châu Âu

Ngân hàng phát triển châu A (ADB).


3) Hệ thống điều chỉnh:

a) Hệ thống điều chỉnh nó điều chỉnh luồng vận động  của tài chính quốc tế nó bao gồm
  • Hệ thống điều chỉnh cơ cấu: (SAF)
  • Hệ thống điều chỉnh nâng cao.
b) London và Paris club là hai câu lạc bộ hoạt động như một hệ thống điều chỉnhcác luồng chuyển dịch tài chinh quốc tế :
  • Nó là diễn đàn thực hiện các thương lượng, thỏa thuận, vay nợ, thnah toán, chuyển nhượng.
  • Điều chỉnh lãi suất của thị trường tiền tệ châu Âu và các lãi suất tài chính quốc tế khác
  • Hỗ trợ việc ân hạn nợ , tái cơ cấu nợ
  • Thực hiện các biện pháp ngăn chặn rủi ro vỡ nợ , phá sản , không thanh toán nợ trong chu chuyển tài chính quốc tế.
c) Thỏa thuận liên ngân hàng Basle:

Những thoả thuận và điều khỏan ràng buộc là hệ thống điều chỉnh hoạt động tài chính quốc tế, tạo thị trường tài chí`nh quốc tế hoạt động trong luật, tạo khung cho hoạt động thống nhất của thị trường toàn cầu.

d) IBF

Không những là một ngân hàng mà còn là một cơ chế quản lý điều tiết và theo dõi của Fed đối với các khỏan cho vay và chuyển dịch tài chính ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Mỹ. Giữa những năm 1980 IBF quản lý quỹ viện trợ kỹ thuật của Hoa-Kỳ cho các nước phát triển, những ràng buộc của IBF là bộ lọc làm tăng giảm tốc độ chuyển dịch tài chính ở phạm vịquốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau.

e) Điều chỉnh bằng lãi suất thả nổi và hợp tác quốc tế về chính sách tiền tệ
  • Lãi suất thả nổi  đặt ra luật điều chỉnh tự động chu chuyển tài chính theo chính sách tiền tệ của các nước lớn (G7,G8..)
  • Hợp tác quốc tế về chính sách thanh tóan: là hệ thống điều chỉnh tài chính quốc tế không chính thức của các nước phát triển. Những thoả tuận về chính sách tiền tệ và tài chính của các nước nầy có tác động rất lớn đến việc tăng giảm tốc độ chu chuyển tài chính toàn cầu.
f) Điều kiện IMF
  • Để câu lạc bộ Paris cơ cấu lại nợ tài chính quốc tế quá hạn, tổ chức tài chính quốc tế hay quốc gia thành viên của quỹ  đó phải có được sự cam kết cho vay dự phòng từ IMF. Nhung để được IMFcho vay thì chủ thể nợ phải điều chỉnh cơ cấu, chính sách kinh tế vĩ mô, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cải thiện hệ thống tài chính … gọi là điều kiện của IMF.
  • Điều kiện IMF là một hệ thống điều chỉnh nhằm bảo đảm lưu chuyển tài chính quốc tế, chống vỡ nợ và tính kém hiệu quả trong sử dụng vốn.

III. CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN DỊCH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ;

Nếu phân loại theo chủ thể tham gia ta có: chuyển dịch đa phương, chuyển dịch song phương và chuyển dịch không đối tác. Phân loại theo cách thức di chuyển ta có đầu tư lien quốc gia, Thanh toán và mua bán ngoại hối, tài chính thương mại quốc tế và chuyển dịch tài chính của khu vực chính quyền.

1. Đầu tư liên Quốc gia:

Đầu tư trực tiếp, đầu tư trực tiếp bởi xuất khẩu lao động và đầu tư gián tiếp

a)       Đầu tư trực tiếp: FDI
  • Là sự xuất khẩu (hay nhập kẩu đối với nbên đối tác) vốn và công nghệ quản lý mà nhà đầu tư sẽ trực tiếp sử dụng trong qá trình đầu tư.
  • Bằng tài chính của mình, nhà đầu tư nước ngoài xin phép chính quyền sở tại cho phép trực tiếp xây dựng hay lien doanh với một đối tác trong nước để xây dựng hay mua lại một nhà máy, một công ty nhằm thực hiện quá trình kinh doanh tại địa phương, rõ nét nhất là đầu tư của các công ty đa và xuyên quốc gia. Dòng đầu tư nầy nó khơi dòng chảy tư nhân ở phạm vi toàn cầu từ chỗ cao đến chỗ thấp.

Ảnh hưởng của FDI: ta phân tích giữa hai nước có quan hệ đầu tư và không có quan hệ đầu tư: (theo hình vẽ sau)

le1.JPG

Giả sử nước đầu tư là A nước chủ nhà là B

Tổng tư bản 2 nước là đường O O1

Tử bản của nước A là OZ, tư bản của nước chủ nhà B là O1 Z.

