Triết lý sống

Phàm làm việc gì trước phải suy xét đến hậu quả của nó
Hành động của người quân tử là giữ tĩnh lặng để tu thân, cần kiệm để dung dưỡng đức độ. Không đạm bạc thì không thể có trí tuệ sáng suốt, không yên tĩnh thì không có chí vươn xa. Học thì phải cần yên tĩnh, muốn có tài năng phải học; không học thì không biết rộng, không có chí thì việc học không thành.

Mong muốn lan man thì không thể nảy sinh cái tinh túy, vội tìm cái hiểm hóc thì không nắm được cái thực tình. Thời gian tuổi tác qua nhanh, ý chí cùng ngày tháng trôi đi trở thành khô héo, phần lớn không tiếp cận được với thời đại, rồi buồn tủi nơi lều nát, sao còn khôi phục lại kịp cái chí hướng được nữa !

Saturday, September 26, 2009

10 Trạng thái kỳ thú của Tử-Vi



Sau loạt bài "10 điều tâm niệm khi đoán số Tử-Vi" cho khoa Đẩu Số Tử-Vi. Người viết vẫn chỉ mong làm một công việc bình thường nhất là truyền thông đến quý vị say mê nghiên cứu Tử-Vi, một vài suy nghiệm thâm thúy đã tìm thấy ở khoa lý học Đông Phương này. Trong khuôn khổ tổng quát vừa nói, kẻ viết xin trình bày thêm "10 trạng thái kỳ thú của Tử-vi" như sau :

1 - Vó câu nghị lực
2 - Đối kháng của định mệnh
3 - Liên minh kỳ diệu
4 - Hạnh phúc lâm nguy
5 - Đường đời cô đơn
6 - Bạn là ai
7 - Nên sống hay chết
8 - Sung sướng hay đau khổ
9 - Nhân diện ác quỷ
10-Anh hùng chiến trận.

1- Vó câu nghị lực

Biết xem Tử-vi ai cũng phải công nhận giá trị quan hệ của các sao Thiên Mã, nó tượng trưng cho nghị lực ở đường đời, cũng như chiếc xe đi của đương số. Thiên Mã chỉ đóng ở 4 cung thuộc Tứ sinh : Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Khi Mã đóng ở cung nào, thì Mã thuộc hành của cung đó.

Thí dụ : Thiên Mã đóng ở cung Thân, tức là Mã Kim, Thiên Mã đóng ở cung Dần là Mã Mộc .... Tuy vậy, có điều lý thú nhất, là khi Mã đóng ở cung nào có sao Tuần thì phải nên hiểu rằng : Mã không còn ở cung đó nữa, mà Thiên Mã đã nhờ chiếc cầu Tuần nhảy tới (theo chiếu thuận) vị trí mới để trở thành Mã của hành ở cung mới nhảy tới. Thí dụ : Thiên Mã đóng ở cung Thân mà cung Thân có sao Tuần thì phải hiểu rằng Thiên Mã đã nhảy tới cung Hợi, để trở thành Mã Thủy (chứ không phải là Mã Kim nữa). Do đó, khi đối chiếu ngũ hành của Mã với ngũ hành của Mệnh, ta nên để ý tới sự kiện Mã ngộ Tuần (Sao Triệt không kể tới) mà luận giải về tính cách phấn đấu của đương số trong đời sống cũng như về những tai họa do xe cộ gây ra ...

2- Đối kháng của Định Mệnh

Lá số Tử-Vi gồm 12 cung, mỗi cung mang một chủ đề trong 12 chủ đề của đương số là :Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô, Di, Ách, Tài, Tử, Phối, Bào. Ta hãy để ý có 6 đôi cung xung phá nhau, lần lượt là :

- Dần với Tị
- Sửu với Ngọ
- Tý với Mùi
- Hợi với Thân
- Mão với Thìn
- Dậu với Tuất.

Cho nên khi nhìn vào các cung trên, ta thấy ngay các vấn đề đã trở thành nên những đối tượng tranh chấp (một thắng một bại, một mất một còn, một chánh một tà, một thịnh một suy) nhau thật rõ ràng.

Thí dụ : Mệnh đóng tại cung Tý ta có :
Mệnh - Ách : xung phá.
Phụ - Di : xung phá
Phúc - Nô : xung phá
Điền - Quan : xung phá
Tử - Phối : Xung phá
Tài - Bào : xung phá

Rồi giữa những cặp cung tranh chấp ấy, ta để ý những sao của cung nào hợp và lợi cho ngũ hành của bản Mệnh, thì cung ấy cường và cung kia nhược. Thí dụ : Phúc - Nô xung phá, nếu Nô cung cường thỉ Phúc cung nhược, Tử phối xung phá, nếu Phối thịnh thỉ Tử suy .....

3- Liên minh kỳ diệu

Nếu đã có 6 đôi cung phá nhau, thì cũng có 6 đôi cùng hạp nhau (nhưng chỉ là hạp một chiều) được gọi là 6 đôi nhị hợp :

- Tý với Sửu (Sửu lo cho Tý)
- Dần với Hợi (Hợi lo cho Dần)
- Mão với Tuất (Mão lo cho Tuất)
- Thìn với Dậu (Dậu lo cho Thìn)
- Tỵ với Thân (Tỵ lo cho Thân)
- Mùi với Ngọ (Mùi lo cho Ngọ)

Từ căn bản này, 12 chủ đề của bản số Tử-Vi đã thu lại làm 6 hành động làm lợi cho 6 chủ đề mà thôi. Thí dụ : Mệnh đóng tại Tý, thì bản số có giải đáp tổng quát ngay : cha mẹ lo cho đương số, bạn bè đem tài lộc tới cho đương số ....

Một lý thú căn bản suy gẫm : cung an Mệnh (tượng trưng cho đời sống tiêu cực của con người) luôn luôn được cung phụ mẫu che chở, nhưng cung an Thân (tượng trưng cho hành động của con người) lại luôn luôn sinh phò cho cung Phụ Mẫu (có ý nghĩa như sự báo hiếu vậy). Vấn đề này đã được cụ Thiên Lương cho là một bố cục tế vi của cổ nhân khi soạn ra cách an sao lập số Tử-vi vậy.

4- Hạnh phúc lâm nguy

Bộ Sát Phá Tham là nhóm tinh đẩu quá khích, chủ về các hành động sát phạt, cho nên khi người ở cách Cơ Nguyệt Đồng Lương mà sang Đại hạn Sát Phá Tham thì hãy coi chừng sự xông xáo thái quá của nhóm sao vừa nói gây ra phản ứng phũ phàng không sao lường được (điều này thì ai cũng biết cả). Tuy nhiên ở đây, ta hãy để tâm kiểm nghiệm hai trường hợp :

- Bộ Sát Phá Tham ở cung Phụ Mẫu.
- Và Bộ Sát Phá Tham ở cung Phu Thê.

Luôn luôn là khuynh hướng báo trước sự hình khắc chia ly (nhẹ cũng là cảnh ông nói gà, bà nói vịt, cha ở nhà trước mẹ ở sân sau... ) Trong trường hợp bộ Sát Phá Tham (dù đặc địa hay hãm địa) ở trong vòng Thái Tuế thì còn đỡ (giảm 50 % hiệu lực ), chứ nếu chúng ở ngoài vòng Thái Tuế của bản số (Vòng Thái Tuế là vòng tam hợp cung tuổi của bản số) thì thật là tai hại vô cùng.

5- Đường đời cô đơn

Xem số Tử-Vi, nhiều người có thói quen nhìn ngắm các chính diệu đắc địa hay hãm địa mà luận giải sự tốt xấu. Tôi thấy điều này có vẻ phiến diện, hời hợt, khi đúng khi không. Thật ra vấn đề ngũ hành của chính tinh mới là hệ trọng. Đối với hai cung Phối và Nô là hai nơi quần tụ của mỗi cá nhân trong xã hội, cần phải đẹp đẽ để đời sống thêm ý nghĩa (từ đời tư đến đời công). Cái đẹp ở hai cung Phối và Nô có nghĩa là có bạn đời và bạn đường chung thủy khả tín. Chúng ta hãy chú ý đến các ngũ hành của chính diệu đóng tại cung Phối và Nô như sau :

a)- Đối với cung Phối

Nếu ngũ hành của chính tinh cung Phối sinh nhập với ngũ hành của bản mệnh thì đời sống vợ chồng lâu dài đầm thắm, nếu cung Phối có chính tinh xung khắc với ngũ hành bản Mệnh thì : anh đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta chỉ có thế thôi ... Đặc biệt, cung Phối có hai chính diệu (một hạp, một khắc) nghĩa là trong đời tình cảm thế nào cũng hai lần hát khúc tào khang là ít.

b)- Đối với cung Nô

Ngũ hành chính diệu sinh nhập ngũ hành bản Mệnh thì có bản bè, thuộc hạ tốt, trông cậy được. Bằng như ngũ hành chính diệu xung khắc ngũ hành bản Mệnh là kể như đường đời cô độc, không ai là Chung Tử Kỳ của Bá Nha cả. Khi ngũ hành của bản Mệnh sinh xuất ngũ hành của chính diệu tại Nô cung, phải coi như một đời tôi mọi cho bằng hữu.

Thí dụ :Người Mạng Thổ, Nô cung có Vũ Tướng, là kể như không có bạn tri kỷ !. (vì Vũ Khúc là Kim,Thiên Tướng là Thủy, ngũ hành bản Mệnh là Thổ không hợp và lợi gì với Kim và Thủy cả). Còn các bàng tinh và phụ tinh chỉ là chuyện thứ yếu, thêm bớt chút đỉnh ý nghĩa thôi .

6- Bạn là ai ?

Cuốn Tử-Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương có nói : " Môn Tử-Vi khoa tính tình học tiềm ẩn ", tôi thấy điều này rất chí lý. Muốn tìm hiểu tính tình của một bản số, ta nên vẽ ra 3 vòng Tam hợp là :

- Vòng Thái Tuế : tượng trựng tư tưởng của mình.
- Vòng Thân : Tượng trưng hành động của mình.

Vòng Thái Tuế là Tam hợp của ba cung có tên giống địa chỉ năm sinh. Vòng Mệnh là Tam hợp của ba cung an Mệnh, cung Quan Lộc và cung Tài Bạch. Vòng Thân là tam hạp của ba cung liên quan với cung an Thân. Sau đó, ta ghi nhận ngũ hành của mỗi vòng :

- Hợi Mão Mùi là Mộc;
- Dần Ngọ Tuất là Hỏa;
- Thân Tí Thìn là Thủy;
- Tỵ Dậu Sửu là Kim.

Rồi lý luận theo tám trường hợp kể sau :

- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Thân ở thế ngũ hành tương khắc, là người ngụy quân tử nói hay mà làm điều ác hiểm (giống như vai trò Nhạc Bất Quần trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Văn sĩ Kim Dung)

- Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế, còn Vòng Mệnh ở thế ngũ hành tương khắc, là người nói dữ dằn nhưng hành động lại quang minh chính trực (như mẫu người Từ Hải trong truyện Kiều)

- Vòng Mệnh, Vòng Thân cùng hành với vòng Thái Tuế : tốt nhất, quân tử chính danh.

- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng xung khắc ngũ hành với vòng Thái Tuế, là người chung thân bất mãn, lãnh tụ của đối lập, thích nghi và làm điều ngang trái.

- Vòng Thái Tuế sinh xuất vòng Mệnh nhưng Vòng an Thân lại sinh nhập Vòng Thái Tuế, là mẫu người cực kỳ khôn ngoan, chủ trương nhượng bộ trong lý thuyết rồi lấn lướt trong hành động.

- Vòng Mệnh cùng hành với Vòng Thân nhưng sinh nhập vòng Thái Tuế là người luôn chủ trương lấn lướt tha nhân, chuyên nghĩ và xếp đặt chuyện ăn người, mẫu người tham vọng.

- Vòng Mệnh cùng hành với vòng Thân nhưng được Vòng Thái Tuế sinh xuất là người hiền lành đến nhu nhược, luôn cam phận thiệt thòi (một sự nhịn, chín sự lành).

- Vòng Mệnh sinh nhập Vòng Thái Tuế, rồi Vòng Thái Tuế sinh xuất Vòng Thân là người nói hay làm dở, nói nhiều làm ít đa lý thuyết, thiếu thực hành, dốt hay nói chữ.

7- Nên sống hay chết

Đời có vinh kẻ nhục, số Tử-Vi cũng có những nét bàng bạc đồng sao mà dị nghĩa, cả hai người nhe răng nhưng người này cười mà kẻ kia lại khóc. Đó là trường hợp bộ ba Mã-Khốc-Khách. Nhiều sách đều khẳng định hạn gặp Mã-Khốc-Khách là vận tốt, tôi đã kiểm nghiệm thấy không đúng mà phải luận giải thế tương quan giữa ngũ hành của Mã với hành của Mệnh trước tiên đã, nếu thấy Mã phò người là thì mới là nhạc ngựa khánh vàng reo vui, còn thấy Mã hại người thì chỉ là tiếng kèn trống đám ma thôi (hoặc đến hạn đó gặp nhiều cái rủi ro đưa tới như bệnh, tật, mất xe, hao tài tốn của, nhiều chuyện bực mình ... )

Thí dụ : Người tuổi Ngọ, mạng Mộc Mã ở cung Thân (Mã Kim) vậy là Mã hại người. Ôi ! còn ghê rợn nào bằng hạn Mã-Khốc-Khách, khóc dở, mếu dở ... Người tuổi Dần, mạng Thủy, Mã đóng ở cung Thân (Mã Kim), đây là Mã phò người, nên gặp hạn Mã-Khốc-Khách là đến hồi thái lai vậy. Từ đó mà suy luận rộng thêm ra các trường hợp khác

8- Sung sướng hay đau khổ

Khi nào chính diệu xung chiếu được coi như chính diệu tọa thủ ở cung vô chính diệu ?

- Khi nào Vòng tam hợp của cung vô chính diệu có hành khắc chế được hành của Vòng tam hợp cung xung chiếu có chứa chính diệu .

Thí dụ : Mệnh vô chính diệu tọa thủ ở cung Dậu (vòng tam hợp là Tỵ Dậu Sửu : Kim). Cung xung chiếu là Mão (vòng tam hợp Hợi Mão Mùi : Mộc) chứa hai chính diệu Thái Dương và Thiên Lương. Vậy vòng Kim khắc chế vòng Mộc, nên chiếm đoạt được hai chính tinh Thái Dương và Thiên Lương đem về cung Dậu xử dụng. Ngược lại nếu hành của cung vô chính diệu bị hành của cung xung chiếu áp đảo thì kể như "Hư không chi địa" hoàn toàn, lúc này cung vô chính diệu lại càng lâm nguy và dễ dàng để cho các "Hung tinh chiếu lược" hoành hành.

9- Nhận diện ác quỉ

Cụ Hà-Lạc Dã Phu Việt-Viêm-Tử trong " Tử-Vi Áo Bí " đã đề cao vai trò của bộ Tả Phù và Hữu Bật. Thật tình mà nói, thì hai sao này là những " gián điệp hai mang " nghĩa là nó vừa hữu ích mà vừa nguy hiểm khi tìm biết tánh nết của một người qua bản số Tử-Vi. Khi Tả-Hữu đóng vào vòng Thái Tuế có hai trường hợp xảy ra :

- Nếu trong vòng Thái Tuế không có Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kỵ, Đà La, là người chính nhân quân tử.

- Nếu trong vòng Thái Tuế có thêm Không, Kiếp, Kỵ, Đà thì hẩm hiu cho người có tài mà không có thời (sinh bất phùng thời )

Riêng trường hợp hai sao Tả Hữu đứng ở thế đối lập với vòng Thái Tuế hay đứng ở thế sinh nhập vòng Thái Tuế [Ví dụ : tuổi Ngọ, vòng Thái Tuế là Hỏa và hai sao Tả-Hữu đóng cung Mùi (thuộc hành Mộc)] thì dù có thêm Không, Kiếp, Kỵ, Đà hay không vẫn là hạng hữu tài vô hạnh, làm điều quấy đảo thiên hạ.

10- Anh Hùng chiến trận

Sao Phá Toái chỉ chịu đứng ở ba cung Tỵ-Dậu-Sửu. Nó tượng trưng cho sự ương ngạnh, thích làm điều phá tán, vỡ đổ (giống như nhân vật Na-Tra trong chuyện Phong Thần). Sao này coi như con đẻ của Phá Quân, nên khi Phá Toái đồng cung với Phá Quân thì kết hợp thành sức mạnh vô song (tương tự như Vũ Khúc gặp Văn Khúc) chủ về võ nghiệp thời danh. Nếu vòng Thái Tuế lại chứa " Toái Quân lưỡng Phá " này thì không cần phải nói nhiều : rõ ràng là bậc anh hùng trong thiên hạ, ấn chức nguyên nhung trao vào tay này không hổ thẹn chọn lầm người.

Tóm lại, để kết luận cho bài Tham luận này, ta có thể tạm bắt chước người Tây Phương để nói rằng :" Đưa Lá số Tử vi của bạn đây, tôi sẽ nói bạn là ai ! "

Vòng Thái Tuế Theo Cách Nhìn Của Cụ Thiên Lương

VÒNG THÁI TUẾ

Ðây là vòng tư cách hạnh kiểm của từng cá nhân

Vòng Thái Tuế gồm 12 sao là Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Ðức, Bạch Hổ, Phúc Ðức, Ðiếu Khách, Trực Phù.

Vòng Thái Tuế được chia thành 4 nhóm tam hợp:

Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ
Thiếu Dương - Tử Phù - Phúc Ðức
Tang Môn - Tuế Phá - Ðiếu Khách
Thiếu Âm - Long Ðức - Trực Phù

Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thái Tuế

Người có cung Mệnh hay Thân tại đúng cung tuổi hay trong tam hợp cung tuổi trên địa bàn Tử Vi là được hưởng Thái Tuế, một ngôi vị thịnh vượng chính đáng cho người thọ hưởng được thỏa mãn hài lòng với vị trí của chính mình. Tuế Phù Hổ là người đáng trọng vì có tư cách nhân phẩm, không thể có đầu óc làm quấy, là người thành tâm thiện ý gánh vác trách nhiệm những công việc có tính cách lợi ích, chính nghĩa, không vị kỷ để rồi thành công đồng hưởng. Ðây là người nghĩ đến phận sự của mình như có trách nhiệm phải làm, một khi làm thì phải làm sao cho xứng đáng với tư cách nhân phẩm, đâu cần phải có Khoa Quyền Lộc, nếu có chi là gấm thêu hoa. Ðây là hạng người đáng trọng, là người tối thiểu có tư cách, từ người làm mướn cho đến tột đỉnh cao sang tùy theo địa vị thứ lớp người đó đứng trong xã hội. Số nào Mệnh Thân đồng cung tam hợp Thái Tuế nếu có thêm Ðẩu Quân thì dầu ở trong hoàn cảnh nào cũng không phải là thường nhân ti tiện, ít ra cũng đủ bổn phận, có danh gì với núi sông.

Thái Tuế: rất tự hào, tự coi mình như có trách nhiệm làm việc chính đáng. Không thể là người bất nhân nếu có Thái Tuế thủ Mệnh. Mệnh Thái Tuế gặp Thiên Khốc đóng (tuổi Dậu) cũng đưa thân thế lên hàng danh dự, chính nghĩa vang dội

Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội

Bạch Hổ: cương quyết, đầy tham vọng, cố gắng, hâm hở làm việc chính đáng, khi làm việc chính nghĩa thì ham mê làm với bất cứ giá nào, dẫu rằng có ý nghĩa vị tha nhưng cũng không ngoài thỏa mãn dục vọng. Người Bạch Hổ mang danh nghĩa khí nhưng còn để ý đến Quyền Lộc riêng tư. Nếu Bạch Hổ gặp Ðường Phù thì không nên quá tự hào coi hưởng thụ Lộc Tồn như thù lao xứng đáng với công khó nhọc mà mình đã xây đắp cho xã hội, tuy là người được ghi danh hậu thế nhưng nội tâm vẫn chưa cho phép mãn nguyện

Ba vị trí này luôn luôn được hưởng bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái đem lại sự vinh dự, may mắn, hưng vượng, thỏa mãn và đắc ý (bằng cách này hay cách khác) cho người được hưởng.

Tuy nhiên vì vòng Thái Tuế xuất phát từ địa chi (ngọn) nên chỉ là mong manh và là giai đoạn mà thôi, nên cần phải phối hợp thêm:

Thái Tuế + Tràng Sinh: tam hợp Sinh Vuong Mộ (Cục tuổi) tăng thêm sức mạnh cho tam hợp Thái Tuế; nên người được hưởng Thái Tuế mà có thêm tam hợp Tràng Sinh thì sẽ hơn hẵn những người không được Sinh Mộ Vượng tam hợp.

Thái Tuế + Quốc Ấn: được vòng Lộc Tồn (Thiên Can) tam hợp nên được hưởng Thái Tuế một cách chính đáng và bền bĩ; dành cho những tuổi được hưởng Lộc Tồn chính đáng.

Thái Tuế + Ðường Phù: chỉ sự phiếm hư không bền vững, thường xuyên có mặt Kình hoặc Ðà và Song Hao ở cảnh nghịch địa âm dương của Lộc Tồn; nên sự thụ hưởng Thái Tuế bị hạn chế, chỉ còn là những cơn mưa mát mát (danh dự) tạm bợ mà thôi, chứ không thể làm cho đất (Ðịa Chi) nẩy mầm xanh lâu dài được.

Thái Tuế + Không Kiếp: sinh bất phùng thời, có tài nhưng không được trọng dụng; nếu là tam hợp Thiếu Âm thì hay bị người qua mặt, lợi dụng mà phải chịu thiệt.

Thái Tuế + Tả Hữu: nhân phẩm, có tư cách vạn năng

Mệnh Thái Tuế, Thân Tuế Phá: cuộc đời không thiếu sót bổn phận, nhưng vãn niên thấy như bị ép buộc, phần hành động (Thân) như bị bắt buộc không được làm theo như ý mình vì một lẽ gì đó, mà còn bị bạc đãi là đằng khác, đành cam chịu nhận sự bạc bẽo, không đổ trách nhiệm cho người khác, không thể thổ lộ cùng ai. Vì là mệnh Thái Tuế nên không thể là người miệng nói nhân nghĩa mà làm việc ma giáo.

Mệnh Tuế Phá, Thân Thái Tuế: sinh thời gặp nhiều khó khăn và bất mãn, gặp bước lưu ly nhưng vẫn giữ được tấc dạ sắt son không thể sống ùa theo vô nghĩa, tự mình vạch lấy con đường lý tưởng để đi.

Thân Mệnh đồng cung có Thái Tuế: người nhân hậu ngay trong huyết quản, gặp Thiên Tài thì sẽ được Thiên Tài cất dọn tất cả những gì trở ngại cho Mệnh Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Ðường Tử Phúc

Dương Tử Phúc: là người thông minh nhạy cảm hơn đời, nhưng đừng tự hào ham mê tục lụy bởi vì đời chỉ là số không trống rỗng, nên trọng đức vì chữ đức bằng ba chữ tài. Người nầy đứng ở vị trí ngã ba đường, nếu biết đi thì gặp Tứ Ðức, nếu làm quấy thì gặp Thiên Không. Khoa Quyền Lộc đối với hạng nầy thì như bùa mê thuốc lú, làm cho người say đắm bả vinh hoa, lầm lạc vì mùi phú quí, nếu vung tay quá trớn thì một khi hoi cai thì mọi việc đã rồi. Thiên Không có một vị trí nhất định nằm sau Thái Tuế, giữ trách nhiệm canh phòng không cho ai hưởng đặc y trên mức tối đa Thái Tuế, nếu không lấy Ðức (Thiên Không luôn luôn có Tứ đức tam hợp xung chiếu) làm khuôn vàng thước ngọc thì chỉ là một số Không to lớn. Thiên Không luôn luôn có Ðào Hồng. Khi gặp Ðào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Dần Thân Tỵ Hợi) thì là người vì lòng tự hào có phần cao nên Thiên Không hãm hạng người nầy vào vòng di lụy khi tham vọng quá mức (Ðào Hoa Thiên Không), Ðào Hoa lắm tham vọng sinh ra lắm mưu, nhiều mẹo quỉ quyệt thì rồi kẹt quá cũng là nước lã ra sông. Thiên Không gặp Hồng Loan tại Dần Thân Tỵ Hợi (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì lại đầy ý nghĩa vị tha, là người biết hiểu thân phận chân yếu tay mềm, dễ khiến nhạy cảm yếm thế (Thiên Không Hồng Loan). Thiên Không tại Thìn Tuất Sửu Mùi (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì có chân tướng cay nghiệt, vì tuổi Tứ Chính là người khẳng khái nhiều khi quá cứng rắn nên kết quả thường đem lại có phần ác liệt

Thiếu Dương: thông minh, nhạy cảm và sáng suốt, khôn ngoan.
Tử Phù: muốn hơn người, nhưng thường bị kẹt.
Phúc Ðức: muốn được hơn người thì phải có đức độ.