Trường hợp 1: chưa đầu tư

Tại quốc gia A ứng cới mức lợi tức R.a nội địa, nước A sử dũng hết nguồnvốn mức lợi tức sẽ ltại E1 , tức là R.a, đường Ka cho biêế nó là đường giá trị cận biên của vốn tại nước A.

Tại B ở mức lợi tức rb cao hơn vì vốn khan hiếm, đướng giá trị sản phẩm biên của vốn là Kb đi qua điểm E2
  • Nếu không có quan hệ lợi tức của nước A là Ra=E1 Z.
  • Lợi tức của nước B là rb =  E2 Z.
Tổng sản phẩm của nước A và B lần lượt là 2 hình chử nhật O.Ra. E1.Z và O1.rb. E2.Z.

Trường hợp 2: khi tư bản tự do duy chuyển tài chính từ A sang B tìm lợi nhuận cao hơn (dưới hình thức FDI). Quá trình chuyển vốn từ A sang B làm cho vốn của nướa lùi dần về O, ngược lại vốn của nước B tăng dần qua mức O1.Z. Giảm vốn nước A làm lãi súât tăng và tăng vốn ờ B làm lãi suất giảm  cho đến khi lãi suất 2 nước bằng nhau, lượng vốn từ A qua B là đoạn VZ.Cả 2 nước sản xuất tại E và mức lợi tức R1.R2.

Sản lượng thế giới tăng E. E1. E2 trong đó nước nhận đầu tư (B) là E .E2.U và nước đầu tư (A) là E. E1 U

Từ mô hình trên ta kết luận rằng Tự do di chuyển tài chính quốc tế làm tăng sản lượng và thu nhập cho tất cả các bên tham gia.

b) Đầu tư theo danh mục:

Là đầu tư thuần tuý vào tài sản tài chính như cổ phiếu trái phiếu, loại đầu tư nầy có thể thực hiện qua nhiều loại tiền tệ khác nhau.Với trái phiếu nhà đầu tư chỉ thuần tuý chỉ cho vay và nhận một khỏan lợi tức. cổ phiếu nhà đầu tư bỏ vốn ngoài kỳ vọng kiếm lời còn có quyền sở hữu công ty.

Đầu tư theo danh mục có đặc điểm là dòng tài chính quốc tế chảy về những khu vực có lợi ích kinh tế cao.

2.. chuyển dịch tài chính quốc tế qua thanh toán và mua bán ngoại hối.

a. Thị trường ngoại hối:
  • Thị trường ngoại hối là nới phiếu nợ tài chính các loại của nước ngoài được mua và bán
  • Các thành phần của thị trường ngoại hối:
    • Chủ thể cần mua và bán ngoại hối: họ có thể là công ty đa hoặc xuyên quôc gia, chính quyền và các doanh nghiệp trong và ngoài nước, những nhà đầu cơ để kiếm lợi, dân chúng giữ ngoại tệ với nhu cầu khác nhau.
    • Chủ thể thực hiện thanh toán và chuyển nhượng: thường là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính.Thành phần nầy thực hiện các chuyển dịch giá trị ngoại hối theo theo lệnh của người bán hoặc mua.
    • Chủ thể điều tiết: Thường là ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia.
b. Phân loại thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối cố định tỉ giá: (ta có 2 sơ đồ sau)

le2.JPG

Trong thế giới thị trường ngoại hối cố định về tỉ giá (1944-1973) cơ chế vận nành của nó có những nét đặt trung riêng,

Giả sử tỉ giá được cố định tại E. Nếu cầu tăng lên D1 (đồ thị a) để ổn định lãi suất tại E các tổ chức quản lý tài chính nội địa sẽ phải tăng cung lên q2 theo nhu cầu. Ngược lại lương cung tăng S1 (đồ thị b). Để tỉ giá ổn định tại E các tổ chức tài chính phải làm ngược lại là mua hết lương cung tăng Q0.Q2.

Thị trường tỉ giá hoấi đoái thả nổi: tỉ giá sẽ do thị trường quyết định

B. Chuyển dịch tài chính qua thị trường ngoại hối:

Ta có:

Y = C + I + G + X - M

Hay Y – C = I + G +X - M

Mà Y – T= Yd và Yd = C + S

Suy ra Y-T = C + S hay Y –C = S + T


Như vậy   I + G +X – M = S + T

Suy ra I – S – (T-G) =M –X

Ta đặt (T-G) là tiết kiệm trong khu vực chính quyền ta viết tắc là Sg

Ta có    I – (S + Sg) = M-X

Ta đặt M-X là tiết kiệm từ giao dịch với nước ngoài ta viết tắc là Sf

Ta có   I – (S + Sg) = Sf

Công thức trên cho chúng ta thấy khi thiếu hụt về tiết kiệm trong nước sẽ tạo ra nhu cầu bồi đắp bởi các luồng chảy vào của tiết kiệm nước ngoài và ngược lại.