Người mà có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuổi được sinh nhập (tức tam hợp cung tuổi sinh nhập cho tam hợp cung Mệnh hay Thân) nên được tinh khôn hơn người, phải biết rằng chữ "Ðức" (Thiên Nguyệt Ðức) đáng trọng bằng ba chữ Tài; bằng không thì Thiên Không sẽ ra tay để thì hành sứ mạng, rồi ra mọi sự cũng thành không. Thiên Không nay chính là giấc mộng hoàng lương cho những ai biết ngộ được chữ "không" của đời mình thì sẽ tránh được mọi phiền não do Thiên Không (vì ở vào hoàn cảnh nghịch lý âm dương nên luôn luôn có mặt gây ra.

Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Tuế Phá

Tang Tuế Ðiếu: là người sống trong hoàn cảnh bất mãn, luân phiên bất đắc ý, nên thường có Thiên Mã, nhưng có được hưởng Thiên Mã hay không lại là khác. Vì thường thấy thất vọng triền miên nên hạng người Tang Tuế Phá dễ làm việc thất nhân tâm. Thiên Mã đem lại nghị lực, khả năng giúp đời. Mã ở Dần gặp Mệnh Mộc, ở Tỵ gặp Mệnh Hỏa, ở Thân gặp Mệnh Kim, ở Hợi gặp Mệnh Thủy là gặp đúng chủ nhân. Thiên Mã đối với hạng người nầy có giúp đỡ cho đương số được tới mức độ nào hay không thì phải đem hành bản Mệnh so sánh với hành nơi Mã đóng. Khoa Quyền Lộc đối với hạng nầy thì như bùa mê thuốc lú, làm cho người say đắm bả vinh hoa, lầm lạc vì mùi phú quí, nếu vung tay quá trớn thì một khi hối cải thì mọi việc đã rồi.

Tang Môn: bất mãn, lòng thường bâng khuâng, khóc lóc bi thương, nặng lo và tính toán. Nếu gặp được Khoa thêm Tả Hữu thì trở thành đáng kính vì tính nhân hậu, đặc biệt khả năng uyên bác, nếu được Thiên Mã đồng tính phò trợ thì cũng hữu công vô lao, may mắn thì được danh thơm hậu thế

Tuế Phá: bất mãn, hận lòng, muốn đả phá quật ngược. Người Tuế Phá bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không giữ được chính tâm và Khoa Quyền Lộc quyến rũ thì rất dễ làm những điều bạo nghịch để vinh thân rồi lưu xú vạn niên

Ðiếu Khách: bất mãn, thường hay lấy lời lẽ thuyết phục phân trần cho hoàn cảnh hiện tại, nhưng cũng không đem lại gì hơn

Người có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuy cùng phe phái âm dương nhưng xung khắc đối nghịch với tuổi (tức tam hợp cung tuổi khắc xuất hoặc khắc nhập tam hợp cung Mệnh hay Thân) nên thường trong tình trạng bất mãn và chống đối; được Thiên Mã là nghị lực, tài năng mẫn cán có mặt để phụ giúp cho Mệnh số trong những hoàn cảnh trái ngang nầy (mức độ phụ giúp và thành bại còn tùy vào Thiên Mã nầy có phải là của mình hay không).

Tuế Phá + Không Kiếp + Tả Hữu: cũng như với tam hợp Thiên Không, là người có nhiều thủ đoạn hơn người, thị kỷ phi nhân, là người không thể đặt niềm tin vào, một khi họ chủ trương một công việc gì có thể coi là công việc vị tha thì thật ra cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình là chính, còn thừa thải mới là lợi chung. Người nầy dù có được Chính thiện tinh thủ mệnh thì cũng chẳng qua chỉ là những sự đạo đức giả bên ngoài. Hạng người nầy bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không giữ được chính tâm thì rất dễ làm những việc bạo nghịch để rồi phải bị mang tiếng ô danh.

Tuế Phá + Ðẩu Quân: là một phường Từ Hải Hoàng Sào, nếu Mệnh Thân đồng cung thì nghênh ngang một cõi biên thùy khó ai rung chuyển nổi, với bất cứ giá nào đạt được ý chí bất khuất nhưng thật ra thân tâm mang hận đến tuyền đài khôn nguôi

Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thiếu Âm

Âm Long Trực: là người đáng mến do có thiện chí làm việc nhưng luôn luôn bị đời bạc đãi, dù có Khoa Quyền Lộc thì chỉ càng thêm đau đớn. Ðây là hạng người đáng mến. Tuy bị đời bạc đãi nhưng tỉnh ngộ ra vẫn thấy tốt đẹp vì có Hồng Loan tô điểm hay được đền bù bằng Lộc Tồn nhỏ giọt

Thiếu Âm: dễ lầm lẫn, tin người nên hay bi lợi dụng; làm cho người khác hưởng, quá tin tưởng người lại vụng tính.
Long Ðức: an ủi vì thua thiệt mà tự kiềm chế, biết bon chen cũng không đi đến đâu.
Trực Phù: chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đang.

Người có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuổi bị sinh xuất (tức tam hợp cung tuổi sinh xuất cho tam hợp cung Mệnh hay Thân) là nghịch lý âm dương nên bị thua thiệt, có nhiều thiện chí nhưng tiếc rằng phận hẩm duyên hiu, luôn luôn bị đời bạc đãi; thường được an ủi bằng Lộc Tồn (trong nghịch cảnh) tưởng cũng không tốt đẹp gì, vì thường có Lưu Hà và Kiếp Sát canh giữ; nếu biết thì nên chọn con đường chánh là Long Ðức mà đi. Ðược Thiên Hỷ (tuổi Dương) và Hồng Loan (tuổi Âm) an ủi, dầu trong hoàn cảnh nào cũng nên giữ lấy sự vui vẻ, hoà nhã và kiên nhẫn rồi ra sẽ có ngay được bù đắp và dự phần sáng tỏ với người

Chủ ý theo Thiên Lương, cần xét thêm:

Hoá Khoa: ảnh hưởng lên nhân cách, có tác dụng cải hoán tư cách. Người có Hoa Khoa là người tính tình nhân hậu, có khả năng, có danh giá, do khổ công luyện tập mà có nên tài năng nầy đáng quí trọng, huống chi còn tiềm tàng sâu rộng đức cứu khổ trợ nguy. Ví dụ Hoá Khoa gặp bộ Sát Phá Tham nói chung, hãm địa nói riêng, thì có tác dụng cải đổi tư cách, là trường hợp hung tinh ngộ chế, khiến trở thành những hiền nhân treo cao phẩm giá. Hoá Khoa dù với Nhật Nguyệt Ðồng Lương thì nếu danh thành tích đặc hạng của một chuyên khoa, chỉ rõ một thượng thặng siêu ngành riêng biệt.

Tuần, Triệt: Người không có Tuế Phù Hổ thủ Mệnh Thân mà có Tuần Triệt án ngữ tại Mệnh Thân thì là người như những con thiêu thân, chẳng may bị đặt vào vị trí không cho phép hài lòng, gặp Tuần Triệt thì tự hồi chánh, trở nên những thành phần lương đống, hữu ích cho xã hội, năng tư cách phơi bày hạnh kiểm cá nhân lên hàng danh dự, không thua gì người có tam hợp Thái Tuế. Thêm vài ví dụ như Sát Phá Tham gặp Tuần Triệt thì cũng mất tính cách hung hãn, gặp Triệt thì không còn gì hung hãn, gặp Tuần thì giảm tốc lực của bộ máy tinh vi thực hành đắc dụng

Thiên Tài: biến đổi tính cách chậm chạp, từ từ biến đổi

Friday, September 25, 2009

Cuộc đời và số mệnh

Bài từ dự án mở KHHB.

Đà Lạt là thành phố của mộng mơ và nổi tiếng bởi những cành hoa Anh Đào khoe sắc trong nắng ấm mùa xuân. Màu hồng nhạt của hoa Anh Đào như màu má của những người con gái Đà Lạt ở tuổi xuân thì hấp dẫn biết bao du khách, và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ. Có phải chăng vì vậy mà người ta đã dùng tên của loài hoa này làm biểu tượng cho những người có một sức hấp dẫn, thu hút người khác? Trong khoa Tử Vi Đẩu Số, một phụ tinh có cùng ý nghĩa như vậy và cũng mang tên Đào Hoa, cho nên có thể nói, những người có số Đào Hoa thủ mệnh là mẫu người Đào Hoa mà chúng ta sẽ bàn đến. Sao Đào Hoa và Hồng Loan thường đi đôi và có cùng chung một đặc tính. Đào Hoa hành Mộc, Hồng Loan hành Thủy. Những sách Tử Vi không đề cập đến những vị trí đắc địa hay hãm địa của Đào Hồng. Tuy nhiên, có người căn cứ trên thực tại để định những vị trí tốt xấu của Đào Hồng. Như cung Mão được xem là vị trí tốt nhất của Đào Hoa vì cung Mão là thời điểm của bình minh, những cánh hoa còn đọng sương mai, khởi đầu của sự khoe sắc tươi thắm rực rở nhất trong ngày. Cung Ngọ là giữa trưa, hoa không còn tươi thắm nữa vì bị nắng cháy. Cung Tí thì ở vào ban đêm, là thời điểm mà hoa đã khép cánh.

Quan niệm này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn có những loài hoa chỉ nở về đêm như hoa Quỳnh, Dạ Lý Hương, Thiết Mộc Lan v.v… chỉ khoe sắc và tỏa hương nồng trong bóng tối mà thôi. Đã mang kiếp hoa thì tất phải sớm nở tối tàn, dù cho rực rở trong buổi bình minh thì có còn tươi thắm được đến buổi bình minh hôm sau chăng? Nhưng nếu nói theo quan điểm trên, Đào Hoa đắc địa ở Tí, Ngọ, Mão, Dậu tức là Tứ Tuyệt, Hồng Loan đắc địa ở Dần Thân Tỵ Hợi tức Tứ Sinh, thì quan điểm cũng có cái triết lý khi phân tích về bản chất của Đào Hồng, là hai sao biểu tượng cho phái nữ. Khi nói Đào Hoa ở Tứ Tuyệt, chúng ta có thể tưởng tượng hoàn cảnh của một cô con gái có nhan sắc nhưng tư nhỏ đã sinh sống trong một hoàn cảnh rất nghiệt ngã, khiến cho người con gái này phải có đầy đủ thủ đoạn để sinh tồn. Còn ngược lại, Hồng Loan ở tứ sinh như một người con gái khuê các, nên bản chất hiền lương đoan chính. Tuy vậy, theo thiển ý của người viết, vị trí của Đào Hồng không quan trọng bằng những sao mà Đào Hồng trao duyên gởi phận, và điều này sẽ được dẫn chứng ở phần sau. Ở đây, chỉ lấy một ví dụ, bất kể Đào Hoa ở vị trí nào mà khi gặp Hồng Loan và Thiên Hỷ thì trở thành bộ sao tốt gọi tắt là Đào Hồng Hỷ hay còn gọi là Tam Minh.

Đối với khoa Tử Vi, Đào Hồng đều là biểu tượng của sự sinh đẹp, cho nên có ý nghĩa chỉ về phái nữ nhiều hơn phái nam. Người có Đào Hoa hay Hồng Loan thủ mệnh, dù nam hay nữ đều có nhan sắc, đẹp trai, đẹp gái. Nét mặt lúc nào cũng vui tươi, tính tình vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt cái đẹp và cái nết của hai sao Đào Hồng khác nhau ở điểm nào? Khi nói về nhan sắc, hàm ý nói về phái nữ, cái đẹp của Đào Hoa là nét đẹp lộ liễu ra bên ngoài, lồ lộ như một đóa hải đường, vẻ đẹp mà khoa Tướng Mệnh gọi là Đào Hoa Diện, hoặc Đào Hoa Nhãn, là nét đẹp có sức hấp dẫn, lôi cuốn thu hút người đối diện ngay từ phút ban đầu từ khuôn mặt, đôi mắt, cử chỉ, lời ăn tiến nói có vẽ lôi cuốn, lẳng lơ, hoặc có một lối sống buông thả…

Cái đẹp của Đào Hoa có thể nhìn thấy ở bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, từ một mệnh phụ phu nhân cho đến một người mẫu, một diễn viên, một thôn nữ, thậm chí một cô gái giang hồ… Nhưng địa vị và vẻ đẹp bên ngoài đó không bảo đảm là nết hạnh của họ cũng tốt đẹp như vậy. Còn nét đẹp của Hồng Loan là nét đẹp của sự nhu tình, duyên dáng, thanh cao, quý phái, đài các. Cái đẹp nghiêng nhiều về tinh thần hơn là vật chất. Nữ mệnh có Hồng Loan có thể chỉ là một người đàn bà nhan sắc trung bình, nhưng có duyên, là mẫu người nhu mì và có chiều sâu tâm hồn. Tuy nhiên, khi đi chung với Đào Hoa cả hai sẽ có ảnh hưởng tương hỗ nhau. Hồng Loan chỉ chế giảm được một phần nhỏ khuynh hướng vật chất và buông thả của Đào Hoa mà thôi, còn phần lớn là bị lôi cuốn bởi Đào Hoa. Ngoài ý nghĩa về nét đẹp và tính nết, Đào Hồng còn chủ sự nhanh chóng, sớm sủa, dễ dàng và may mắn. Chẳng hạn, Đào Hồng tọa thủ ở Mệnh, cung Thiên Di, hay cung Quan Lộc là số của những người ra đời sớm, đi làm sớm hay có công danh sự nghiệp sớm hơn những người cùng lúa tuổi với mình. Đây cũng là số của những người có nhiều may mắn trong vấn đề học hành thi cử, và khi ra trường lại tìm được việc làm dễ dàng hơn những người khác. Nếu cung Tài Lộc có Đào Hồng tọa thủ thì đương số sớm làm ra tiền và kiếm tiền một cách dễ dàng. Nếu hai sao Đào Hồng gặp thêm Hỷ Thần hay Thiên Hỷ chủ sự may mắn về thi cử, sự thăng quan tiến chức, cũng là việc cưới hỏi. Hạn gặp Đào Hồng Hỷ là sự báo hiệu một tin vui sắp đến. Trong lãnh vực nghề nghiệp, Đào Hồng Hỷ chỉ những người sinh hoạt trong các bộ môn ca nhạc kịch, điện ảnh. Trong gia đình, Hồng Loan là biểu tượng của con gái, nếu Hồng Loan gặp Thiên Khôi là chỉ người trưởng nữ. Nhu vậy đối với khoa Tử Vi, mẫu người Đào Hoa là những người cung Mệnh có Đào Hoa hay Hồng Loan tọa thủ hay xung chiếu. Đặc tính đáng chú ý của họ là sức thu hút đối với người khác phái, họ là những người đắt đào, đắt kép, bước ra khỏi nhà là có người thương, người theo, có người sẳn sàng gánh vác, nâng đỡ mọi điều… Tuy nhiên, người Đào Hoa không phải lúc nào cũng được may mắn tốt đẹp như vậy, nhất là đối với nữ phái. Nếu Đào Hồng bất hạnh trao duyên gởi phận cho những sao xấu thì thà đừng có Đào Hồng còn hơn. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hồng tọa thủ, gặp Hóa Kỵ, Riêu hay Thai đồng cung hay hợp chiếu, thì đương số là người đàn bà đẹp nhưng lẳng lơ, buông thả và cuộc đời sẽ trầm luân với những buồn thương sầu hận. Nếu Đào Hồng những sát tinh như Không Kiếp thì có thể nói là một nỗi bất hạnh cho đương số. Chúng ta lấy cuộc đời của Vương Thúy Kiều để làm một ví dụ điển hình: mối tình đầu vừa chớm nở đã đành trao lại cho em để bán mình vào lầu xanh. Tấm thân đã phải đổi chủ biết bao nhiêu lần, rồi xuống tóc, rồi trầm mình, nhưng nợ trần đâu dễ phủi tay? Đó là mẫu người Đào Hoa lụy vì tình, oan nghiệt vì tình, vì nhan sắc mà gặp tai họa, hoặc là lâm vào hoàn cảnh mà người đời thường hay gọi “trao duyên nhầm tướng cướp” Nếu Đào Hồng ngộ Thiên Không thì cũng như Đào Hoa gặp lửa, chắc chắn duyên phận phải bẽ bàng và có thể xa lánh cõi đời bằng con đường tu hành như chuyện Lan và Điệp. Đối với nam giới, nếu cung Quan Lộc có Đào Hồng thì đương số ra đời sớm lý do có thể là do tính thích tự lập hoặc vì hoàn cảnh đưa đẩy. Họ cũng là người lập được công danh sự nghiệp rất sớm, và điều đáng nói là sự thành công đó không hẳn hoàn toàn do khả năng của chính họ mà một phần là do sự nâng đỡ, giúp sức của người khác phái, nguyên nhân chính là vấn đề tình cảm. Tương tự, đối với nam mệnh mà cung Tài Lộc có Đào Hồng thì đương số làm ra tiền một cách dễ dàng. Nếu lá số tốt đẹp họ có thể là những người giàu có lúc còn trẻ tuổi, và chắc chắn rằng sự thành đạt đó không thể thiếu sự góp phần của người khác phái bởi những quan hệ tình cảm đặc biệt nào đó., và đôi khi đó chỉ là tình cảm một chiều. Chúng ta thường nghe câu: “sau lưng một người đàn ông thành công là bóng dáng của một người đàn bà tài giỏi” Nhưng không phải Đào Hồng lúc nào cũng cũng được may mắn tọa thủ trong một lá số tốt đẹp để biểu tượng cho một người đàn bà giỏi. Nam số nếu Mệnh hay cung Quan có Đào Hồng gặp hung tinh, sát tinh thì hậu qủa sẽ là những gì mà cựu Tổng Thống Clinton hay Thái Tử Charles đã gánh chịu. Bởi vậy, trong lá số của người đàn ông nếu Đào Hồng gặp những sao tốt như Tử Phủ hay Nhật Nguyệt…thì đương số được công thành danh toại. Với phái nữ, đó là hình ảnh của một người vợ “vượng phu ích tử”, một hồng nhan tri kỷ. Ngược lại, Đào Hồng gặp những sao xấu, thì Đào Hồng cũng là một hồng nhan nhưng cũng là họa thủy. Chẳng hạn như Đào Hồng ngộ Không Kiếp ở cung Mệnh hay cung Quan Lộc, nhẹ thì như đã nói ở trên, nặng thì chung cuộc có khác gì cảnh Hạng Võ phải biệt Ngu Cơ rồi tự vẫn bên bờ Ô Giang. Hoặc nam mệnh có Đào Hồng tọa thủ ở cung Tài Lộc gặp Song Hao, Địa Kiếp thì tiền kiếp được cũng nhờ đàn bà, tán gia bại sản cũng vì đàn bà. Đối với khoa Tử Vi, không phải chỉ có hai sao Đào Hoa và Hồng Loan là biểu tượng cho mẫu người đào hoa mà còn có nhiều sao khác như Liêm Trinh, là một sao võ cách nhưng vẫn được mệnh danh là đào hoa tinh. Ý nghĩa đào hoa của Liêm Trinh thường dùng cho Nam nhiều hơn Nữ. Đàn ông cung Mệnh có Liêm Trinh, dù đắc hay hãm cũng là người có số đào hoa họ có duyên ngầm, có một nét đa tình nào đó dễ thu hút người khác phái. Tuy Liêm Trinh là một sao về võ cách nhưng bản tính vốn liêm khiết và tự trọng cho nên trong tình trường, họ thường bị người khác phái chủa động và tấn công trước.

Trong lĩnh vực tình cảm, Liêm Trinh có những đặc tính gần với Hồng Loan hơn là Đào Hoa. Tham Lang cũng là một đào hoa tinh, nhưng tình cảm của Tham Lam rất giống Đào Hoa, nặng về vật chất, buông thả, sa đọa. Nếu cung Mệnh an tại Tí có Tham Lang tọa thủ là cách “phiếm Thủy Đào Hoa” = Hoa đào trôi theo dòng nước, chỉ những người có tâm hồn lãng mạn, đường tình lao đao lận đận, hoặc những người có cuộc sống buông thả, phong trần. Cách Phiếm Thủy Đào Hoa có nghĩa ý đối với phái nữ nhiều hơn Nam. Âm cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Thái Âm mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc Đức có Thái Âm thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Thái Âm tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy. Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Thiên Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung. Những sao khắc chế được tính đào hoa gồm có Thái Dương, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, Thiên Hình, Thiên Không…riêng đối với nữ mệnh, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắc chế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn khiến đương số phải chịu cảnh lận đận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hoa gặp Thiên Hình, đây là người đàn bà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói một cách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoa giấy. Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sự sinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già. Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng + sát tinh nhập hạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnh Vô Chính Diệu. Và sau hết, chúng ta cũng đừng quên rằng, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi.

Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ. Âm cũng là biểu tượng của người đào hoa bởi vì Thái Âm mặt trăng, là nguồn cảm hứng bất tận cho người văn nghệ sĩ từ cổ chí kim. Cho nên, người mà cung Mệnh hay cung Phúc Đức có Thái Âm thì ít nhiều cũng là người đa tình lãng mạn, yêu chuộng văn chương nghệ thật, là mẫu người sống vì nhạc, thác vì tình. Đặc biệt đối với nam mệnh, nếu Thái Âm tọa thủ tại cung Thê thì đương số là người đào hoa, thích bay bướm, nhưng nể vợ, sợ vợ như Thúc Sinh trong truyện Kiều vậy. Ngoài ra một số sao khác như Cự Môn, Xương Khúc, Hoa Cái…hoặc một vài cách như Thai Phục Vượng Tướng, Cự Kỵ, Tham Kỵ, Hoa Cái cư Thiên Di…. đều là đặc tính của mẫu người đào hoa, ít hay nhiều, tốt hay xấu còn tùy vào mỗi lá số hoặc những sao mà chúng đi chung. Những sao khắc chế được tính đào hoa gồm có Thái Dương, Hóa Khoa, Lộc Tồn, Tứ Đức, Thiên Hình, Thiên Không…riêng đối với nữ mệnh, Thiên Hình và Thiên Không có tác dụng khắc chế qúa mạnh, không những làm mất hết tánh đào hoa mà còn khiến đương số phải chịu cảnh lận đận trên đường tình duyên. Chẳng hạn nữ Mệnh có Đào Hoa gặp Thiên Hình, đây là người đàn bà có nhan sắc, nhưng tâm hồn khô khan, ăn nói không duyên dáng…hay nói một cách khác, đúng xa mà nhìn thì thấy đẹp, nhưng đến gần thì chỉ là một cành hoa giấy. Từ những nét vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng ý nghĩa chính của Đào Hồng là sự sinh đẹp và tình ái. Cho nên Đào Hồng thích hợp với tuổi trẻ hơn là lúc về già. Vì vậy, trong tiền vận hay trung vận nếu gặp Đào Hồng + sát tinh nhập hạn thì cũng không đáng sơ như khi ở hậu vận, nhất là đối với những người mệnh Vô Chính Diệu. Và sau hết, chúng ta cũng đừng quên rằng, mẫu người đào hoa giống như lúc nào cũng nắm trong tay con dao hai lưỡi. Con dao Đào Hoa trong cái tốt có ẩn tàng cái xấu. trong hạnh phúc có mầm móng của sự đau khổ.

Luận về Hông Loan Thiên Hỷ

Vũ Tài Lục (Thiên Đồng soạn lại)
Tuvilyso.com

Hồng Loan,Thiên Hỉ cặp sao này tuy là tạp diệu nhưng lại rất trọng yếu trên lá số, nhất là Mệnh Hồng Loan cung xung chiếu Thiên Di Thiên Hỉ.


Trên nguyên tắc Hồng Loan chủ về hôn nhân và Thiên Hỉ chủ về sinh dục nhưng hai sao quan hệ mật thiết nên Thiên Hỉ cũng ảnh hưởng đến hôn nhân và Hồng Loan cũng ảnh hưởng đến sinh dục

Hồng Loan hợp với Xương Khúc, Xương Khúc làm tăng ảnh hưởng về hỉ sự cho Hồng loan. Hồng Loan lấy niên chi làm căn cứ, cái chất của niên chi chủ về hình hài, Hồng loan Thiên Hỉ biểu tượng cho thân thể đã đi vào giai đoạn thành thục.

Hồng Loan khởi từ Mão tính đi. Tại sao khởi từ Mão? Vì Mão là lúc xuân tiết ấm áp nhất cho hoa cỏ nở bừng, lúc này mặt trăng cũng đã trong sáng lên khác hẳn tình cảnh lạnh lẽo âm u của đông tiết. Bởi vậy Mão mới là tháng của hoa nguyệt.

Trong khi Thiên Riêu lại tính theo tháng những chu kỳ của nguyệt kinh lại khởi từ Sửu là thời điểm âm dương giao hoán. Bởi vậy Hồng Loan là chân thiện mỹ. Mà Thiên Riêu là nhu cầu nhục thể. Hồng Loan khi vào yêu đương với tấm lòng chân thiện mỹ. Thiên Riêu khi vào yêu đương thường với tâm tình dâm đãng.

Do những lý lẽ trên khi Hồng Loan bị Không Kiếp cổ nhân mới gọi là cách lãng lý hành châu ví như con thuyền nhỏ đi trong sóng lớn, ví như người con gái với cái lòng yêu thiện chân của mình mà bị đối đáp bởi bọn sở khanh lưu manh, bị lừa gạt. Gặp Tham Lang cũng thế.