Chuyển dịch tài chính qua thị trường ngoại hối nằm dưới một trong các hình thức sau
  • Cung cấp tài chính ngoại thương
  • Đầu cơ ngoại tệ
  • Sự tăng giảm dự trữ ngoại tệ của ngân hàng, chính phủ, các doanh nghiệp, nhân dân..
  • Thanh toán ngoại tê liên ngân hàng
Chuyển dịch tài chính liên ngân hàng
  • Cho vay liên ngân hàng
  • Cho vay dự trữ
  • Thanh toán bù trừ
  • Các khoản trôi nổi
IV.  NỢ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CÂU LẠC BỘ LONDON-PARISlaban.jpg

a)       Khái niệm: Nợ tài chính quốc tế là sự xuất hiện và gia tăng của các khỏan phải trả định kỳ cho nước ngoài bao gồm chi phí phát sinh

b)       Vai trò của câu lạc bộ các nhà tài chính London và Paris

Câu lạc bộ các nhà tài chính London và Paris là những đạo diễn chính trong việc tái cấu trúc lại nợ tài chính nhằm chống khủng hoảng.

Câu lạc bộ Pari là một nhóm các nước chủ nợ trong đó chủ yếu là Mỹ và các nước G7, nó là một tổ chức không chính thức, không có luật lệ hay cơ cấu vật chất. Bộ ngân khố cung cấp một số nhân viên, Thư ký…. Những người nầy sẽ triệu tập các nước chủ nợ lien quan khi mà một nước con nợ thông báo rằng đang ở tình trạng nguy kịch. Mục đích của mỗi kỳ họp Paris Club không hoàn toàn nhằm ban tăng tặng một ân hạn cho con nợ mà nhằm xây dựng một cơ sở mà trên đó chủ nợ huy vọng rằng có thể thu hồi được công nợ bằng cách kéo dài thời gian hoàn trả và cắt giảm các khỏan thanh toán hàng năm xuống tới míưc mà con nợ thanh toán được và thanh toán từ từ. Các nước con nợ trước mắt được giảm các khoản phải trả hàng năm, có khả năng thanh toán trong năm nhưng tổng số nợ tăng lên cả lãi lẫn gốc.

IV. KẾT LUẬN:

  • Việc nắm bắt sử dụng các công cụ tài chính quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài, tự do di chuyển tài chính quốc tế sẽ làm tăng sản lượng và thu nhập cho quốc gia. Thu hút dòng vốn lãi suất thấp làm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho xã hội và tạo sự phát triển.
  • Việc sử dụng vốn ODA kém hiệu quả do tham nhũng trong xây dựng cơ sở hạ tầng  (PMU) tạo ra những sản phẩm kém chất lượng hiệu quả sử dụng thấp, vốn FDI vào những lĩnh vực thâm dụng lao động khai thác tài nguyên sẽ làm cho đất nước ngày càng nghèo đi,
  • Các khỏan vay không được hoạch định và tính toán có hiệu quả đầu tư tràn lan như nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng không mang lại hiệu quả kinh tế mà lãng phí vốn dẫn đấn mất vốn là một nguy cơ lớn cần khắc phục.
  • Sự lãng phí ngày hôm nay, thế hệ con cháu mai sau phải trả vì quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng thế giới (WB) câu lạc bộ Paris- London không phải là những tổ chức từ thiện nhằm giảm nợ và xoá nợ mà ngược lại buộc con nợ và những ràng buộc khắc khe hơn, nợ chồng nợ và từ đó lệ thuộc về kinh tế, chính trị…
  • o Muốn thoát nghèo (LDC) chúng ta cần phải trong sạch bộ máy nhà nước kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, và tạo điều kiện cho nguồn tài chính quốc tế đổ vào Việt nam và sử dụng hiệu quả nó.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • Tài chính quốc tế nhà xuất bản thống kê Chủ biên: TS Trần Ngọc Thơ.TS Nguyễn Ngọc Định; TS Nguyễn Thị Ngọc Trang.TS Nguyễn Thị Liên Hoa.GV Nguyễn Khắc quốc Bảo.
  • Multinnational Financial management Alan C. Shapiro
  • www.worldbank.org
  • www.wsj.com
  • www.ft.com. 

ĐẠI HỌC MỞ TP HCM
Lớp MBA5.
Bài viết nhóm 5.

MÔN : CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Thành viên nhóm5:
1.    Võ Văn Tùng
2.    Nguyễn Minh Tân
3.    Đào  Minh Tuyến
4.    Phan Bích Lê
5.    Võ Văn Cần
Bài viết bản quyền "© SAGA, www.saga.vn," đề nghị ghi nhận rõ khi trích đăng sử dụng lại một phần hay toàn bộ bài viết