Hồng Loan yêu thương qua nhu yếu tình dục nhất thời. Con gái Hồng Loan khó quên tình sầu, con gái Thiên Riêu xem tình ái là trò rỡn.

Thiên Hỉ đi cặp với Hồng Loan, Thiên Hỉ chủ sinh dục nên người nữ Hồng Hỉ sau khi sanh con rồi nét quyến rũ nam phái vẫn còn đậm đà.

Hồng Đào Thiên Hỉ Đào Hoa là những hoa thảo sở dĩ không hợp khi vận về già. Về già thấy Hồng Đào Hỉ là thấy tang sự chết chóc, trong khi lúc trẻ là làm đám cưới, là những cuộc tình, hoa thảo về già hoa tàn cỏ nát nên vậy.
Hồng Loan Thiên Hỉ là tin vui, nếu gặp Hóa Lộc Lộc Tồn thì vì tình ái mà hao tốn tiền bạc, nặng ắt khuynh gia bại sản, cổ nhân gọi bằng “đào hoa phá tài”.

Hồng Loan ở nam mạng thì sao? Vẫn căn cứ vàonhững ý tượng trên để luận đoán. Tỉ dụ Hồng Loan Không Kiếp mà vào nam mạng thì truân chuyên với danh phận, tiền tài. Cho nên mới có câu phú: Mệnh trung Hồng ngộ Kiếp Không mạc đàm phú quí (Mệnh có Hồng Loan, Không Kiếp thì đừng nói chuyện giàu sang)

"Hồng Loan ngộ Kiếp Không đồng thủ
Xá bàn chi bần lũ yểu vong
"

Hồng Loan gặp các văn tinh Xương Khúc thì học hành giỏi, nhất là lại thêm Thiên Khôi, vì Khôi sáng giá trên thực tế hơn Xương Khúc.

"Hồng Khôi Xương Khúc phù trì
Sân rồng dâng trước, trong thì thanh cao"

Hồng Loan thủ mệnh nữ mà có một vài sát tinh đi kèm thường hai đời chồng, nhất là Hồng Loan đứng bên Cô Thần Quả Tú.

Hồng Loan vào số nữ là người đàn bà khéo, nhưng nếu gặp sao Tướng Quân, Phục Binh thì cuộc đời lại lắm phiền nhiễu về tình duyên.

"Hồng Loan may vá cửi canh
Hiềm phùng Binh Tướng ắt sinh tai nàn"

Hồng Loan đóng cung Phu Thê phải có một bận khắc chồng, căn cứ vào câu phú: “Hồng Loan cư phu thê tiền khắc”, nhưng lại có những sách khác bàn rằng Hồng Loan đóng Phu Thê chỉ ở những cung Thìn Tuất Sửu Mùi mới khắc thôi.

"Phu cung đóng ở miền tứ mộ
Gia Hồng Loan ấy số khóc chồng"

Bằng vào kinh nghiệm thì chuyện khắc vợ khắc chồng của Hồng Loan nặng với Mệnh nữ hơn Mệnh nam. Hồng Loan hội Hóa Kị thì đàn bà bỏ chồng đi lấy chồng khác

"Hồng Loan ngộ Kị Phu cung
Tơ hồng đã dứt má hồng còn vương"

Hồng Loan đóng cung Tí tại Mệnh sớm đạt công danh (cho nam mạng) theo cổ nhân viết: “Hồng Loan cư Tí, thiếu niên định chiếm khôi nguyên”. Hồng Loan đứng với Địa Kiếp ở Phu cung, mệnh tốt thì trăm năm đầu bạc, mệnh xấu thì không quá bảy tám năm (Hồng Loan phùng Địa Kiếp ư Phu Quân, mệnh hảo chi bách, bất hảo chi thập)

Hồng Loan Thiên Hỉ mà gặp Đào Hoa gọi chung bằng bộ tam minh, thường ăn nói có duyên dễ gần người khác phái và khi ra đời phấn đấu cũng hay gặp những may mắn. Hồng Loan Đào Hoa tuy không là đối tinh nhưng dễ gặp làm thành một cặp mà Thái Âm vẫn gọi Đào Hồng

Trong đoạn Đẩu Số Phát Vi Luận có câu phú: “Dâm bôn đại hạnh, Hồng Loan tu phùng Tham Tú”, nghĩa là Hồng Loan hội Tham Lang đàn bà rất dâm. Tham Lang gặp Đào Hoa thì dâm loạn. Phải chăng Hồng Loan gặp Tham Lang cũng dâm như thế? Chỉ khác Tham Đào lộ liễu mà Tham Hồng kín đáo (dâm ngầm)

Ai là người được thừa hưởng Phu thê hay Phụ mẫu !



Xưa kia đức Thế-Tôn Thích-Ca, ngài đã bỏ cả ngai vàng bệ ngọc, vợ đẹp con xinh, cuộc sống xa hoa, lẫn trốn vào chỗ rừng xanh tham thiền nhập định, sau khi nhìn thấy ba cảnh : lão, bệnh, tử. Mà thật người ta không ai là thóat khỏi ba cảnh đời đó
Trước khi đến lão, tưởng kiếp người cũng không có sung sướng gì ngay từ tiếng khóc ban đầu chào đời,nhìn vào số Tử-vi nào mấy ai được gọi là sướng, không tai nạn thì cũng bệnh tật kia, không tinh thần cũng vật chất.
Đã biết rằng Mệnh là định mệnh đặt vào địa bàn ở một cung nào trong một thế tam hợp tuy theo năm sinh đã thấy tất cả sự khó khăn nào là vị trí Tuế Phá (bất mãn), Thiếu Dương (Thiên Không), Trực Phù (thua thiệt) chỉ còn Thái Tuế là thấy đời khả dĩ được gọi là phần nào thỏa mãn. Đây mới chỉ là Mệnh.
Ngòai Mệnh ra còn hai cung luôn luôn đi sát với cuộc đời người ta từ nhỏ dại, rồi khôn lớn cho đến già về cõi thọ là Phụ-Mẫu và Phu-Thê. Theo Tử-Vi thì hấu hết người nào cũng bị đau buồn khó tránh khỏi không âu sầu về Phụ-Mẫu thì cũng ngang trái ở Phu-Thê
Thế lưỡng nghi của số là thế phân tách âm dương để biết tình thế tổng quát 12 cung trong địa bàn, như Mệnh ở Thìn thì Phụ-Mẫu ở Tỵ và Phu-Thê phải ở Dần, tức là Mệnh và Phu Thê cùng phái, mà Phụ-Mẫu là thế khác biệt. Nếu Mệnh ở bên Dương (Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng) thì Phu-Thê cũng ở trong trong thế đó, Phụ-Mẫu phải là Âm (Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật) ; Trái lại Mệnh là Cơ Nguyệt Đồng Lương, Cự Nhật thì Phu-Thê cũng là một và Phụ-Mẫu lại là Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng. Vậy hai cung Phụ-Mẫu và Phu-Thê phải có một cung ở trong thế Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng và chắc chắn rằng dầu Phụ-Mẫu hay Phu-Thê là Sát Phá, Liêm Tham thì người có số phải có sự đau buồn về cha mẹ hoặc vợ chồng bị khủng hỏang
Tử-Vi, Thiên Phủ đứng riêng biệt thì còn đỡ, nếu dính đến Vũ-Khúc hoặc Thiên Tướng là có chuyện bất bình thường rồi !. Thiếu hòa khí, còn khuyết tịch phân ly nữa là khác là phần của cung Phụ-Mẫu, còn như ở Phu-Thê là có sự tréo cẳng vợ muốn lấn chồng, sào sáo xa cách nhau.
Đời người còn gì đau khổ, lúc nhỏ dại bị mồ côi hay cha mẹ mất hòa khí. Lúc khôn lớn lập gia đình gặp cảnh vợ chồng không đồng tâm nhất trí, người nhìn Đông kẻ ngó Tây là hai kẽ hở người đời luôn luôn phải chịu đựng một tùy theo thế đứng Âm-Dương của bộ chính tinh là Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng. Trường hợp Cơ Nguyệt Đồng Lương Cự Nhật được Thiên Lương, Thiên Cơ, Thái Dương, Thái Âm vượng địa rất vui đẹp hòa khí tương đắc. Còn Cự Môn, Thiên Đồng không kém gì Vũ Tướng
Vậy cung Phụ-Mẫu và Phu-Thê, người đời ai cũng phải gánh chịu một nỗi ưu phiền không cha mẹ thì vợ chồng.
Người đáng kể vẫn là Sát Phá Liêm Tham, Tử Phủ Vũ Tướng là tư cách hạp cho người ham họat động, phấn đấu với đời. Phụ mẫu là Cơ Nguyệt Đồng Lương, tuy có vài trường hợp xung khắc là Cự Môn, Thiên Đồng, Nhật Nguyệt hãm, nhưng không đến nỗi qúa căng thẳng như Sát Phá Tham. Dĩ nhiên người Sát Phá Tham phải bị cung Phu-Thê Sát Phá Tham tan cửa nát nhà là định mệnh của số, nếu sớm lập gia đình là phải gánh chịu một vài độ buồn thương hình khắc chia ly. Nếu biết ra chịu sự thiệt thòi, nghĩa là chấp nhận sự muộn màng tơ duyên thì LUẬT THỪA TRỪ của số, sẽ san bằng mọi sự đau phiền dễ dàng.[/font]

[font=Verdana]Với người Cơ Nguyễt Đồng Lương cuộc đời dễ gặp may mắn, vì đa số tuổi mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương có Khoa, Quyền Lộc, nhưng Phụ-Mẫu là Sát Phá Tham là cả một sự buồn phiền của người hiếu tử. Còn cung Phu-Thê nếu gặp Cự-Môn, Thiên Đồng, Nhật Nguyệt hãm, nếu không gặp cảnh chia ly, người có số phải là diễn viên đóng kịch khéo léo vì cảnh vợ nọ, con kia khó lòng khuôn sử. Thêm hợp cung Thê có Thái Âm miếu địa, đức lang quân thường xuyên cái gì cũng phải tùy ở bà xã quyết định ưu tiên.
Tóm lại bộ sao bên phái Dương của lưỡng nghi chỉ có Tử-Vi, Thiên Phủ ở cung Phụ-Mẫu hay Phu-Thê là không bị ưu phiền mà phải là Tử-Vi, Thiên Phủ đồng cung hay độc thủ, nếu dính một sao khác như Vũ Khúc, Thiên Tướng, Thất Sát, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang là có rắc rối. Còn bên phía Âm chỉ có Cự Môn, và Thiên Đồng, Thái Dương, Thái Âm hãm địa mới có chuyện.
Riêng lục sát tinh : Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh , Hỏa bất kể là đứng trong thế lưỡng nghi nào đều có hiệu qủa như :
Không, Kiếp : Vất vả
Kình, Đà : Thiếu hòa khí
Linh, Hỏa : Chia ly
Như trên đã trình bày, ngẫm cuộc đời thế nhân sinh, đã mấy ai thóat được hai trường hợp Phụ-Mẫu và Phu-Thê của định luật Âm-Dương chi phối. Hẳn người đó là người sướng nhất trần gian, dầu ở hòan cảnh lo chạy gạo hàng ngày, cũng thấy tinh thần sảng khóai giữa gia đình từ cha mẹ đến vợ chồng được đầm ấm. Người có số Sát Phá Tham ở Phụ-Mẫu hay Phu-Thê nên thận trọng.

(Trích từ báo KHHB của cụ Thiên Lương)

Wednesday, September 23, 2009

DẠY CON LÀM GIÀU

Người giàu mua tài sản
Người trung lưu mua những tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản
Người nghèo chỉ có toàn chi phí

Wednesday, September 16, 2009

Bảy bước cần thực hiện khi mở một Internet merchant account.

Khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trên mạng, bạn cần phải có một Internet merchant account. Nhưng trước khi xin mở một Internet merchant account, bạn cần chuẩn bị những gì? Chúng tôi mong rằng thông tin trong bản tin này sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị chu đáo nhất.



1. Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, tài liệu ngân hàng cần.

Yêu cầu cơ bản để ngân hàng mở cho bạn một Internet merchant account là phải có một website thương mại và có uy tín tốt. Nhưng để chứng minh “có uy tín tốt” thì cần những gì? Và ngân hàng sẽ kiểm tra những gì? Uy tín của bản thân bạn hay uy tín của công ty? (hay cả hai?). Một số ngân hàng yêu cầu kiểm tra kỹ lịch sử kinh doanh của bạn, xếp hạng uy tín, việc này có thể đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo cũng như khối lượng tài liệu lớn. Trước khi đề nghị ngân hàng mở Internet merchant account, hãy hỏi nhân viên kế toán của bạn xem liệu tất cả giấy tờ của bạn đã hợp lệ chưa hay nhân viên kế toán có thể lập giấy tờ đúng hạn không?



2. Rút ngắn tiến trình xin mở tài khoản

Một số ngân hàng hứa họ sẽ trả lời đơn xin mở hoàn chỉnh của bạn trong vòng 48 tiếng. Họ chỉ có thể thực hiện đúng lời hứa của mình nếu được bạn cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết kèm theo đơn xin mở đầy đủ và hoàn chỉnh của bạn, nếu không tiến trình xin mở có thể kéo dài hai tuần. Vì vậy cần phải biết ngân hàng yêu cầu những tài liệu gì là hết sức quan trọng trước khi bạn nộp đơn xin mở nếu bạn muốn tiến trình xin mở diễn ra nhanh chóng.



3. Lựa chọn ngân hàng để mở Internet merchant account

Thậm chí mặc dù Internet đang thâm nhập vào xã hội khá sâu rộng nhưng không phải tất cả các ngân hàng đều cung cấp Interrnet merchant account và không phải ngân hàng nào cũng có kinh nghiệm như nhau. Bạn có thể phải mở một Internet merchant account tại một ngân hàng không phải là tại ngân hàng mà bạn vẫn thường giao dịch. Nếu như thế thì bạn cần phải chắc chắn rằng ngân hàng bạn mở Internet merchant account có thể chuyển tiền sang ngân hàng bạn thường giao dịch một cách thuận tiện.



4. Nên có một website trước khi xin mở tài khoản

Bạn đang kinh doanh và có ý định mở gian hàng trên mạng. Bạn muốn mọi việc được thiết lập đầy đủ để bạn có thể bắt đầu nhận đơn đặt hàng. Điều này có thực tế hay không? Một số ngân hàng có thể không muốn nói cho bạn biết liệu họ có mở Internet merchant account cho bạn hay không nếu như bạn vẫn chưa có website. Đối với một số ngân hàng khác, họ có thể vẫn cung cấp cho bạn một Internet merchant account nhưng tài khoản này sẽ không có hiệu lực cho đến khi website của bạn được thiết lập và hoạt động.



5. Dự tính các khoản chi phí nào phải trả.

Phải tính toán để dự trù được tất cả các khoản chi phí mà bạn có thể phải chi. Thậm chí một số ngân hàng lấy cả phí xin mở Internet merchant account bất kể họ có mở tài khoản cho bạn hay không. Hơn thế nữa, tất cả các ngân hàng đều lấy phí mở tài khoản và phí của mỗi lần giao dịch (phí này có thể thay đổi rất lớn giữa các ngân hàng) ngoài ra cũng có một số khoản “phí ngầm” khác. Hãy hỏi ngân hàng xem liệu bạn có phải trả thêm những khoản phí nào đối với các lệnh, các giao dịch điện báo sang tài khoản tại một ngân hàng khác, hay khoản phí sử dụng dịch vụ thanh toán nào đó cũng như những phụ phí khác. Việc làm này là vô cùng quan trọng bởi những khoản phí mới phát sinh có thể làm bạn phải tốn kém hơn so với dự tính ban đầu.



6. Đảm bảo sự phù hợp giữa Internet merchant account với gian hàng trực tuyến

Một trong những vấn đề thường xảy ra là Internet merchant account có thể không phù hợp với dịch vụ thanh toán giao dịch và một số yếu tố khác của gian hàng trực tuyến. Phần mềm shopping cart, dịch vụ thanh toán và Internet merchant account phải cùng đồng bộ. Hãy chắc chắn việc lựa chọn ngân hàng cung cấp Internet và dịch vụ thanh toán phù hợp với các phần mềm bạn đang áp dụng trên gian hàng trực tuyến.

Nếu các yếu tố không phù hợp với nhau, bạn sẽ không thể tiến hành giao dịch được. Một ngân hàng tốt sẽ nói cho bạn biết liệu tài khoản của bạn có phù hợp với các yếu tố khác không, nhưng điều này còn phụ thuộc vào việc bạn có đưa ra được những câu hỏi cần thiết cho ngân hàng hay không. Hãy ghi nhớ vấn đề này nếu bạn quyết định thay đổi dịch vụ thanh toán hay phần mềm.



7. Nghiên cứu khả năng ngăn chặn rủi ro gian lận trong thanh toán của ngân hàng.

Liệu bản thân ngân hàng hay bất kỳ đối tác nào của ngân hàng bạn sẽ lựa chọn, có thể đưa ra được các biện pháp làm giảm những rủi ro tiềm ẩn trong việc chấp nhận thẻ tín dụng qua mạng hay không? Hãy hỏi ngân hàng xem họ cung cấp những hệ thống bảo mật và dịch vụ nào; họ có cung cấp hay hợp tác với các công ty cung cấp hệ thống xác minh địa chỉ, cơ sở dữ liệu từ chối thẻ tín dụng, hoặc cung cấp dịch vụ xác thực thẻ hoàn hảo hay không?

Monday, September 14, 2009

HIDDEN VALUE: THE SMALL STOCK’S SECRET WEAPON

If you want to make a small fortune, goes the old saying, start with a large
fortune. In the world of small stocks, however, the key to making a small
fortune is hidden value. What does the company have that could make its
shares explode in value? In the case of First Quantum Minerals, the key was
its vast copper reserves in a country set in the middle of political strife. Al-
though the Zambian authorities have become increasingly pro-business in
recent years, the same could not be said for some of its neighbors, notably
the Democratic Republic of the Congo (DRC). Just the possibility of a po-
litical coup from a hostile neighbor can understandably scare off investors.
No one wants to invest in a company that might one day be nationalized.

At times, the clues to a stock’s potential can be subtle. While research-
ing First Quantum, I learned that despite the possibility of neighboring gov-
ernment intrusions, the company had a good record in dealing with its em-
ployees. It operated a small hospital, for example, to provide its workers
with health care. Didn’t it make sense to conclude that a company that
cared for its workers might also look out for the interests of shareholders?
No fly-by-night operation would go to the trouble to construct a hospital.
This company planned to be around for a while—truly, a positive sign.

At about the same time, an interesting article appeared in the New York
Times that cited a surge in the growth of private golf courses in Southern
Africa. What exactly is the connection between golf courses and mining? It
seems that during the political turmoil of earlier times, private golf courses
had been shut down as their members fled Africa. More often than not,
these private clubs’ membership included the managerial class of Africa’s
leading firms. These management professionals were precisely the people
needed to generate business revenue, yet they had been driven out of the
region because of political unrest. Now they were returning. According to
the Times article, the new pro-business climate was generating renewed
interest in leisure activities in the region, golf being just one of them. With
the European managerial class returning, a new day had broken.

This change was subtle perhaps, but it didn’t take me long to draw the
logical inference. One, here’s a company with vast undeveloped resources.
Two, the company actually seems to take an interest in the welfare of its
employees. Three, the influx of quality management professionals was on
the upswing, as evidenced by the boom in local golf courses.

The fourth major point was as yet unknown. What was the potential
for metal prices—specifically, the price of copper? If this company had
what it promised, everything was in place for a phenomenal investment.
The worldwide demand for the red metal soared. Share prices for the
Zambian copper company went from under a buck to over $26!

If you are looking for a similar bonanza, you have to sense the po-
tential before it becomes evident. One place to look is at biotech start-up
firms. Though obviously fraught with risk (almost all of these firms have
no profits in the beginning), these companies often double or triple in price
when a breakthrough drug or diagnostic cure is introduced or, better yet,
approved by the regulatory authorities. Take the case of one such stock I
owned last year. The biotech firm Biomira (BIOM) surged from 80 cents to
close to $3 a share almost overnight following a favorable ruling on one of
its drug studies (see Figure 1.2).

Another biotech Canadian firm, DiagnoCure (CUR.TO), specializing in
the development of proprietary diagnostic tools, likewise had a meteoric
rise, soaring from $1 to over $6 a share, when it introduced its proprietary
prostate test kit (as shown in Figure 1.3). At the same time, the Quebec
City–based Canadian firm partnered a deal with San Diego–based Gen-
Probe, which specializes in distribution of medical diagnostic equipment.
Just recently, Gen-Probe has become a darling of Wall Street, making new
highs day after day. Can it be long before little DiagnoCure is likewise dis-
covered?

These companies are examples of what an intelligent investor looks
for in terms of value. Timing is critical if you are to participate in the lion’s
share of the profits available in these and other stocks. But they illustrate
the potential—if you are selective when you buy and sell. At the same time,
remember that despite good intentions, even the best companies often en-
counter roadblocks and obstacles. Rare is the investor who hasn’t been
knocked around and blindsided by an unexpected earnings report. Even
the best companies underperform occasionally. So the road to profitabil-
ity is not always a carefree course. If you concentrate on finding hidden
value, however, you will find that what a company has often prevails in
the end.

Tuesday, September 8, 2009

Thiên Không

Hành Hỏa

Đắc hãm
Miếu vượng ở Dần Mão, Tỵ Ngọ (VVT)

Đặc điểm

Luôn luôn đồng cung với Thiếu Dương, và luôn có đủ Tứ Đức hội chiếu (Thiên Đức, Phúc Đức, Nguyệt Đức tam chiếu, Long Đức xung chiếu) và Đào Hoa, Kiếp Sát tam hợp hoặc đồng cung trong đó Đào Hoa và Kiếp Sát luôn luôn tam hợp với nhau. Ngoài Đào Hoa, Thiên Không còn được Hồng Loan hoặc Thiên Hỉ tam hợp đồng cung hay xung chiếu. Nếu được Thiên Hỉ đồng cung hoặc Hồng Loan đồng cung thì sẽ có đủ bộ Tam Minh Đào Hồng Hỉ, còn nếu không thì sẽ có Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp. Tại Tỵ, Dậu, Sửu và Mão thì còn có thêm Phá Toái. Cụ thể:

Thiên Không tại Dần Thân Tỵ Hợi (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì có đủ bộ tam minh Đào Hồng Hỉ Cô Quả trong đó Thiên Không đồng cung với Hồng Loan với Thiên Hỉ xung chiếu hoặc đồng cung với Thiên Hỉ với Hồng Loan xung chiếu: Mệnh tại vị trí này thì là người sáng suốt, nhạy bén, thông minh (Thiếu Dương) nhưng hiền lành nhân hậu (Hồng Loan hay Thiên Hỉ Thủy khắc Thiên Không Kiếp Sát Hỏa), tình duyên lận đận, có thể có khuynh hướng tu hành (Hồng Loan Cô Quả hay Thiên Hỉ Cô Quả), nếu gặp thêm Phá Toái thì hơi gặp trái ngang, cuộc sống tương đối hanh thông gặp may mắn (Đào Hoa cư Quan). Thiên Không Kiếp Sát tại vị trí này ít tàn phá nhất vì bị Hồng Loan Thiên Hỉ khắc, đồng thời sinh suất cho Cô Thần Thổ

Thiên Không tại Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Dần Thân Tỵ Hợi) thì đồng cung với Đào Hoa và có Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp, không có Cô Quả: tại vị trí này thì là người quá thông minh nhạy bén nên rất đa mưu túc trí (Đào Hoa Mộc sinh cho Thiếu Dương Hỏa) dễ sa tâm làm những chuyện thiếu đạo đức, nếu gặp thêm Phá Toái (tại Mão Dậu) thì cuộc đời càng thêm ngang trái, sự nghiệp dễ đổ vỡ mạnh (Thiên Không được Đào Hoa tăng sức tàn phá. Tại vị trí Tí Ngọ thì cuộc sống nghề nghiệp hanh thông hơn tại Mão Dậu (Hồng Loan cư Quan). Vợ chồng thường xung khắc (Phu Thê có Quả thủ, Cô tam hợp, Hồng hay Hỉ thủ) và có nhiều mối tình trước khi lập gia đình hoặc hai đời

Thiên Không tại Thìn Tuất Sửu Mùi (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì có Đào Hoa đồng cung với Hồng Loan hay Thiên Hỉ tam hợp, không có Cô Quả: Mệnh tại vị trí này thì cũng là người thông minh nhạy bén, được người giúp đỡ trên vấn đề kiếm tiền hoặc gặp may mắn (Tài Đào Hỉ hoặc Đào Hồng), tình duyên thường không trắc trở (Đào Hồng không gặp cô Quả, Phu Thê không có Cô Quả lại có Hồng hay Hỉ tam hợp)

Ý nghĩa
Chủ sự hoang hủy, phá tán (VVT, TTL)
Gian hùng, quỉ quyệt nhưng chẳng làm nên việc gì (TTL)
Hay làm những việc trái ngược với cương thường đạo lý (VVT)
Là hung tinh, quí tinh hoặc quyền tinh không nên gặp chủ khoa trường lận đận, công danh trắc trở (VVT)
Mệnh có Thiên Không tọa thủ thì cuộc đời thành bại đa đoan, tiền tài chỉ có tán không có tụ với kết quả là vạn sự giai không , nếu ly hương thì đỡ xấu (VVT)
Gặp cát tinh thì cũng được phúc nhỏ (VVT)
Mệnh có Thiên Không thủ thì cả đời vướng tai ách về chuyện trai gái, tình cảm:
Thiên Không liệt ư Mệnh viên, chung thân phong hoa ách (1, B64)

Mệnh Không Đào đồng cung: xảo trá, đa mưu túc trí (VVT, TTL) nhưng cơ nghệp dễ đổ vỡ, được gọi là cách bán thiên triết sỉ, chim bay ngang trời bị gãy cánh (VVT)
Thiên Không hội với Đào Hoa,
Cầm, kỳ, thi, họa tài ba tuyệt vời
Cơ mưu quyền biến hơn người
Ngàn năm mệnh bạc một đời tài hoa (AB334)

Mệnh Không Hồng đồng cung: thích ẩn dật tu hành
Nữ Mệnh có Thiên Không thủ mà không có cát tinh hóa giải thì chỉ làm thứ thiếp hoặc tỳ nữ (VVT)

Thiên Không
Mệnh có Thiên Không thì rất thông minh, nhạy bén do có Thiếu Dương đồng cung
Rất tác hại , ở cung nào thì phá hoại cung đó, làm cho thành không (CV)
Cung Mệnh có Tam Không thủ chiếu là cách đổ vỡ hoặc phải lập nghiệp làm nhà ba lần mới được yên thân (VVT)
Lâm hạn mà có Thiên Không thủ thì rất tai hại, bị hao tán tiền của, nghề nghếp bị trục trặc (CV)
Thiên Không tại Tử Tức: có con cũng như không (CV)
Thiên Không tại Tật Ách thì không bệnh tật (CV)
Thiên Không tại Mệnh thì không làm việc nhà, làm việc thiên hạ (CV)
Phu Thê có Thiên Không Địa Kiếp đủ bộ thì sát phu thê (CV)
Không Đào đồng cung tại Mệnh thì rất thông minh, nếu là con gái thì chồng bỏ hoặc bỏ chồng (CV)
Không Đào đồng cung tại Tật: chết bất ngờ (CV)
Không Đào đồng cung tại Tử: con chết bất ngờ (CV)
Không Đào đồng cung tại Phu Thê: vợ hay chồng chết bất ngờ hoặc bỏ nhau (bán thiên triết sĩ) (CV)
Hóa Khoa và Tuần Triệt giải được Thiên Không (CV)

Thiên Không Nam Nữ Mệnh ca
Mệnh có Thiên Không thủ thì có số đi tu, nếu gập Thiên Tướng, Văn Xương thì tính khoa trương, khoáng đạt, còn nếu gặp Tứ Sát (VTL ghi tứ cát) thì được thừa hưởng phúc lộc của tiền nhân lưu truyền:
Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia,
Văn Xương, Thiên Tướng thực kham khoa,
Nhược phùng Tứ Sát (tứ cát, VTL) đồng Thân, Mệnh
Thụ ấm, thừa ân (vinh), phúc khả giai (AB474, QXT)
(QXT ghi Thiên Tướng không sợ Không, Kiếp, Kình, Đà, Thiên Không, chỉ có Tử, Phủ mới sợ tứ sát tinh này)

Thiên Không nhập hạn
Hạn gặp Thiên Không thì điền sản bị phá hoại, tiền bạc không tốt, nhiều thất bại, đề phòng vợ chồng con cái bị hình thương hoặc chết và bản thân cũng vậy:
Không vong (Thiên Không, VTL) nhập hạn phá điền trang
Phu (Thê, QXT, VTL), tử tu phòng hữu tổn thương
Tài bạch bất duy, đa bại thất,
Cánh ưu thọ Mệnh, nhập tuyền hương (AB475, QXT)


TVT cho rằng Mệnh có Lộc Tồn tọa thủ, cung Thân có Thiên Không hoặc Địa Không tọa thủ tất đời chỉ phong lưu hoặc đủ ăn chứ không thể giàu có được. Cần coi lại câu phú này:
Mệnh phùng Lộc, cư Không Thân xứ, mãn kiếp tao phùng thiểu khiếm (21)

Mệnh an tại Tí Ngọ Mão Dậu có Thiên Không gặp Hỏa Linh hội họp thì là người anh hùng gan góc trầm tĩnh, tuy công danh lên như diều gặp gió nhưng thường bị gãy cánh, đổ vỡ lưng chừng
Thiên Không phùng Hỏa Linh do như bán thiên triết triệu (2)

TVT cho rằng Mệnh có Thiên Không Hóa Kỵ là người hay nghi ngờ vợ hiền
Vân đầu khởi chướng gia Thiên không, so tuế hu tu hiền phu (39)

Quan Lộc rất kỵ gặp Thiên Không Hóa Kỵ, nếu gặp Nhật Nguyệt hãm địa tọa thủ thì lại thành sáng sủa tốt đẹp nhưng về già mới thành đạt. TVT giải rằng Quan Lộc rất kỵ gặp Thiên Không Hóa Kỵ, nếu an tại Thìn Tuất Sửu Mùi gặp Nhật Nguyệt hãm địa tọa thủ thì lại thành sáng sủa tốt đẹp nhưng về già mới thành đạt:
Thiên Không Hóa Kỵ tối kỵ Quan cung, nhi phùng Âm Dương phản bối (hãm địa) công danh vãn tuế tất thành (7)

Hạng Võ là bậc anh hùng nhưng gặp hạn có Thiên Không thủ thì thì sự nghiệp tan vỡ, bị mất nước:
Hạng Võ anh hùng, hạn ngộ Thiên Không nhi táng quốc (5)
Hạng Võ anh hùng, ngộ Thiên Không táng quốc, Thạch Sùng hào phú, phùng Địa Kiếp vong gia (VVT)

Nguyễn Tịch lâm vào cảnh nghèo đói do hạn gặp Thiên Không Địa Kiếp:
Vận ngộ Thiên Không Địa Kiếp Nguyễn Tịch hữu bần hàn chi khổ (7)

Cung Huynh Đệ Thiên Không Địa Kiếp, Tiếng viên tỳ thu xếp cùng ai (B105)

Sự mù mờ về các câu phú liên quan đến chữ Không:
Tuần: được gọi là Tuần Không trung vong
Triệt: được gọi là Triệt lộ Không vong
Thiên Không còn có tên là Không Vong chi thần
Địa Không: tử vi theo Nam Phái đã sử dụng sao Thiên Không của Bắc Phái với tên Địa Không và đã an thêm sao Thiên Không đồng cung với Thiếu Dương nghĩa là Địa Không của Nam Phái chính là Thiên Không của Bắc Phái, Bắc phái không có sao Thiên Không đồng cung với Thiếu Dương. Tam Không thiết tưởng nên cho là Tuần, Triệt, Địa Không theo Bắc Phái hoặc là Tuần Triệt Thiên Không theo Nam Phái và bộ Địa Không Địa Kiếp của Bắc Phái chính là bộ Thiên Không Địa Kiếp của Nam Phái

THIÊN KHÔNG VỚI PHỤ TINH
TVT cho rằng Mệnh VCD gặp Thiên Không tọa thủ hay xung chiếu nếu không có nhiều Quí Tinh hội họp thì phải này đây mai đó nếu không thì phải mang bệnh tật nghèo khổ:
Kim ly phùng Không bất phiêu lưu tắc đa tật khó (4)

Mệnh Không (Tuần Triệt) gặp hạn Không nếu không có cát tinh thì công danh trắc trở. TVT giải rằng Mệnh Thiên Không hạn Địa Không hoặc Mệnh Địa Không hạn Thiên Không nếu không có cát tinh thì công danh trắc trở
Mệnh Không hạn Không vô cát tấu, công danh tằng trừng (3)

Khôi Việt một sao thủ, một chiếu lại gặp Hóa Khoa và không bị Tuần Triệt án ngữ hoặc Thiên Không, Địa Không thì chỉ một lần đi thi đã công thành danh toại:
Tọa Quí Huớng Quí chẳng phùng Không xứ, gặp Khoa thời nhất cử thành danh (4)

Mệnh VCD lại được Tam Không thủ chiếu thì phú quí. Theo QXT thì Tam Không là Thiên Không, Địa Không và Tuần Không:
Xét xem phú quí mấy người,
Mệnh VCD trong ngoài Tam Không (QXT)
Mệnh VCD như ai,
Giầu sang vì gặp trong ngoài Tam Không (B104)
Danh lưỡng diệu (Âm Dương) huy quang sớm có,
Số Tam Không độc thủ sang giầu (B114)

Mệnh gặp sao Không, không có cát tinh hội họp mà lại gặp hung tinh thì công danh trắc trở:
Những người Mệnh lý phùng Không, Cát vô, hung hữu, công danh chớ màng

Thiên Phủ gặp Tuần, Triệt, Địa Không, Thiên Không thì tiền tài bị suy kém, không giữ được tổ nghiệp:
Phủ (Thiên Phủ) phùng Không xứ tài suy, Thủy chung (chung thân) nan bảo tư cơ lưu truyền
Hoặc là Thiên Phủ phùng Không, Tư cơ số ấy thủy chung khó toàn (B103)

Quí tinh (Khôi Việt) gặp Tam Không thì không còn quí hiển:
Khốc Hư hạn ấy đừng bàn (Hạn gặp Khốc Hư thì xấu),
Quí không nên Quí vì đoàn Tam không (B103)

Mệnh Vô chính diệu Tam Không,
Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công khanh

Tử Tức không có chính diệu đắc Tam Không, có cát diệu thủ lại có sao Dưỡng thì có con nuôi:
Tam Không chiếu nội tao cát diệu, Lại Dưỡng tinh có đạo con nuôi (B42)
Tam Không gia nội tao cát diệu, Ngộ Dưỡng tinh cũng nẻo con nuôi (QXT)

Đồng Riêu ý ngoại chẳng bàn, Tứ Không ngộ Mã nhiều đoàn bướm ong (B45)
Cơ Riêu ấy ngoại tình bàn, Tử, Không ngộ Mã lắm đành bướm ong (QXT, lấy vợ giang hồ)
(lại có Thiên Đồng Thiên Riêu thì ngoại tinh. Bốn sao Không gặp Mã thì lẳng lơ ong bướm) (B45). Chú ý Thiên Không không bao giờ gặp Mã cả trừ vị trí nhị hợp: Hồng Loan Dần Thân (tuổi Sửu Mùi) có Mã nhị hợp

Tử Tức có Thiên Mã gặp sao Không lại thêm Tả Hữu thì sinh đôi:
Lo về Thiên Mã phùng Không, Gặp sao Phụ Bật một vùng sanh đôi
Ngại hiềm Mã ngộ Không vong, Gặp sao Tả Hữu hạn phùng cả đôi

Mệnh có Mã không gặp Không thì là người hiền hậu con nhà gia giáo:
Mã chẳng gặp với Không ở đó, Người từ nhân nhà họ lương gia (B45)
Mã chẳng gặp Tử Không ở đó, Thời con nhà vọng tộc lương gia (QXT, cung Phối)

Hạn gặp Thiên Mã gặp Không thì nhiều lo âu, hạn gặp Tả Hữu thì nhiều công việc:
Lo âu ấy Mã Không quản vận, Nhiều việc thì Tả Hữu lưu niên (B110)

Việt, Đà tiếng nói khoan thai,
Đồng, Không, Hư, Nhận (Kình Dương) lắm lời thị phi

Tang, Không, Khốc, dị sinh hoán cải,
Để di truyền vạn đại về sau (QXT, cung Phối)

Thiên Cơ hãm địa ở phương nào thì ở phương ấy có yêu quái Mộc tinh. QXT ghi rằng Điền có Cơ ngộ Hỏa thì nhà bị cháy, có Không, Kiếp Mộc Dục ngộ Cơ thì có ma Mộc:
Thiên Cơ ngộ hãm chẳng hay, Ở phương địa này hiện quái Mộc tinh
Thiên Cơ ngộ Hỏa chẳng hay, Phùng Không, Kiếp Mộc nở đầy quải lưu (QXT)

Cơ, Lương, Sát, Phá gặp Không thì nên đi tu thì cuộc đời mới tránh được lo lắng:
Cơ, Lương, Sát, Phá ngộ Không (Không Vong), Dấn thân cửa Phật khỏi vòng ưu tư (HC)

Cung Quan gặp Tham Vũ miếu vượng thì bôn ba lên rừng xuống bể. QXT cho rằng Quan Vũ, Tham gặp Tuần, Triệt, Địa Không thì đi làm xa hoặc nay đây mai đó:
Quan cung Tham Vũ cùng xâm, Đường mây thuở ấy hải lâm bôn trì (NMB, VT)
Quan, Không, trùng kiến Vũ, Tham, Đường mây thuở ấy đã cam bôn trì (QXT)

Phu có Phá phùng Không thì lấy chồng ba lần mới thành:
Không (sao Không) phùng Phá tú (Phá Quân) Phối hào (cung Phối), Vợ chồng trắc trở ba tao mới thành (NMB, VT)
Không ngộ Phá, Tú Thê hào, Vợ chồng cách trở ba tao mới thành (QXT)


Khốc Hư hãm thì không nói đến, Khôi Việt gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không thì không làm nên được:
Khốc Hư ngộ hạn mạc đàm, Hạn phùng Không Kiếp ai làm cho nên (QXT)
Khốc Hư ngộ hãm mạc đàm, Quí phùng Không xứ ai làm cho nên
Khốc Hư Tí Ngọ mạc đàm, Quí phùng Không xứ ai làm cho nên (VT)

Thái Dương gặp Không thì mắt to mắt nhỏ:
Mắt to mắt nhỏ ấy là, Nhật phùng Không hãy đoán ra rõ mười

Sửu Mùi Nhật Nguyệt xem qua, Đối cung có mệnh ắt là rạng danh,
Cùng cư Mùi, Sửu cho minh, Tam phương vô cát khó thành được công,
Bấy giờ cần gặp Tuần Không, Ân Quang Thiên Quí Khúc Xương chiếu miền,
Cũng là văn cách thánh hiền, Khác nào Nhật Nguyệt cát tinh hợp cùng (HC)

Thìn Tuất Tướng ngộ Thiên Không, Cát tinh gia hội uy trong quyền ngoài (HC)

Như sinh xứ ngộ Địa Không, Ấy người yểu triết khoảng chừng trung niên
Vì an Mệnh tại Hợi viên, Tí thời sinh giả khôn yên được mình
Tỵ an Mệnh, Ngọ thời sinh (Mệnh an tại Tỵ, sinh giờ Ngọ), Phùng Không ấy, hẳn bỏ mình thiếu niên
Mệnh, Thân ngộ Kiếp chẳng yên, Bại tài, gia Sát Kỵ phùng càng hung
Ai bằng Hạng Vũ anh hùng, Đại tiểu hạn gặp Địa Không bỏ mình


TMT

Monday, September 7, 2009

Những sai lệch, khiếm khuyết của báo cáo tài chính Việt Nam

(ĐTCK) Từ năm 2001 đến cuối năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành gần 30 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các thông tư hướng dẫn. Các VAS được dịch từ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), nhưng có sự sửa đổi, bổ sung, cắt bớt nên đôi khi nó làm mất đi tính nhất quán của toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, một vài hướng dẫn chuẩn mực cũng như chế độ kế toán hiện hành mâu thuẫn với một số VAS. Hơn nữa, hoạt động tập huấn, đào tạo các VAS mới còn hạn chế nên báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của NĐT và nhà quản lý. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin trình bày một số sai lệch và khiếm khuyết thường thấy (do chế độ kế toán hoặc do thực tế) và cách khắc phục.

Tổng quan sự khác nhau

IAS đưa ra chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải có trong các BCTC, nhưng không đưa ra những biểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả các công ty phải tuân theo, bởi các công ty có quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau. Chế độ kế toán Việt Nam không những đưa ra một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, bắt buộc, mà còn đưa ra các biểu mẫu BCTC thống nhất, bắt buộc cho tất cả các DN áp dụng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Thứ nhất, lãi từ hoạt động kinh doanh không đúng. Lãi từ hoạt động kinh doanh của một công ty là nguồn lãi quan trọng nhất và ổn định nhất. Còn lãi từ hoạt động tài chính hay các hoạt động khác, về nguyên tắc thường không ổn định và khó dự đoán. Vì vậy, trong chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế, lãi kinh doanh là các khoản lãi/lỗ từ hoạt động kinh doanh thông thường của DN, không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính (chi phí lãi vay). Tuy nhiên, theo VAS 21 thì "Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh" bao gồm cả lợi nhuận và chi phí tài chính. Điều này khiến NĐT dễ nhầm lẫn rằng, lãi kinh doanh của công ty trong năm tới nếu không có gì đặc biệt nó sẽ ở mức tương tự. Ngoài ra, từ "thuần" cũng nên bỏ, vì "lãi thuần" thường đã trừ thuế.

Thứ hai, lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS) chưa tính đúng. Theo VAS 30, Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản được tính bằng cách chia tổng lãi/lỗ thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. Đối với tử số, VAS 30 không đề cập đến việc điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho HĐQT, đặc biệt là quỹ khen thưởng, phúc lợi dành cho nhân viên. Những khoản này, theo IAS, được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Thông thường, sau một năm hoạt động có lãi, các công ty dành khoảng 5 - 15% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Đối với mẫu số, theo quy định của Việt Nam, khi những sự kiện chia tách cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu thì cổ phiếu lại được tính từ ngày đầu tiên trong kỳ.

Thứ ba, EPS không điều chỉnh hồi tố hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Thông tư 21 quy định, trong trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu mà không có bất cứ sự tăng, giảm về dòng tiền hay tài sản và nguồn vốn của công ty, thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng mặc dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Thực tế, trong BCTC của các công ty niêm yết, hầu hết đều chưa thực hiện việc điều chỉnh này, làm các NĐT rất khó khăn để có được thông tin chính xác về EPS. Trường hợp phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường, EPS cũng cần phải được điều chỉnh lại, do ở đây đã bao gồm yếu tố thưởng. Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm, NĐT nên so sánh EPS đã điều chỉnh, chứ không so sánh EPS gốc. Ngoài ra, mặc dù Thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng bản chất của việc này giống như thưởng cổ phiếu, điều này được ghi rất rõ trong IAS 33. Chế độ kế toán Việt Nam nên bổ sung vấn đề này.

Thứ tư, không trình bày EPS pha loãng (diluted EPS). Các công ty có thể phát hành những cổ phiếu tiềm năng như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các quyền mua mà nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Khi đó, EPS của công ty sẽ thay đổi rất lớn do công ty tăng một lượng lớn cổ phiếu phổ thông nhưng không có thêm dòng tiền vào. Trong những hợp như vậy, nếu NĐT dùng EPS cơ bản để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến những sai lầm. Bởi vậy, IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng, nhưng chế độ kế toán Việt Nam không quy định vấn đề này.

Bảng cân đối kế toán

Thứ nhất, vốn chủ sở hữu gồm cả những khoản không thuộc chủ sở hữu. Một số khoản phải trả thưởng cho nhân viên, cho HĐQT như các quỹ khen thưởng phúc lợi, thực chất là các khoản phải trả, chứ không thuộc vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn được báo cáo trong mục vốn chủ sở hữu. Nó cần phải được loại ra khỏi vốn chủ sở hữu và đối xử như các khoản chi phí phải trả.

Thứ hai, các khoản cổ tức phải trả nên được ghi giảm "Lãi chưa phân phối". Đa phần các công ty đều chia cổ tức lần cuối hoặc duy nhất sau kỳ họp ĐHCĐ vào cuối quý I, đầu quý II năm tiếp theo. Nhưng khi lập BCTC năm, các công ty đã có kế hoạch chia cổ tức. Xét về bản chất, các khoản vốn chủ sở hữu là những khoản công ty được sử dụng lâu dài mà không phải lo trả nợ. Khoản cổ tức này cho dù chưa có quyết định chính thức, mới chỉ có đề nghị từ HĐQT hay sự ước tính của ban lãnh đạo công ty thì các công ty cũng nên ghi nhận đó là một khoản cổ tức phải trả và ghi giảm phần vốn "Lãi chưa phân phối". Làm được điều đó sẽ giúp bảng cân đối kế toán phản ánh chính xác hơn tình tình tài chính, vốn chủ sở hữu của công ty.

Thứ ba, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn dưới 20% vốn vào một công ty nên được báo cáo theo giá hợp lý có thể thực hiện được (giá thị trường) giống như IAS hơn là báo cáo theo giá vốn như VAS hiện nay (mặc dù có sự điều chỉnh nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá vốn). Hiện nay, do giá chứng khoán trên thị trường xuống ở mức thấp, NĐT nên xem phần thuyết minh BCTC liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, xem xét việc công ty có lập dự phòng đúng và trung thực theo quy định hay không. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh nếu công ty có khoản đầu tư tài chính lớn.

Thứ tư, các khoản phải thu, phải trả thương mại không nên bao gồm cả các khoản phải thu, phải trả cho các hoạt động đầu tư tài sản dài hạn (xem phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

Thứ năm, giá trị của hàng tồn kho có thể không phải là giá trị hợp lý có thể thực hiện được, do: 1) không được lập dự phòng một cách nghiêm túc theo giá trị thuần có thể thực hiện được, nhất là với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều loại hàng hóa giảm giá mạnh, mà vẫn khó bán; 2) chưa tính theo mức độ hoạt động bình thường của DN. Hầu hết các DN vẫn tính giá thành theo phương pháp thực tế, phân bổ chi phí sản xuất chung cho thành phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Việc phân bổ này có thể làm cho giá thành hàng tồn kho biến động lớn giữa các kỳ, không phản ánh đúng giá thành của hàng tồn kho. Theo IAS 2 và VAS 2 về "Hàng tồn kho", các DN cần dùng phương pháp giá thành bình thường. Các chi phí được tính và phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường của DN (mức bình quân gia quyền của cả năm), như vậy giá thành sẽ đúng, ổn định hơn và có ý nghĩa hơn cho việc định giá bán.

Thứ sáu, tài sản dài hạn không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật. Ví dụ, nếu một tài sản cố định bị hư hỏng hay bị lạc hậu về kỹ thuật không sử dụng được nữa hay bị giảm giá trị, thì theo IAS, công ty phải ghi nhận khoản lỗ này ngay tại kỳ phát hiện ra việc này.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT)

Với quy định hiện nay, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bao gồm cả dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Xét công ty A năm 2008 có lãi thuần sau thuế 30 tỷ đồng, chi phí khấu hao 5 tỷ đồng, số dư các tài khoản tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả không đổi giữa đầu năm và cuối năm, ngoại trừ khoản phải trả cho các nhà cung cấp về một công trình xây dựng là 40 tỷ đồng. Theo IAS 7 và/hoặc VAS 24 và Thông tư 105/2003/TT-BTC về hướng dẫn báo cáo LCTT, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp (được sử dụng rộng rãi nhất bởi các DN) sẽ như sau: lãi thuần sau thuế 30 tỷ đồng; cộng (+) chi phí khấu hao 5 tỷ đồng; trừ (-) tăng trong phải trả thương mại 0 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 35 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có lẽ vì cách hướng dẫn tài khoản phải trả người bán bao gồm cả phải trả cho các nhà cung cấp tài sản dài hạn, vì vậy nhiều công ty đã không tách phần phải trả cho việc mua tài sản cố định ra khỏi khoản phải trả thương mại nên họ đã lập báo cáo LCTT như sau: lãi thuần sau thuế 30 tỷ đồng; cộng (+) khấu hao 5 tỷ đồng; trừ (-) tăng trong khoản phải trả 40 tỷ đồng; dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm (-) 5 tỷ đồng.

Như vậy, theo cách 2 mà rất nhiều DN đang thực hiện, khoản phải trả để xây dựng tài sản cố định (thuộc hoạt động đầu tư) lại được ghi lẫn vào hoạt động kinh doanh. Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn đúng ý nghĩa. Theo bản chất của giao dịch trên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty cho năm 2008 sẽ là 35 tỷ đồng. Nếu công ty hoạt động bình thường, các NĐT sẽ dự đoán là hàng năm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ dư ra khoảng 35 tỷ đồng để có thể tài trợ cho các hoạt động khác mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Tuy vậy, nếu nhìn vào báo cáo theo cách thứ 2, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 là âm 5 tỷ đồng. Điều này có thể làm cho NĐT nghĩ rằng, các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty thu không đủ bù chi; chất lượng khoản lãi 30 tỷ đồng của công ty cũng như tình hình tài chính của công ty có vấn đề, không bình thường; nếu tiếp tục như vậy, công ty có thể sẽ gặp nguy hiểm… Thực tế, trong BCTC của các công ty có đầu tư mua sắm tài sản cố định nhiều mà chưa trả tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bị âm rất lớn. Chính vì vậy, khi trình bày báo cáo LCTT, tài khoản phải trả người bán và phải thu khách hàng không nên bao gồm những khoản phải thu và phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm tài sản dài hạn. Nó chỉ bao gồm các khoản phải thu và phải trả thương mại mà thôi.

Trần Xuân Nam, Maastricht MBA, Phó giám đốc Câu lạc bộ CFO Việt Nam